Đề thi giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 6 ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm 3 điểm Câu 1 (1 điểm): Chọn câu trả lời đúng cho những câu hỏi sau : 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc? A. Khởi nghĩa Bà Triệu . B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. C. Khởi nghĩa Lý Bí. 2. Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm: A. Năm 240 B. Năm 248 C. Năm 111 TCN D. Năm 179 TCN Câu 2 (2 điểm): Cho các từ, cụm từ sau: ( Trưng Vương, Xá thuế, Trưng Trắc, Lao dịch nặng nề, Chính quyền, Có công, Các huyện, Mê Linh). Hãy điền các từ, cụm từ trên vào chỗ chấm( ) ở dưới cho phù hợp: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, (1) được suy tôn lên làm vua, lấy hiệu là .(2) , đóng đô ở .(3). và phong chức tước cho những người (4) , lập lại (5) Các lạc tướng được giữ quyền cai quản .(6) Trưng Vương .(7). cho dân hai năm. Luật pháp hà khắc và các thứ .(8) của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ. II. Tự luận 7 điểm Câu 1 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Câu 2 (3 điểm): Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ I - VI. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIỮA HỌC KÌ II I/ Trắc nghiệm: (3đ). Câu1: (1đ): Đúng mỗi ý cho 0,5 điểm. 1- B 2- B Câu 2: (2đ): Đúng mỗi cho 0,25 diểm. * Các từ cần điền: 1- Trưng Trắc ; 2- Trưng Vương ; 3- Mê Linh ; 4- có công ; 5- chính quyền ; 6- các huyện ; 7- Xá thuế ; 8- Lao dịch nặng nề. II/ Tự luận: (7đ). Câu1: (3đ) * Nguyên nhân:
  2. - Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. (0,5đ) - Thái thú Tô Định đã giết chồng bà Trưng Trắc. (0,5đ) * Diễn biến: - Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). (0,5đ) - Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn Hai Bà đã làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. (0,5đ) * Kết quả: Thái thú Tô Định phải bỏ chốn về nước, quân giặc bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. (1đ) Câu 2: (4đ) * Về xã hội: Từ thế kỷ I-VI nhà Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp nắm quyền đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn (1đ) * Về văn hoá: - Ở các quận nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, phong tục, tập quán Hán được du nhập vào nước ta. (1đ) - Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống phong tục của mình (nhuộm răng , ăn trầu, làm bánh trưng bánh dày ) (1đ) * Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên mình vì: - Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, xong chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em ăn học, còn đại đa số dân nghèo không có tiền cho con ăn học. (0,5đ) - Phong tục tập quán, tiếng nói là đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc của người Việt, có sức sống mãnh liệt (0,5đ) TRƯỜNG THCS XUÂN DỤC KIỂM TRA HỌC KÌ II Họ tên: Phạm Bảo Hiên Năm học 2017 - 2018 Lớp: 6A MÔN: LỊCH SỬ Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của cô giáo Đã kt Đã kt ĐỀ BÀI Câu 1: Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân? Câu 2: Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân. Câu 3: Nước Cham-pa độc lập ra đời trong hoàn cảnh nào?
  3. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch Sử Câu 1: Diễn biến khởi nghĩa: Năm 542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. Hào kiệt khắp nơi nổi dậy hưởng ứng. Gần ba tháng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. Nhà Lương đã hai lần đưa quân sang đàn áp nhưng đề bị quân ta đánh bại. Sau khi tháng lợi Lí Bí lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Lí Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch . Sự thành lập nước Vạn Xuân. 544 Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế). Đặt tên nước là Vạn Xuân. Kinh đô ở sông Tô Lịch (Hà Nội). Niên hiệu là Thiên Đức. Đứng đầu là Lý Nam Đế, với hai ban văn (Tinh Thiều), võ (Phạm Tu); Triệu Túc giúp vua coi mọi việc . Câu 2: Việc đặt tên nước là Vạn Xuân: thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn,khẳng định ý chí giành độc lập. Câu 3:
  4. Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam) gồm 5 huyện. Huyện Tượng Lâm là huyện xa nhất của quận Nhật Nam (từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh) là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa (người Chăm cổ), thuộc nền văn hóa đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển, bị nhà Hán đô hộ Do căm phẫn chính sách tàn bạo của nhà Hán. Thế kỷ II lợi dụng nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập (192-193) Khu Liên tự xưng vua.đặt tên nước là Lâm Ấp. Dùng quân sự mở rộng lãnh thổ (từ Hoành Sơn đến Phan Rang) đổi tên nước là Cham-Pa. Đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam)