Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 16

doc 3 trang thungat 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 16

  1. ĐỀ SỐ 16 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 9 I. PHẦN I: Câu 1: Chép theo trí nhớ những dòng thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ sau: Ta làm con chim hót (Sách Ngữ văn 9, Tập II). Đáp án câu 1: HS chép đúng nội dung hai khổ thơ (1 điểm). Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Câu 2: Hai khổ thơ trên được trích từ văn bản nào? A. Mùa xuân nho nhỏ C. Nói với con B. Những ngôi sao xa xôi D. Sang thu. Đáp án câu 2: A (Nhận biết 0,5đ) Câu 3: Tác giả của văn bản trên là ai? A. Nguyễn Duy C. Y Phương B. Thanh Hải D. Hữu Thỉnh. Đáp án câu 3: B (Nhận biết 0,5đ) Câu 4: Hai khổ thơ thể hiện lẽ sống nào của “ta”? A. Khát vọng được hưởng thụ C. Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống B. Ước mơ bay bổng của tuổi trẻ D. Ước nguyện được cống hiến cho cuộc đời. Đáp án câu 4: C, D (Nhận biết 0,5đ) Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong hai khổ thơ trên? A. Tự sự C. Biểu cảm trực tiếp B. Miêu tả D. Nghị luận. Đáp án câu 5: C (Nhận biết 0,5đ) Câu 6: Có mấy từ láy được sử dụng trong hai khổ thơ trên? A. Hai C. Bốn 1
  2. B. Ba D. Năm. Đáp án câu 6: B (Thông hiểu 0,5đ) II. Phần II: (6,5 điểm). Câu 1(1điểm): Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là “Mùa xuân nho nhỏ”. Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ? Đáp án ( Nhận biết- thông hiểu): - Hình thức: Nhan đề rất đặc biệt: Mùa xuân là một khái niệm trừu tượng được đặt cạnh tính từ “nho nhỏ” Đó là một sáng tạo của nhà thơ. - Nội dung: Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác giả: + Ước nguyện được làm mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước Câu 2( 1,5 điểm) Mọc giữa dòng sống xanh Một bông hoa tím biếc. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ đã sử dụng nghệ thuật nào? Chép theo trí nhớ một dòng thơ tương tự mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS và chỉ rõ tên tác phẩm, tác giả của dòng thơ? Đáp án: (Nhận biết, thông hiểu 1,5 điểm): Ý1 (0,5 điểm): Nghệ thuật: Đảo ngữ (đảo vị ngữ). Ý2 (0,5 điểm): Học sinh nhớ và chép chính xác 1 dòng thơ có sử dụng đảo ngữ: VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú Ý3 (0,5 điểm): Nêu tên tác phẩm, tác giả đúng. VD: + Tác phẩm: Qua Đèo Ngang + Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan. Câu 3(4điểm): Viết một văn (khoảng 15 câu) theo kiểu tổng phân hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong hai khổ thơ trên. (trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ, một thành phần phụ chú). Đáp án câu 3 ( Vận dụng, vận dụng cao 4 điểm) Yêu cầu: A. Về hình thức: - HS biết viết đoạn văn theo cách tổng- phân- hợp (câu đầu, câu cuối là câu chốt), các câu trong đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ. - Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ, 1 thành phần phụ chú (phải gạch chân hoặc chỉ ra cụ thể) B. Về nội dung: -Mở đoạn: Khái quát về lẽ sống cao đẹp của con người trong đoạn thơ. -Thân đoạn: Học sinh có thể trình bày theo trình tự sau: 2
  3. + Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của thiên nhiên, đất nước , được cống hiến cho cuộc đời -> đó là một ước nguyện vô cùng cao đẹp. + Ước nguyện đó được diễn tả bằng những hình ảnh thơ rất đẹp, rất sáng tạo: Điệp ngữ “ta làm ”, các từ láy “xao xuyến, nho nhỏ, lặng lẽ”, hình ảnh ẩn dụ: “một mùa xuân nho nhỏ”, hoán dụ: “tuổi hai mươi” , “tóc bạc” -Kết đoạn: Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, biết cống hiến cho cuộc đời (liên hệ với bản thân). 3