Đề thi chuyên đề lần 1 môn Giáo dục công dân Khối 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

docx 6 trang thungat 3290
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chuyên đề lần 1 môn Giáo dục công dân Khối 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chuyen_de_lan_1_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_12_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi chuyên đề lần 1 môn Giáo dục công dân Khối 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: GDCD KHỐI: 12 NĂM HỌC 2019-2020 (Đề thi gồm có 04 trang) (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (NB): Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với A. nhu cầu của mình. B. mơ ước của mình. C. chi phí sản xuất của mình. D. khả năng tiêu thụ của mình. Câu 2 (NB): Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có công dụng nhất định và phải được thông qua A. thỏa mãn nhu cầu. B. trao đổi mua - bán. C. quá trình bảo quản. D. kiểm tra chất lượng. Câu 3 (NB): Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở A. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất. C. thời gian lao động tối thiểu để sản xuất ra hàng hóa. D. thời gian lao động xã hội tối đa để sản xuất ra hàng hóa. Câu 4 (NB): Quan hệ cung cầu là sự tác động qua lại giữa người bán và người mua, người sản xuất và người tiêu dùng để xác định A. giá cả hàng hóa, dịch vụ. B. số lượng hàng hóa, dịch vụ. C. tên gọi của hàng hóa, dịch vụ. D. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. Câu 5 (NB): Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức thì được gọi là A. thực hiện pháp luật. B. hiện thực pháp luật. C. thực hiện hóa pháp luật. D. hiện thực hóa pháp luật. Câu 6 (NB): Hành vi trái pháp luật, có lỗi và do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì gọi là hành vi A. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm điều luật. C. vi phạm luật định. D. vi phạm pháp luật. Câu 7 (NB): Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch Ủy ban dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện quy chế.
  2. Câu 8 (NB): Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ A. giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và nhân thân. B. giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. C. giữa anh chị em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. D. giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Câu 9 (NB): Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là A. mọi công dân đều được thành lập công ty kinh doanh. B. công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. C. công dân được kinh doanh không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện gì. D. công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền kinh doanh. Câu 10 (NB): Quyền bầu cử và ứng cử là A. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội. B. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực kinh tế. C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực văn hóa. D. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị. Câu 11 (NB): Quyền sáng tạo của công dân bao gồm A. quyền tự do sáng tác, quyền phát triển cá nhân. B. quyền phát triển cá nhân, quyền tác giả, quyền sở hữu. C. quyền tìm hiểu khoa học, quyền sở hữu, khám phá cái mới. D. các quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ. Câu 12 (NB): Khẳng định: Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng thuộc quyền nào dưới đây? A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền bình đẳng. D. Quyền được phát triển. Câu 13 (TH): Người giải quyết khiếu nại lần đầu là người A. trực tiếp gửi quyết định hành chính bị khiếu nại. B. đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định hành chính bị khiếu nại. C. tiếp nhận đơn khiếu nại của công dân, tổ chức. D.cán bộ trong cơ quan có quyết định hành chính bị khiếu nại. Câu 14 (TH): Cá nhân đăng kí kinh doanh là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 15 (TH): Người tham gia giao thông đường bộ không đi vào đường ngược chiều, đường cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 16 (TH): Cô giáo A đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo A không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
  3. A. Đối lập B. Nhân thân C. Tham vấn D. Tài sản Câu 17 (TH): Anh K và chị T có trình độ đào tạo như nhau, cùng thi tuyển vào một vị trí và có điểm bằng nhau, nhưng công ty chỉ tuyển dụng anh K với lí do anh là nam. Trường hợp này đã vi phạm A. quyền bình đẳng về tìm việc làm giữa nam và nữ. B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. quyền bình đẳng về phân công lao động giữa nam và nữ. D. quyền bình đẳng về thực hiện quyền lao động giữa nam và nữ. Câu 18 (TH): Trong những nghĩa vụ sau của người sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất? A. Bảo vệ môi trường. B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh. Câu 19 (TH): Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Bất kì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã. B. Ngoài công an ra không ai được quyền bắt người đang bị truy nã. C. Những người chưa từng phạm tội mới được quyền bắt người đang bị truy nã. D. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền bắt người đang bị truy nã. Câu 20 (TH): Nội dung nào sau đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân? A. Công dân được bắt người đang bị truy nã. B. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm. C. Công dân được bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt. D. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng. Câu 21 (VD): Trên đường chở vợ và con gái mười tuổi về quê, xe mô tô do anh K điều khiển đã va quệt và làm rách phông rạp đám cưới do ông M dựng lấn xuống lòng đường. Anh P là em rể ông M đã đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh K và anh P. B. Anh K, ông M và anh p. C. Vợ chồng anh K, ông M và anh P. D. Anh K và ông M. Câu 22 (VD): Anh K có bằng dược sĩ nên anh đã đăng kí kinh doanh mở tiệm bán thuốc tây. Hàng tháng anh K đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. Tuy nhiên vì hám lợi anh K đã bán thêm một số mặt hàng thuốc giả. Anh K bị Thanh tra Sở Y tế lập biên bản xử phạt đình chỉ hoạt động kinh doanh. Việc làm nào của anh K đã không tuân thủ pháp luật? A. Anh K đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. B. Anh K bán thêm một số mặt hàng thuốc giả. C. Anh K đăng kí kinh doanh mở tiệm bán thuốc tây. D. Anh K bị Thanh tra Sở Y tế lập biên bản xử phạt đình chỉ hoạt động kinh doanh. Câu 23 (VD): Anh N đi thi lấy bằng lái xe 4 bánh và khi có bằng lái thì anh N liền mua một chiếc xe hơi. Trong lần đầu tiên anh lái xe đi làm biển số xe, Anh N bị Cảnh sát giao thông lập biên bản phạt tiền và giữ bằng lái xe vì anh điều khiển xe hơi chạy quá tốc độ cho phép. Việc làm nào của anh N là sử dụng pháp luật? A. Anh N mua một chiếc xe hơi. B. Anh N đi làm biển số xe
  4. C. Anh N thi lấy bằng lái xe 4 bánh. D. Anh N điều khiển xe hơi chạy quá tốc độ. Câu 24 (VD): Anh H lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây tai nạn làm chị G bị thương, tổn hại sức khỏe là 15% và xe máy bị hỏng nặng. Anh T phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Kỉ luật và dân sự. B. Dân sự và hành chính. C. Hình sự và dân sự. D. Hình sự và hành chính. Câu 25 (VD): Anh C yêu cầu các em luân phiên nhau nuôi dưỡng mẹ hàng tháng, với lí do làm như vậy mới thể hiện bình đẳng trong gia đình. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? B. anh C đúng vì tất cả các con đều có trách nhiệm với mẹ già. A. anh C đúng vì muốn mẹ có cơ hội được gần gũi với tất cả các con. C. anh C sai, vì anh cả phải có trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng mẹ. D. anh C sai, con phụng dưỡng mẹ bằng nhiều cách chứ không phải cứ thay nhau đón về nhà. Câu 26 (VD): Chị H muốn đi học cao học nhưng anh T không cho đi vì cho rằng phụ nữ không nên học cao hơn chồng mà nên giành nhiều thời gian để chăm chồng, chăm con và lo cho gia đình. Hành vi của anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về: A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. B. Việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. C. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. D. Quyền được lao động, cống hiến trong cuộc sống. Câu 27 (VD): Sau ngày tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với các bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được bố mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. trực tiếp. B. phổ thông. C. bình đẳng. D. bỏ phiếu kín. Câu 28 (VD): Ông G là chủ tịch UBND tỉnh Z đã ra một quyết định đền bù giải tỏa cho 200 hộ dân xã Y của huyện X (trực thuộc tỉnh Z) để giải phóng mặt bằng mở rộng đường quốc lộ. Hầu hết người dân đều thấy mức đền bù giải tỏa quá thấp và họ còn thu thập được chứng cứ cho thấy ông G có nhận tiển hối lộ của chủ thầu làm đường. Trong trường hợp này, người dân xã Y cần phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình A. làm đơn tố cáo ông G B. làm đơn khiếu nại ông G C. chấp hành đúng quyết định của ông G. D. làm đơn khiếu nại và làm đơn tố cáo Câu 29 (VD): Trường hợp thực hiện bầu cử nào sau đây đúng với quy định của pháp luật? A. Cha mẹ nhờ con đã thành niên đi bỏ phiếu bầu cử hộ. B. Vận động bạn bè, người thân bỏ phiếu cho một người. C. Mang phiếu về nhà, suy nghĩ kĩ rồi quay lại điểm bầu cử để bỏ phiếu. D. Không tự viết được, nhờ người viết phiếu bầu và tự bỏ vào hòm phiếu kín. Câu 30 (VD): C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây ? A. Phòng, chống tội phạm. B. Kinh doanh trái phép. C. Phòng, chống ma túy. D. Tàng trữ ma túy.
  5. Câu 31 (VD): Công ty A kinh doanh có hiệu quả, nhưng thường xuyên kê khai thuế không đúng với số liệu trên thực tế. Công ty A đã vi phạm? A. trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh. B. quan tâm của người kinh doanh. C. nghĩa vụ của người kinh doanh. D. quyền của công dân khi kinh doanh. Câu 32 (VD): Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền học tập và lao động. B. Quyền học thường xuyên, suốt đời C. Quyền học không hạn chế D. Quyền tự do học tập. Câu 33 (VDC): Anh T đã có vợ con nhưng nói với cô S là anh chưa có vợ và anh vẫn lén lút qua lại và ăn ở như vợ chồng với cô S. Cô V là bạn thân của vợ anh T vô tình phát giác ra sự việc trên đã báo cho vợ anh T biết. Vợ anh T liền thuê một nhóm người chặn đường đánh cô S khiến cô S bất tỉnh. Cô S được một số người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời nên qua khỏi cơn nguy kịch. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Anh T, cô S B. Anh T, vợ anh T C. Anh T, vợ anh T và cô S. D. Anh T, vợ anh T và cô V. Câu 34 (VDC): Anh Q ngỏ lời yêu chị K nhưng bị chị K từ chối vì chị đã có người yêu là anh H. Anh Q đe dọa là sẽ giết chị K rồi tự tử nếu chị K không yêu anh ta. Chị K kể lại mọi chuyện cho anh H nghe. Anh H đến gặp anh Q để nói chuyện và giữa họ đã xảy ra cãi vã và đánh nhau. Hậu quả là anh Q đã bị anh H đánh gãy tay. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Anh H B. Anh Q và anh H. C. Anh H, chị K D. Anh Q, anh H và chị K. Câu 35 (VDC): Anh B nhờ anh C vay anh D khoản tiền là 20 triệu đồng. Anh B làm ăn thua lỗ nên không có tiền đưa lại cho anh C để anh C trả lại cho anh D. Anh D đòi nợ anh C thì anh C nói anh D gặp anh B đòi nợ vì mình chỉ vay tiền giùm anh B. Anh D tức giận đã làm đơn tố cáo anh C ra tòa án. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự? A. Anh B và anh C B. Anh C và anh D. C. Anh B và anh D. D. Anh B, anh C và anh D. Câu 36 (VDC): Mặc dù đã có hai cô con gái ngoan ngoãn, học giỏi nhưng anh N vẫn yêu cầu vợ mình là chị P phải sinh thêm cho anh ta một đứa con trai. Chị P không đồng ý với quan điểm của chồng nên hai vợ chồng đã to tiếng với nhau. Mẹ chồng chị P là bà K biết chuyện còn nói với chị P là: “Chị đã không biết đẻ lại còn dám cãi lại chồng!”. Chị P bị áp lực nên đâm ra cáu gắt và đay nghiến các con: “Tại sao chúng mày không phải là con trai cho tao nhờ!”. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bà K, chị P. B. Anh N, bà K. C. Anh N, chị P. D. Anh N, bà K và chị P. Câu 37 (VDC): Do mâu thuẫn cá nhân nên A đã đấm vào mặt người bạn học cùng lớp 12 là T chảy máu mũi. Cha của T là ông D sau khi biết sự việc đã chặn đường A trên đường về nhà và lao vào vừa chửi vừa tát liên tiếp vào mặt A khiến mặt mũi A bầm tím. Ngay ngày hôm sau cha của A đã tìm đến nhà T vừa đập phá cổng vừa đe dọa sẽ giết chết ông D. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
  6. A. T và cha của T. B. Hai cha con A và cha của T. C. A và cha của A. D. Hai cha con T và cha của A. Câu 38 (VDC): Cô E thuê phòng trọ của bà S. Con trai của bà S là anh Q thấy cô E xinh đẹp nên để ý cô. Anh Q nói bà S cho anh ta mượn chìa khóa dự phòng của căn phòng cô E để anh ta tìm hiểu thêm về cuộc sống riêng tư của cô E. Một hôm cô E trở về phòng trọ thì phát hiện anh Q đang nằm trên giường của cô. Cô E liền báo cho bà S thì bà S nói bà sai con trai vào phòng cô để kiểm tra dây điện. Chồng của bà S là ông D cũng nói với cô E rằng đây là việc làm bình thường của chủ nhà nên cô không cần phải lo lắng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Bà S, ông D B. Anh Q, bà S. C. Anh Q, ông D D. Anh Q, bà S, ông D Câu 39 (VDC): Mặc dù ông M có tên trong danh sách họp bàn về phương án giải phóng mặt bằng thôn A nhưng vì không thích ông M nên ông Q là chủ tịch xã đã cố ý không gửi giấy mời cho ông. Ông M thấy vợ mình là bà X có giấy mời họp và được chỉ định thay mặt cho hội phụ nữ xã đề xuất về các khoản đóng góp, ông M càng bức xúc nên muốn vợ phải ở nhà. Vì bị chồng đe dọa sẽ li hôn nếu vợ không chịu nghe lời, bà X buộc lòng phải nghỉ họp. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Ông Q, bà X.B. Ông Q, ông M. C. Ông M, bà X.D. Ông Q, ông M và bà X. Câu 40 (VDC): Ông G là chủ cơ sở thu mua và chế biến tôm đông lạnh Z thường xuyên mua tạp chất do bà S là chủ tạp hóa cung cấp để bơm vào tôm nguyên liệu để tăng trọng lượng của tôm. Anh D là trưởng ban An toàn vệ sinh thực phẩm biết chuyện nhưng đã lờ đi vì anh có người bà con đang làm thuê cho cơ sở Z. Anh K là nhà báo đến tìm hiểu sự việc nhưng sau đó viết bài nói tốt cho cơ sở Z vì anh K được ông G đút lót tiền. Những ai dưới đây đã không thực hiện quyền tố cáo của công dân? A. Ông G và bà S. B. Ông G, bà S và anh K. C. Ông G, bà S và anh D. D. Anh D và anh K.