Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2017_201.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 2 trang) Câu 1(6,0 điểm ) Trong những năm 1929 - 1933 thế giới đã phải hứng chịu một sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử. Theo em đó là sự kiện nào? Hãy trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của sự kiện đó. Bức tranh bên đã mô tả chính sách nào? của ai? Tác dụng của chính sách đó đối với nền kinh tế ? Bức tranh đương thời mô tả chính sách Câu 2 (3,0 điểm) Phân tích nội dung chính sách Kinh tế mới của nước Nga Xô Viết. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Câu 3 ( 3,0 điểm) Cho 1 bảng thống kê sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai STT Nội dung sự kiện Thời gian 1 Phát xít Đức tấn công Liên Xô 2 Phát xít đức tấn công Ba Lan 3 Nhật tấn công Trân Châu Cảng 4 Đức mở rộng tấn công các nước Châu Âu 5 Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện 6 HQLX cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức 7 Chiến thắng của HQLX ở Xtalingrat 8 Chính phủ Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
- a. Xác định và sắp xếp lại các sự kiện theo thứ tự, thời gian của Chiến tranh thứ hai. Cho biết sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh. b. Nêu và trình bày các quốc gia Đông Nam Á đã tận dụng Nhật đầu hàng Đồng minh đấu tranh giành độc lập. Câu 4 (8,0 điểm) Anh (chị) hãy quan sát hình ảnh, tư liệu dưới đây và cho biết hình ảnh, tư liệu đó giúp em liên hệ tới phong trào yêu nước nào của dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? Trình bày hoàn cảnh, các giai đoạn phát triển và rút ra đặc điểm, ý nghĩa của phong trào đó. “ Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thành bị hãm, xe từ giá phải dời xa, tội ở mình trẫm cả, thật xấu hổ vô cùng. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của ra giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, như thế mới phải chứ? Cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách đều không tiếc gì tâm lực, ngõ hầu lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành yên, thu lại được bờ cõi chính là cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân ” Vua Hàm Nghi (1872 – 1943) ___ HẾT ___ Họ và tên thí sinh: Giám thị số 1: Số báo danh: Giám thị số 2:
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 8 Câu 1 6 điểm Trong những năm 1929 – 1933 thế giới đã phải hứng chịu một sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ( 0,5 đ) ( Khủng hoảng thừa) Nguyên nhân: +Do sự phát triển không đều của CNTB. ( 0,5 đ) +Nguyên nhân trực tiếp là do ở các nước tư bản kinh tế phát triển mạnh ( 0,5 đ) nhưng thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân, sản xuất chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu. Đặc điểm: +Ngày 24/10/1929 cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra ( 0,25 đ) toàn bộ thế giới tư bản. ( 0,5 đ) +Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, tàn phá nền kinh tế các nước và ( 0,25 đ) gây ra những hậu quả nặng nề. ( 0,5 đ) Hậu quả: +Kinh tế các nước bị tàn phá nặng. ( 0,25 đ) +Về xã hội: hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng ( 0,25 đ) đất sống cảnh nghèo đói túng quẫn; những cuộc đấu tranh, biểu tình của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước. +Về chính trị: cuộc khủng hoảng đã đe dọa sự tồn tại của CNTB. Để giải ( 0,5 đ) quyết khủng hoảng, các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất; các nước Đức, Italia, Nhật thì thiết lập chế độ độc tài phát xít đàn áp nhân dân trong nước, chuẩn bị chiến tranh thế giới. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới đang đến gần. Bức tranh mô tả chính sách mới của Ru – dơ - ven ( 0,5 đ) Tác dụng của Chính sách đó đối với nền kinh tế Mĩ? - Cuối tháng 10- 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng ( 0,25 đ) thấy. Bắt đầu từ tài chính, nhanh chóng lan sang lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. - Nền kinh tế Mĩ bị chấn động dữ dội. Năm 1932 Ph. Ru- dơ -ven đắc cử ( 0,25 đ) Tổng thống , đã thực hiện chính sách mới . - Ban hành những đạo luật để phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ( 0,5 đ) ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự quản lý của nhà nước ( 0,5 đ) - Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội ( 0,5 đ) - Xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho Mĩ đẩy lùi được thảm hoạ phát xít, duy trì được chế độ dân chủ tư sản . ( 0,5 đ) - Khôi phục được sản xuất, đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
