Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

doc 6 trang thungat 1970
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực kỹ năng cảm nhận và viết văn tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức ®Ò thi tự luận. - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Cho HS làm bài thi tự luận trong thời gian: 150 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 8. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận.
  2. KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8. NĂM HỌC 2017 - 2018 Mức độ Vận dụng Cộng Nhận Thông Tên Chủ biết hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao đề Văn bản Dựa trên nội dung bài HS viết được đoạn văn đảm bảo - Văn học học để hiểu đúng và đúng nội dung theo yêu cầu của nước ngoài cảm nhận được ý nghĩa câu hỏi; đoạn văn đảm bảo tính của hình ảnh được sử mạch lạc, lô gíc, hành văn lưu dụng trong bài. loát, trong sáng và thuyết phục làm nổi bật yêu cầu của đề bài. Số câu Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tập làm - Nhận biết - Hiểu để viết đúng thể - Biết vận dụng những kiến - Nghị luận chặt chẽ, văn được yêu loại văn nghị luận. (Sử thức đã học về đặc điểm nội thuyết phục. Dẫn chứng cầu của thể dụng đúng phương dung, hình thức của thể loại tiêu biểu, lí lẽ sắc bén. - Văn Nghị loại và của pháp và những yêu cầu văn nghị luận để tạo lập một Hành văn trong sáng, luận. đề bài để về thể loại). Hiểu rõ văn bản hoàn chỉnh. Bài viết có lôi cuốn, thuyết phục làm bài văn. vấn đề cần nghị luận: dẫn chứng phong phú, toàn diện người đọc, người Đọc một câu thơ nghĩa lí lẽ chặt chẽ. Phân tích và làm nghe là ta gặp gỡ tâm hồn sáng tỏ luận điểm của bài viết. một con người. Tuân thủ theo đúng yêu cầu về bố cục ba phần của một bài tập làm văn. TS câu Số câu: 1 Số câu: 1 TS điểm: Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 8,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:20% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 80% TS câu Số câu: 1/2 Số câu: 1,5 Số câu: 2 TS điểm: Số điểm: 1,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 4,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri) Dựa vào đoạn văn, em hãy viết một đoạn văn cảm nhận về ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng và sức mạnh của nghệ thuật hội họa. Câu 2. (8,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết
  4. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 (Gồm 02 trang) Câu Ý Nội dung Thang (điểm) điểm * Về hình thức: HS viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. * Về diễn đạt: Bài viết đảm bảo tính mạch lạc, hành văn trong sáng lưu loát làm nổi bật yêu cầu của câu hỏi. * Về nội dung: Cần đảm bảo được các ý cơ bản như sau: - Hình ảnh chiếc lá gợi cho người đọc nhiều liên tưởng: Câu 1 + Gợi liên tưởng đến số phận của những con người: nghèo, bệnh tật, 0,5đ (2,0 đ) tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống + Liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. Đặc biệt là tình yêu thương giữa những người nghèo khổ, là một minh chứng cho lòng 0,5đ yêu nghề và tình người cao cả - Sức mạnh của nghệ thuật hội họa: + Tác phẩm nghệ thuật hội họa chân chính có thể làm thay đổi suy 0,5đ nghĩ và hành động của con người + “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã 0,5đ cứu được Giôn xi, một bệnh nhân đang ở thế tuyệt vọng * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc * Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý cơ bản như sau: - Dẫn vào đề một cách hợp lí, logic - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ MB một tâm hồn con người khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời của 0,5đ Câu 2 hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng; cảm hứng sáng tác của tác giả (8,0 đ) a) Giải thích ý kiến: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người -> Đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của 0,5đ nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình TB cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ b) Phân tích, chứng minh: * Bài thơ Tức cảnh Pác Bó 3,0đ - Phong thái ung dung tự tại của Bác: + Câu thứ nhất: Sáng ra bờ suối, tối vào hang Giọng điệu thể hiện trong câu thơ rất thoải mái, cho thấy Bác sống thật ung dung, hòa điệu với nhịp sống của núi rừng. Nhịp thơ 4/3 tạo thành hai vế sóng
  5. đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào + Câu thứ hai: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Niềm vui thích “thú lâm tuyền” đã khiến nhà thơ biến thiếu thốn thành dư thừa, biến kham khổ thành sang trọng + Câu thứ ba: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng đây là câu thơ làm nổi bật tư thế, tầm vóc lớn lao của Bác Ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Như vậy, trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc họa vừa chân thực, sinh động vừa có tầm vóc lớn lao. - Cái “sang” của cuộc đời cách mạng: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Cái sang của người làm cách mạng, được cống hiến cho dân cho nước Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là “nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần => Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Dù trong hoàn cảnh gian nan, thiếu thốn vẫn ung dung Với Người, làm cách mạng và sống hòa nhập với thiên nhiên là một niềm vui lớn * Bài thơ "Ngắm trăng" - Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác 3,0đ . + Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt Trong tù không rượu cũng không hoa . + Cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Bác trước cảnh đẹp của đêm trăng: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Bác là một người chiến sĩ cách mạng và cũng là một thi sĩ. Người thi sĩ đã rung động tâm hồn trước vẻ đẹp của trăng dù thân thể đang bị giam cầm trong nhà tù khắc nghiệt, tàn bạo - Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với trăng: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Bác thả tâm hồn mình vượt ra ngoài của sắt nhà tù để tìm đến giao hòa với trăng giữa bầu trời tự do Trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác => Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Tâm hồn tự do, yêu thiên nhiên luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh của Bác * Đánh giá: Nét chung của hai bài thơ - Bác luôn sẵn sàng vượt lên những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, 0,5đ luôn lạc quan - Phong cách sống của Bác thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn, mang tinh thần thời đại mới KB - Khẳng định lại vấn đề 0,5đ - Liên hệ (hoặc mở rộng) Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. Hết