Đề ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 5 trang thungat 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2019_2020_co.docx

Nội dung text: Đề ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 (Đề thi có 04 trang) Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Câu 1. Thế kỷ XVII – XVIII, ở Đàng Trong xuất hiện lực lượng kiều dân của những nước nào cư trú lâu dài nhằm mục đích sản xuất và buôn bán? A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Trung Quốc, Ấn Độ. C. Nhật Bản, Hà Lan. D. Pháp, Tây Ban Nha. Câu 2. Đô thị tiêu biểu ở Đàng Trong là A. Thăng Long, Phố Hiến. B. Hội An, Phố Hiến. C. Hội An, Thanh Hà. D. Thăng Long, Thanh Hà. Câu 3. Vào thế kỷ XV – XVI, nhân tố khách quan nào góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế giữa Đại Việt với các nước phương Tây? A. Phong trào Văn hóa Phục Hưng. B. Các cuộc Phát kiến địa lý. C. Sự ra đời của Hội An, Phố Hiến. D. Các cuộc Thập tự chinh. Câu 4. Phong trào Tây Sơn đảm nhiệm thêm sứ mệnh thống nhất đất nước thông qua sự kiện nào dưới đây? A. Lật đổ tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh (1786 – 1788). B. Đánh đổ chính quyền phong kiến chúa Nguyễn. C. Phát động khởi nghĩa nông dân ở ấp Tây Sơn (1771). D. Đánh bại quân Thanh tại Ngọc Hồi – Đống Đa. Câu 5. Câu “Rước voi về giày mả tổ” nhằm chỉ trích hành động của nhân vật trong thế kỷ XVIII nào sau đây? A. Nguyễn Ánh. B. Lê Chiêu Thống. C. Lê Hiến Tông. D. Nguyễn Hữu Chỉnh. Câu 6. Chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn trước quân Thanh đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất của dân tộc Việt Nam, đó là trận A. Rạch Gầm – Xoài Mút. B. Chi Lăng – Xương Giang. C. Ngọc Hồi – Đống Đa. D. Bạch Đằng. Câu 7. Điền vào chỗ trống: Nguyễn Văn Tú là người đầu tiên mang nghề từ phương Tây về nước ta. A. thổi thủy tinh.B. làm đồng hồ.C. vẽ tranh trên kính.D. vẽ tranh cát. Câu 8. Nguyễn Ánh bị xem là "cõng rắn cắn gà nhà" vì A. đã dẫn đường cho 29 vạn quân Thanh tấn sang công nước ta. B. đã dẫn đường cho quân Pháp tấn công xâm lược nước ta. C. đã dẫn đường cho 5 vạn quân Xiêm sang tấn công nước ta. D. đã dẫn đường cho quân Tây Sơn tấn công tập đoàn Lê - Trịnh. Câu 9. Nửa đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn đã thi hành chính sách gì làm suy giảm nền ngoại thương nước ta? A. "Ngụ binh ư nông". B. "Bế quan tỏa cảng". C. "Trọng nông ức thương".D. "Vườn không nhà trống". Câu 10. Chính sách đối nội nào của các triều đại phong kiến vẫn được Đảng và chính phủ ta hiện nay tiếp tục thực hiện để bảo vệ các vùng biên giới? A. Lấy lòng người dân tộc thiểu số. Trang 1/4
  2. B. Đưa dân tộc Kinh lên vị trí hàng đầu. C. Xây dựng hệ thống quốc phòng vững mạnh. D. Đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 11. Vị hoàng đế nào ở nước ta đã quyết định dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thống (đặc biệt là dùng trong khoa cử)? A. Lý Thánh Tông. B. Lê Thánh Tông. C. Quang Trung. D. Trần Nhân Tông. Câu 12. Thế kỷ XVII, nước ta du nhập tôn giáo mới, đó là A. Phật giáo. B. Hồi giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Nho giáo. Câu 13. Năm 1802, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long định đô ở A. Phú Xuân. B. Gia Định. C. Thanh Hóa. D. Thăng Long. Câu 14. Nhà thơ nào sau đây được UNESSCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? A. Cao Bá Quát. B. Nguyễn Du. C. Hồ Xuân Hương. D. Bà Huyện Thanh Quan. Câu 15. Nửa sau thế kỷ XVIII, tình hình xã hội phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong biểu hiện như thế nào? A. Đều bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng. B. Đàng Trong khủng hoảng, Đàng Ngoài ổn định và phát triển. C. Đều bước vào giai đoạn ổn định và phát triển. D. Đàng Ngoài khủng hoảng, Đàng Trong ổn định và phát triển. Câu 16. Thế kỷ XVI – XVII, ngoại thương của Đại Việt có bước phát trển hơn so với thế kỷ X – XV ở đặc điểm nào? A. Chỉ tập trung buôn bán với các nước phương Đông. B. Mở rộng buôn bán với các nước phương Tây. C. Chỉ tập trung buôn bán với Trung Quốc, Nhật Bản. D. Hạn chế việc buôn bán với các nước bên ngoài. Câu 17. Thế kỷ XVII – XVIII, nguyên nhân cơ bản dẫn đến chính sách ruộng đất công làng xã thời Lê sơ bị phá sản là A. do đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. B. do chính sách khai hoang của hai Đàng diễn ra nhanh chóng. C. do chính sách ruộng đất tư hữu phát triển nhanh chóng. D. do thủy lợi của hai Đàng được củng cố và phát triển. Câu 18. Thế kỷ XVII, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh được sáng tạo cùng với sự xuất hiện của tôn giáo nào? A. Thiên chúa giáo. B. Nho giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. Câu 19. Nửa đầu thế kỷ XIX, cùng với các nghề thủ công truyền thống, nước ta xuất hiện nghề thủ công mới, đó là A. khai mỏ. B. tranh sơn mài. C. nhuộm vải. D. in tranh dân gian. Câu 20. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ liên tục các phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính đầu triều Nguyễn là A. tệ tham quan ô lại phát triển. B. thiên tai, địch họa diễn ra thường xuyên. C. chế độ thuế khóa nặng nề. D. nhân dân đi lao dịch thường xuyên. Câu 21. Sự sa sút của thương nghiệp dưới thời Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì? A. Nông nghiệp suy yếu dần. B. Thủ công nghiệp kém phát triển. C. Các đô thị đều tàn lụi. D. Khủng hoảng chính trị, xã hội. Câu 22. Nữ thi sĩ được mệnh danh “Bà chúa thơ Nôm” là ai? Trang 2/4
  3. A. Đoàn Thị Điểm. B. Bà Huyện Thanh Quan. C. Hồ Xuân Hương. D. Ngọc Hân công chúa. Câu 23. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh trong thế kỷ XVIII khác gì với các cuộc kháng chiến thế kỷ XI-XV? A. Diễn ra trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng. B. Là cuộc chiến tranh giành độc lập. C. Tiến hành song song với sự nghiệp thống nhất đất nước. D. Là cuộc chiến với kẻ thù mạnh hơn nhiều. Câu 24. Một trong những đặc điểm của nền giáo dục Phong kiến là gì? A. Nội dung chủ yếu là kinh, sử.B. Không dùng chữ Nôm trong khoa cử. C. Chỉ dành cho tầng lớp quí tộc.D. Chỉ phát triển ở các đô thị lớn. Câu 25. Công trình kiến trúc nào dưới đây xuất hiện từ thế kỷ XIX được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa vật thể thế giới? A. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). C. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế). D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam). Câu 26. Công trình sử học nào dưới đây xuất hiện vào thời Nguyễn là do Nhà nước biên soạn? A. Lịch triều hiến chương loại chí.B. Lịch triều tạp kỉ. C. Đại Nam thực lục. D. Gia Định thành thông chí. Câu 27. Thời kỳ nào ở nước ta văn học chữ Nôm thịnh hành hơn cả chữ Hán? A. Thời Tây Sơn.B. Thời Lê Sơ.C. Thời Trần.D. Thời Nguyễn. Câu 28. Qua các câu “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng” (Hiểu dụ năm 1789) vua Quang Trung muốn nhắc nhở điều gì? A. Chiến tranh để giữ nền độc lập. B. Chiến đấu bảo vệ văn hóa dân tộc. C. Phải biết giữ văn hóa truyền thống. D. Quyết tâm đánh bại quân Thanh. Câu 29. Tháng 8-1789 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Pháp? A. Quốc hội Lập hiến tuyên bố thành lập chính phủ Quân Chủ Lập Hiến. B. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti. C. Quốc hội Lập hiến thông qua Hiến pháp mới. D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời. Câu 30. Cách mạng Công nghiệp Châu Âu (Anh) được bắt đầu từ ngành công nghiệp A. hóa chất. B. khai khoáng. C. dệt. D. luyện kim. Câu 31. Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”. B. “Nước công nghiệp hiện đại nhất”. C. “Công xưởng của thế giới”. D. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”. Câu 32. Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân? A. Quy định mức lương tối đa cho công nhân. B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu. D. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì. Câu 33. Tầng lớp quý tộc mới (Anh) được hình thành chủ yếu thông qua hình thức nào? Trang 3/4
