Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 13

docx 3 trang thungat 2410
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.docx

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 13

  1. ĐỀ SỐ 13 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 9 I.TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho ở bên dưới. “ Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bánh bích quy ngon lành: “Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ” rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa ” Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. (mỗi câu 0,5 đ) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A- Làng. C- Những ngôi sao xa xôi. B- Bến quê. D- Tôi và chúng ta. Đáp án: C Câu 2: Văn bản có đoạn trích trên là sáng tác của tác giả nào sau đây? A- Nguyễn Minh Châu. C- Nguyễn Thành Long B- Lê Minh Khuê. D- Nguyễn Quang Sáng. Đáp án: B Câu 3: Văn bản trên được viết vào thời kì nào sau đây? A- Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B- Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. C- Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. D- Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Đáp án: C Câu 4: Đoạn văn trên được kể lại từ nhân vật nào? A- Vô nhân xưng. C- Chị Thao. B- Tôi. . D- Chị Nho. Đáp án: B *THÔNG HIỂU: (1,0 điểm ) – Gồm 2 câu: Câu 5: Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung? A-Chân thực, đi sâu vào tâm tư nhân vật tôi, thuyết phục người đọc. B-Bao quát được các đối tượng. C-Tạo ra cái nhìn nhiều chiều. D-Giữ được thái độ một cách khách quan. Đáp án: A Câu 6: Từ “Tất cả” trong câu văn “Tất cả, cứ như lên cơn sốt” có vai trò gì? 1
  2. A-Khởi ngữ đầu câu B-Từ kết nối câu với câu trước nó. C-Thành phần chủ ngữ của câu. D-Thành phần phụ chú chỉ xuất xứ của lời nói. Đáp án: A II. TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Dưới đây là một đoạn văn trích trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê. “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. ” (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014) * NHẬN BIẾT: (1,0 điểm ) Câu 1: Nhân vật tôi trong đoạn trích trên là ai ? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang chuẩn bị làm công việc gì ? ĐÁP ÁN: * HS nêu được: - Nhân vật tôi trong đoạn trích là Phương Định. 0,25 Câu1 - Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật Phương Định 0,75 (1điểm) đang chuẩn bị phá bom. * NHẬN BIẾT-THÔNG HIỂU: (1,0 điểm) Câu 2: Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê ? ĐÁP ÁN: - Truyện kể theo ngôi thứ nhất. 0,5 C©u 2 - Tác dụng ngôi kể: (1điểm) + Tạo điều kiện thuận lợi để miêu tả thế giới nội tâm của 0,25 nhân vật một cách chân thực và sinh động. + Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến 0,25 đấu. Dễ dàng điều chỉnh nhịp kể. * THÔNG HIỂU: (1,5 điểm) Câu 3: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có sự đan xen giữa không gian bình yên và không gian chiến tranh. Điều đó thể hiện trong tác phẩm như thế nào, việc đan xen như thế diễn tả điều gì? ĐÁP ÁN: 2
  3. - Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có không gian của chiến tranh đó là sự phá hủy khiến đất lở loét, là không khí bàng hoàng của những trận bom nổ Bên cạnh đó còn có không gian của sự bình yên đó là cuộc sống của cô gái trong cái hang đá, là hồi tưởng của Phương Định về thành phố những ngày hòa bình. (0,75 điểm) - Sự đan xen đó giúp ta hiểu chiến tranh tuy khốc liệt nhưng nó không đủ sức hủy diệt tất cả, đặc biệt không thể hủy diệt những mộng mơ, những khát khao trong lòng những người lính trẻ. (0,75 điểm) * VẬN DỤNG + VẬN DỤNG CAO: (3,5 điểm ) Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất anh hùng của nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn có dùng phép nối và câu hỏi tu từ. (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu hỏi tu từ). ĐÁP ÁN: *VẬN DỤNG :(2,5 điểm) Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau: * Về hình thức:(1,0 điểm) - Trình bày đúng đoạn văn quy nạp (đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, viết chính xác vị trí và nội dung câu chủ đề). (0,5 điểm) - Đủ số câu. (0,25 điểm) - Chỉ ra và gạch chân từ ngữ dùng làm phép nối và câu hỏi tu từ. (0,25 điểm) * Về nội dung:(1,5 điểm) - Khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để làm rõ những phẩm chất anh hùng của nhân vật Phương Định: + Có tinh thần trách nhiệm với công việc: cô nhận nhiệm vụ phá bom đầy nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác và thuần thục.(0,75 điểm) + Dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng. Tâm lí nhân vật được miêu tả cụ thể, tinh tế trong một lần phá bom (0,75 điểm) *VẬN DỤNG CAO:(1,0 điểm) - Có sử dụng phép nối, gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép nối.(0,5 điểm) - Sử dụng câu hỏi tu từ, gạch chân chính xác câu hỏi tu từ.(0,5 điểm) 3