Đề ôn kiểm tra giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 2

pdf 9 trang thungat 14690
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_kiem_tra_giua_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_de_2.pdf

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Đề 2

  1. TRANG MỤC LỤC BÀI TẬP ĐÁP ÁN 10 ĐỀ ÔN GIỮA KÌ I ĐỀ 1 5 134 ĐỀ 2 9 136 ĐỀ 3 13 139 ĐỀ 4 18 142 ĐỀ 5 22 144 ĐỀ 6 26 146 ĐỀ 7 30 148 ĐỀ 8 34 150 ĐỀ 9 38 151 ĐỀ 10 42 154 20 ĐỀ ÔN CUỐI KÌ I ĐỀ 1 47 158 ĐỀ 2 52 161 ĐỀ 3 55 164 ĐỀ 4 59 167 ĐỀ 5 63 170 ĐỀ 6 67 172 ĐỀ 7 71 175 ĐỀ 8 75 180 ĐỀ 9 79 181 ĐỀ 10 83 185 ĐỀ 11 89 186 ĐỀ 12 92 189 ĐỀ 13 96 193 ĐỀ 14 101 197 ĐỀ 15 106 200 ĐỀ 16 110 205 ĐỀ 17 116 208 ĐỀ 18 120 211 ĐỀ 19 125 215 ĐỀ 20 130 220 Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thƣ viện Tiểu học –Ƣơm mầm tƣơng lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi bên dưới: HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG TRƢỚC Bét-tô-ven (1770 – 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn. Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét- tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi : – Con thấy âm thanh lan xa tới đâu ? – Con không thấy ạ ! – Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan toả tới đâu. Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dưòng như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hoà với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu : – Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ: Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên. Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ: đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới. Theo Uyên Khuê * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập: 1. Cậu bé Bét-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện nhƣ thế nào mới thành tài ? a. Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào. b. Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ. c. Đàn đến mức ngất xỉu. d. Bỏ tất cả các trò chơi yêu thích để tập đàn
  3. 2. Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên? a. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình. b. Vì thầy giáo muốn cậu xác định được có thật sự yêu âm nhạc hay không. c. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận. d. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan toả của âm thanh. 3. Nội dung câu chuyện này là gì ? a. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện, hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài. b. Ca ngợi thầy trò Bét-tô-ven đã kiên trì tập luyện đàn. c. Khuyên nhủ con người phải biết ơn người đã dạy đàn cho mình. d. Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét-tô-ven biết lắng nghe âm thanh. 4. Đọc đoạn văn sau, viết lại các câu kể Ai làm gì ? Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc. Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông. Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ngay. 5. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai làm gì ? a. Cậu bé Bét-tô-ven b. Thầy giáo của cậu 6. Chia các từ phức dƣới đây thành hai nhóm từ ghép và từ láy: Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt,vui lòng, vui miệng, vui vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng,vui tai, vui tính, vui tươi; đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp trời, đẹp đôi. Từ ghép Từ láy
  4. 7. Tìm 3 danh từ chung và đặt câu với một trong ba danh từ em vừa tìm đƣợc: 8. Gạch dƣới từ dùng sai trong các câu sau a. Lan rất tự trọng khi phát biểu trước lớp. b. Người Việt Nam có lòng tự nguyện rất cao c. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông. 9. Tìm danh từ, động từ trong câu “Ngày mai là khai giảng, Lan Anh đã chuẩn bị sách vở đầy đủ”. - Danh từ: - Động từ: 10. a.Tìm ít nhất 3 từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: b. Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được? B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): nghe – viết HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG TRƢỚC Từ Bét-tô-ven (1770 – 1825) là nhạc sĩ thiên tài chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc.
  5. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng người thân đó. Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thƣ viện Tiểu học –Ƣơm mầm tƣơng lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102
  6. 20 ĐỀ CUỐI KÌ I ĐỀ 14 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm): Mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 75- 80 tiếng, một trong các bài sau: Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1. Trang 104 Bài "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi Sách TV4, tập 1B. Trang 24 Bài "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1. Trang 129 Bài Chú đất Nung Sách TV4, tập 1. Trang 134 Bài cánh diều tuổi thơ Sách TV4, tập 1. Trang 146 II. Đọc hiểu (7 điểm): NHỮNG CÁNH BUỒM Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phất phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Theo BĂNG SƠN. * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập: Câu 1: Suốt 4 mùa, dòng sông có đặc điểm gì? ( 0.5 đ) a) Bãi cát non nổi lên.
  7. b ) Nước sông đầy ắp. c) Những con lũ dâng đầy. d) Dòng sông đỏ lựng phù sa. Câu 2: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? ( 0.5 đ) a) Màu nắng của những ngày đẹp trời. b) Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng. c) Màu áo của những người thân trong gia đình. d) Màu áo của những người lao động. Câu 3: Cách so sánh trên( nêu ở câu 2) có gì hay? ( 0.5 đ) a) Miêu tả được chính xác màu sắc tươi đẹp của những cánh buồm. b) Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương. c) Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động. d) Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm Câu 4: Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? ) ( 0.5 đ) a) Những cánh buồm đi như rong chơi. b) Những cánh buồm cần cù lao động. c) Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. d) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. Câu 5. Tìm và viết đúng chính tả: (2đ) a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh) . - 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang) b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán) - 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương) . Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp( 1đ) Người ta ai cũng phải có Những sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn. (Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp) Câu 7. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau( 1đ) a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy
  8. b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây:( 1đ) a.Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió. . b.Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. c.Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên. d.Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy. . Câu 9: Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng: Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước. Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba , sẽ ước gì? Em trả lời những điều ước của mình. Câu 10: Nêu quy tắc viết tên ngƣời, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ. . . B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại bài Chiếc xe đạp của chú Tư ( SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 177)
  9. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả loại cây ăn trái. Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thƣ viện Tiểu học –Ƣơm mầm tƣơng lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102