Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 11
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.doc
Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 11
- ĐỀ SỐ 11 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016- 2017 Môn: Ngữ văn 9 I . Phần 1: Trắc nghiệm: Số câu: 06 câu. Số điểm: 03 điểm. Nhận biết (2 điểm), thông hiểu (1 điểm). Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng. “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.’’ (Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn trích trên được viết treo phương thức biểu đạt chính là: A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Thuyết minh. Đáp án B Câu 2. Nội dung của đoạn trích trên là gì? A. Giới thiệu công việc của ba cô gái trong tổ phá bom. B. Miêu tả cảnh phá bom. C. Miêu tả nỗi vất vả của tổ phá bom. D. Tả cảnh phá bom và tâm trạng của nhân vật "tôi" khi phá bom. Đáp án D Câu 3. Đoạn trích trên được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể ? A. Kể ở ngôi thứ nhất, chị Thao là người kể chuyện. B. Kể ở ngôi thứ nhất, Phương Định là người kể chuyện. C. Kể ở ngôi thứ nhất, Nho là người kể chuyện. D. Kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình. Đáp án B Câu 4: Ngôi kể của đoạn trích trên giống ngôi kể của những văn bản nào sau đây? A. Chiếc lược ngà. B. Cố hương. C. Lặng lẽ Sa Pa. D. Làng.
- Đáp án A, B Câu 5. Câu văn: "Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt". Từ in đậm thuộc thành phần gì của câu? A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần cảm thán. C . Thành phần tình thái. D. Thành phần phụ chú. Đáp án C Câu 6. Phẩm chất của nhân vật "tôi" trong đoạn văn trên là: A. Hồn nhiên mơ mộng và có tình đồng chí đồng đội . B. Bình tĩnh tự tin. C. Dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc . D. Thông minh và thích khám phá. Đáp án B, C II. Phần 2: Tự luận Số câu: 04 câu Số điểm: 07 điểm. Câu 1: (1 điểm). Nhận biết. Truyện "Những ngôi sao xa xôi" được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hãy kể tên hai văn bản đã học trong chương trình lớp 9 cùng viết về hoàn cảnh ấy? Ghi rõ tên tác giả và năm sáng tác ? ĐÁP ÁN: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" được sáng tác năm 1971 trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đang 0,5 Câu 1 diễn ra gay go ác liệt, trên con đường chiến lược Trường điểm (1 điểm) Sơn, máy bay Mỹ ngày đêm ném bom. Bằng sức mạnh của lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu các đơn vị TNXP đã giữ vững tuyến đường Trường Sơn. Hai văn bản lớp 9 viết về hoàn cảnh kháng chiến chống Mỹ là "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của 0,5 Phạm Tiến Duật (1969) và truyện ngắn " Chiếc lược ngà điểm " của Nguyễn Quang Sáng (1966). Câu 2: (1 điểm). Nhận biết, thông hiểu. Liệt kê những câu trần thuật ngắn có trong đoạn trích trên, và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng ? ĐÁP ÁN: Yêu cầu Học sinh liệt kê đúng một số câu trần thuật ngắn có trong đoạn trích trên ( ít nhất có 5 câu )ví dụ: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Tôi Câu 2 đến gần quả bom. Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả 0,5 (1 điểm) bom. Đất rắn. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng điểm lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt
- trời nung nóng Tác dụng của câu trần thuật ngắn làm cho nhịp văn 0,5 trở nên nhanh hơn, diễn tả không khí căng thẳng ngột ngạt điểm trên cao điểm sau mỗi trận bom và cảm giác hồi hộp của Phương Định khi chuẩn bị phá bom. Câu 3: (1,5 điểm) : Thông hiểu Điều gì khiến nhân vật "tôi" đến gần quả bom mà lại không sợ nữa? Việc chọn nhân vật "tôi" là người kể chuyện đã mang lại hiệu quả nghệ thuật gì cho văn bản ? ĐÁP ÁN: - Điều khiến nhân vật "tôi" đến gần quả bom mà lại không sợ nữa là vì nhân vật "tôi" cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo mình, đó là sức mạnh của 0,75 tình đồng đội. Nhân vật tôi còn có lòng dũng cảm, tự Câu 3: điểm trọng can đảm vượt lên sự lo âu sợ hãi khi đang đối mặt (1,5 với cái chết. điểm) - Việc chọn nhân vật "tôi" là người kể chuyện đã mang lại hiệu quả nghệ thuật cho văn bản là chọn ngôi kể 0,75 như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm: nhân vật chính điểm là người trong cuộc tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, thể hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật, chuyện sẽ chân thật hơn, cụ thể và sinh động hơn, tạo cho người đọc cảm giác tin vào câu chuyện. . Câu 4: (3,5 điểm). Vận dụng (2,5 điểm), vận dụng cao (1 điểm) Viết đoạn văn ( khoảng 12 câu) theo phép lập luận tổng – phân – hợp, phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong đoạn trích. Trong đoạn văn có một câu ghép chính phụ và một phép thế (hãy gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu ghép chính phụ) ĐÁP ÁN: * Yêu cầu về hình thức: 1,5 +Đúng đoạn văn T- P- H có câu chủ đề mở đầu và cuối điểm Câu 4: đoạn văn (0,5đ) (3,5 + Độ dài từ 10 - 12 câu điểm) (0,5đ) 2 điểm + Sử dụng câu ghép chính phụ, phép thế có chú thích (0,5
- (0,5đ) điểm) * Yêu cầu về nội dung: + Tập trung phân tích tâm lý nhân vật Phương Định khi phá bom: Đây là công việc quen thuộc hàng ngày đối với (0,5 cô "mỗi ngày phá từ ba đến năm quả bom" nhưng mỗi điểm) lần phá bom vẫn là một thử thách thần kinh đối với cô. + Khung cảnh vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung không khí căng thẳng đang tác động đến từng cảm (0,5 giác. Cô cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi theo điểm) từng cử chỉ và động tác của mình. Lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi lòng tự trọng và sự yên tâm. + Khi đến gần quả bom, cận kề với cái chết im lìm bất (0,5 ngờ, cảm giác của cô trở nên sắc nhọn hơn tiếng động sắc điểm) đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm Những cảm giác đó được miêu tả rất chân thực, Phương Định và các cô thanh niên xung phong hàng ngày phải đối mặt với công việc nguy hiểm như vậy nhưng họ vẫn làm tốt công việc của mình, sãn sàng chấp nhận mọi thử thách, hoàn thành nhiêm vụ của người chiến sỹ. HẾT