  4. A. Rào đất cướp ruộng. B. Bán ruộng đất cho tư sản. C. Bán len dạ. D. Buôn nô lệ da đen. Câu 34. Điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mỹ thế kỷ XVI – XVIII là A. lật đổ chế độ phong kiến. B. giành độc lập dân tộc. C. phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. thống nhất đất nước. Câu 35. Một trong những kết quả đưa cách mạng Pháp (cuối thế kỷ XVIII) trở thành cuộc cách mạng tư sản điển hình ở Châu Âu? A. Thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến. B. Tác động và làm bùng nổ cách mạng tư sản khắp Châu Âu. C. Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp Châu Âu. D. Đưa nền công thương nghiệp phát triển mạnh nhất Châu Âu. Câu 36. Hệ quả tiêu cực của cách mạng công nghiệp Châu Âu là A. sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội tư bản ngày càng lớn. B. số lượng và chất lượng sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều. C. mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản không ngừng tăng lên. D. tập trung phát triển công nghiệp, suy giảm nông nghiệp. Câu 37. Điểm khác biệt về kết quả đạt được của cách mạng tư sản lần hai (1861 – 1865) so với lần thứ nhất (1773 – 1789) ở Mỹ là A. giành được nền độc lập. B. tổng thống nắm quyền tuyệt đối. C. thành lập nhà nước liên bang.D. xóa bỏ chế độ nô lệ. Câu 38. Sự kiện nào sau đây mở đầu cách mạng tư sản Pháp 1789? A. Tấn công và chiếm ngục Ba-xti (14 – 7 – 1789). B. Thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8-1789). C. Chiến tranh giữa Pháp với liên minh Áo – Phổ (4 – 1792). D. Phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền (2 - 6 – 1793). Câu 39. Ngày 4 – 7 hằng năm trở thành ngày Quốc Khánh của Hợp chúng quốc Mỹ, vì sao? A. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ giành thắng lợi. B. Oa-sinh-tơn trở thành tổng chỉ huy quân đội của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. C. Bản Tuyên ngôn Độc lập được thông qua thành lập Hợp Chúng quốc Mỹ. D. Lực lượng nghĩa quân 13 thuộc địa giành chiến thắng quyết định tại Xa-ra-tô-ga. Câu 40. Thủ tướng Bi-max (Phổ) dùng biện pháp gì để tiến hành thu phục các bang miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước? A. Chiến tranh chống Đan Mạch (1864). B. Chiến tranh chống Áo (1866). C. Chiến tranh chống Pháp (1870 – 1871). D. Chiến tranh chống I-ta-li-a (1859). Trang 4/4
  5. Dự phòng Câu . Cách mạng công nghiệp Châu Âu còn được gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật, vì sao? A. Mọi phát minh máy móc đều bắt nguồn từ ngành sản xuất công nghiệp. B. Mọi phát minh máy móc đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. C. Mọi phát minh máy móc đều bắt nguồn từ các nước Châu Âu. D. Mọi phát minh máy móc đều bắt nguồn từ sự cải tiến kỹ thuật sản xuất. Câu . Sự kiện nào sau đây được xem là khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh? A. 1764, máy kéo sợi Gien-ni ra đời. B. 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. C. 1785, máy dệt Các-rai ra đời. D. 1779, máy kéo sợi Crôm-tơn ra đời. Câu . Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc cách mạng tư sản lần hai ở Mỹ (1861 – 1865)? A. Sự mâu thuẫn giữa tư sản miền Bắc với các chủ nô miền Nam. B. 1860, A. Lin-côn thuộc Đảng Cộng hòa trúng cử Tổng thống. C. Tư sản miền Bắc muốn xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam. D. Tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam đều muốn chiếm đất miền Tây. Câu . Trào lưu Triết học Ánh sáng ra đời có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cho cách mạng tư sản Pháp (1789)? A. Chế độ phong kiến Pháp nhanh chóng rơi vào khủng khoảng sâu sắc. B. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp 1, 2 với Đẳng cấp 3 ngày càng sâu sắc. C. Cách mạng tư sản Pháp trở thành cuộc cách mạng tư sản điển hình D. Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ. Câu . Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1791) là một trong những lý do đưa nhà yêu nước nào của Việt Nam muốn tìm hiểu về nước Pháp? A. Phan Châu Trinh.B. Phan Bội Châu. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Nguyễn An Ninh. Câu . Những nước nào sau đây ở châu Á có nền chính trị theo chế độ Quân chủ lập hiến giống với nước Anh? A. Thái Lan, Nhật Bản. B. Pháp, I-ta-li-a. C. Nhật Bản, Pháp. D. Đức, Pháp. Câu . Nhân vật nào dưới đây được gọi là “La Sơn phu tử”? A. Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Nguyễn Thiếp. C. Nguyễn Du. D. Phùng Khắc Khoan. Trang 5/4