- Câu 2 Phân tích nội dung chính sách Kinh tế mới của nước Nga Xô Viết. 3,0 Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã điểm hội ở Việt Nam hiện nay. Tháng 3 - 1921, Đảng Bôsêvích quyết định thực hiện chính sách Kinh tế 0,5 mới (NEP) do Lênin vạch ra. * Nội dung chính sách kinh tế mới: - Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế 0,25 lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi đóng thuế, nông dân được toàn quyền sử dụng nông sản còn lại và được phép bán ra thị trường. - Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục các ngành công nghiệp 0,25 nặng, cho phép tư nhân thuê, xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ, hoặc trả lại cho tư nhân xí nghiệp nhỏ hơn 20 công nhân, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: giao thông vận tải, ngân hành, ngoại thương . - Thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân tự do buôn bán, trao đổi, nhà nước 0,25 mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn, tiến hành cải cách tiền tệ, phát hành đồng rúp mới năm 1924. 0,25 + Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn và vừa của chủ tư bản, xây dựng thành phần kinh tế Xã hội chủ nghĩa: lập các mậu dịch quốc doanh, nông trường, các Hợp tác xã. Nhà nước cũng thực hiện 1 số biện pháp nhằm lợi dụng vốn, kĩ thuật của Tư bản nước ngoài: chế độ tô nhượng, công tư hợp doanh => Thực chất chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh 0,5 tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. * Bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta: 0,5 - Bài học về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự điều tiết của Nhà nước trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. 0,5 - Phải xác định đúng vai trò của nông nghiệp và nông dân đối với thành công của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nông dân chiếm phần lớn trong dân số như nước ta,
- Câu3 (3,0 điểm). Cho 1 bảng thống kê sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai a. Xác định và sắp xếp (0,25đ/1 ý = 2,0 điểm) STT Nội dung sự kiện Thời gian 1 Phát xít đức tấn công Ba Lan 1 – 9 – 1939 2 Đức mở rộng tấn công các nước Châu Âu 1939 – 1940 3 Phát xít Đức tấn công Liên Xô 22 – 6 – 1941 4 Nhật tấn công Trân Châu Cảng 7 – 12 – 1941 5 Chiến thắng của HQLX ở Xtalingrat 2 – 2 – 1943 6 HQLX cắm cờ trên tòa nhà Quốc hội Đức 30 – 4 – 1945 7 Chính phủ Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 9 – 5 – 1945 8 Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện 15 – 8 – 1945 Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến căn bản của cuộc Chiến tranh là chiến thắng Xitalingrat (2 – 2 – 1943) tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của chiến tranh : ưu thế từ phe Trục sang phe Đồng minh. (0,5đ) b. Lợi dụng Nhật đầu hàng lực lượng Đồng minh, các quốc gia như Inđô-nê-xia, Việt Nam và Lào đã tận dụng thời cơ chín muồi tuyên bố độc lập. Ngày 17 - 8 - 1945, Inđô-nê-xia tuyên bố độc lập và thành lập nước CH Inđô-nê-xia. Cuộc cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới sự thành lập nước VNDCCH (2 – 9-1945). Tháng 8 - 1945 nhân dân Lào nổi dạy và ngày 12-10-1945 Lào tuyên bố độc lập. (0,5đ) Câu 4 Anh (chị) hãy quan sát hình ảnh và tư liệu dưới đây và cho biết hình ảnh và tư (8,0 liệu đó giúp anh (chị) liên hệ tới phong trào yêu nước nào của dân tộc Việt điểm): Nam? Trình bày hoàn cảnh, các giai đoạn phát triển và rút ra đặc điểm, ý nghĩa của phong trào đó. Liên hệ tới phong trào yêu nước: 0,5 Đó là phong trào Cần vương. Hoàn cảnh: - Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết, nhân dân và 0,5 quan lại yêu nước tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng. - Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp và sự đầu hàng của một 0,5 bộ phận vua quan triều Nguyễn, phái chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tiến hành cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế (5/1885) nhằm khôi phục lại nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta nhưng thất bại. - Tôn Thất Thuyết phò giá vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng 0,5 Trị). Tại đây ông lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương (7/1885), tố cáo âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, sự phản bội của một
- số quan lại và kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương: - Từ năm 1885 đến năm 1888. 0,25 + Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, 0,5 với hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra trên cả nước. Tiêu biểu là: khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng, khởi nghĩa Phan Đình Phùng, khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuật Năm 1888 vua Hàm Nghi bị bắt và bị Pháp đày sang An-giê-ri. - Từ năm 1888 đến năm 1896. 0,25 + Không còn sự lãnh đạo của triều đình, phong trào vẫn tiếp tục phát 0,5 triển, quy tụ thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng. + Thực dân Pháp đàn áp, phong trào ở đồng bằng ngày càng bị thu hẹp 0,5 và chuyển lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê Đặc điểm: + Nhiệm vụ, mục tiêu: chống thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng; 0,5 khôi phục độc lập chủ quyền, chế độ phong kiến tự chủ. + Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước. 0,5 + Quy mô, phạm vi: rộng lớn (hoặc cả nước trong đó chủ yếu là ở Bắc 0,5 và Trung kì). + Tính chất: là phong trào yêu nước chống Pháp và phong kiến tay sai 0,5 theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (tính dân tộc). Ý nghĩa: + Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại 0,5 xâm của dân tộc ta. + Làm chậm quá trình bình định nước ta của Thực dân Pháp. 0,5 + Để lại nhiều bài học kinh nghiêm quý giá cho phong trào yêu nước 0,5 chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. + Là cơ sở định hướng cho hành động cứu nước 0,5