Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 9

docx 3 trang thungat 2980
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.docx

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 9

  1. ĐỀ SỐ 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 9 I.Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. ( mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác”của Viễn Phương được sáng tác vào năm nào? A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977 Đáp án:C Câu 2: Ý nào nêu đúng những cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương? A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa. B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác. C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm Bác. D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác Đáp án: B Câu 3: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết giống thể thơ của tác phẩm nào? A. Ánh trăng B. Viếng lăng Bác C. Sang thu D. Nói với con. Đáp án: A,C(mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 4: Bài thơ nào sáng tác trong hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được cống hiến cho cuộc đời? A. Sang thu. B. Viếng lăng Bác. C. Mùa xuân nho nhỏ. D. Nói với con. Đáp án: C Câu 5: Những dòng thơ nào mang nghĩa tường minh? A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. B. Người đồng mình thương lắm con ơi. C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này Đáp án: B,C(mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 6: Câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” muốn khẳng định: A.Trời xanh là vĩnh cửu. B. So sánh Bác Hồ với trời xanh bao la. C. Bác Hồ trường tồn mãi mãi như trời xanh. D.Tình thương nhớ Bác như trời xanh. Đáp án: C II. Tự luận Câu 1:
  2. Hãy chép thuộc lòng khổ thơ thứ hai của bài “Viếng lăng Bác”. Đáp án: - Chép đúng khổ thơ đạt 1 điểm. (Mỗi dòng đúng đạt 0.25điểm). “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.” Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ vừa chép ở câu 1. Đáp án: - Nêu được nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đạt 1 điểm. (Mỗi ý đạt 0,5 điểm). + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là thật. Còn hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác (như mặt trời) vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. + Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là thật, nhưng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác. Câu 3: Đọc kĩ đoạn thơ sau trong bài thơ “Nói với con”của nhà thơ Y Phương: “ Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng” Em hãy cho biết nhà thơ Y Phương đã mượn lời của người cha để nói với con điều gì? Em có nhận xét gì về hình ảnh được tác giả miêu tả trong đoạn thơ? Đáp án: - (1 điểm)Y Phương đã mượn lời của người cha để nói với con: +(0,5 điểm)về cội nguồn sinh dưỡng của con là tình cảm gia đình ruột thịt – cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành. +(0,5 điểm) về việc con không chỉ lớn lên trong tình yêu thương sự đùm bọc của cha mẹ mà còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động,trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình của quê hương. - (0,5 điểm)Nhận xét về hình ảnh được tác giả miêu tả trong đoạn thơ: hình ảnh cụ thể, mộc mạc, gần gũi, giản dị như cách nói của người dân tộc. Câu 4:(3,5 điểm) Để diễn tả cảm nhận tinh tế về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, Hữu Thỉnh có viếttrong bài thơ “Sang thu” của ông như sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
  3. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Em hãy viết một đoạn văn, khoảng 12 câu, theo cách lập luận diễn dịch, làm rõ cảm nhận của Hữu Thỉnh qua khổ thơ trên (trong đó có sử dụng câu ghép và thành phần phụ chú, chỉ rõ câu ghép và thành phần phụ chú). Đáp án: - Yêu cầu về hình thức: + Viết đúng hình thức đoạn văn, có 11 câu hoặc 12 câu hoặc 13 câu (0,5 điểm) - Yêu cầu về nội dung: + (0,5 điểm)Câu chủ đề đứng đầu đoạn: phải nêu được ý cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thuq ua khổ thơ. + (0,25 điểm) Khoảnh khắc giao mùa của tạo vật được Hữu Thỉnh cảm nhận không chỉ bằng khứu giác “hương ổi”, xúc giác “gió se”, thị giác“sương chùng chình”, mà còn bằng cảm xúc của tâm hồn “bỗng”, “ hình như”. +(0,25 điểm)Cảm nhận bằng cảm xúc: Trước khoảnh khắc giao mùa khiến tác giả cảm giác bất ngờ đột ngột, ngỡ ngàng xúc động trước tín hiệu chuyển mùa của thiên nhiên - “bỗng”; cảm giác mơ hồ mong manh, chưa rõ ràng ngỡ ngàng chưa thể tin - “Hình như”. + (0,25 điểm)Cảm nhận bằngkhứu giác, xúc giác “Hương ổi” “phả” như sánh lại đậm đặc, luồn vào trong “gió se”, lan toả trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm, truyền đi thông điệp của mùa thu. +(0,25 điểm)Cảm nhận bằngthị giác: “Chùng chình” -> Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình: sương thu giăng mắc nhẹ nhàng thong thả, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng; sương được nhân hóa như con người có cảm xúc lưu luyến bâng khuâng cố ý chậm lại, để diễn tả về mùa hạ dùng dằng chưa nỡ đi mà thu đã đến gần. + (0,25 điểm)Biện pháp tu từ ẩn dụ: “ngõ” vừa thực là ngõ xóm làng quê vùa là cửa ngõ của thời gian thông giữa hai mùa hạ và thu. + (0,25 điểm)Sự giao thoa của tạo vật được cảm nhận từ những cái vô hình và cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ. Cảnh sang thu của đất trời thấp thoáng hồn người sang thu. - (0,5 điểm) Chỉ ra câu ghép đúng. - (0,5 điểm)Chỉ ra đúng thành phần tình thái. .