Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Đề số 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Đồng Bành

doc 9 trang thungat 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Đề số 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Đồng Bành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_de_so_02_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Đề số 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Đồng Bành

  1. SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN KÌ THI HỌC KÌ I LỚP 10 NĂM HỌC 2018 -2019 TRƯỜNG THPT ĐỒNG BÀNH Môn thi: Ngữ văn ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 02 Ngày thi: 25 /12/2018 (Đề gồm có 01 trang, 02 câu) PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. “ Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người - đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!” Trích Tiếng ru – Sáng tác: Tố Hữu. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? Câu 2: Cho biết ý nghĩa của hai câu thơ sau: Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ thứ hai ? Câu 4: Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) trình bày cách hiểu của anh (chị) về quan niệm sống được nêu ra trong đoạn thơ? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm). Phân tích vẻ đẹp bài thơ “ Tỏ lòng ” – Phạm Ngũ Lão. Phiên âm Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Dịch thơ Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu Hết . Họ và tên: Lớp:
  2. SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN KÌ THI HỌC KÌ I LỚP 10 NĂM HỌC 2018 -2019 TRƯỜNG THPT ĐỒNG BÀNH Môn thi: Ngữ văn ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ: 02 Ngày thi: 25 /12/2018 (Đề gồm có 01 trang, 02 câu) I. Chuẩn kiến thức, kỹ năng 1. Kiến thức - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 10 Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức đọc hiểu một văn bản thông thường + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: Kĩ năng phân tích và cảm nhận thơ trữ tình trung đại 2. Kĩ năng - Biết cách đọc hiểu một văn bản thông thường - Biết vận dụng những tri thức và kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện ngắn. Từ đó hình thành cho học sinh những năng lực: + Thu thập thông tin liên quan đến văn bản. + Giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản. + Đọc – hiểu thơ trữ tình trung đại theo đặc trưng thể loại. + Trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. + Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. + Năng lực giao tiếp tiếng Việt: Biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng của cá nhân, thể hiện tình cảm phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. II. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “Thơ trung đại Việt Nam" theo định hướng năng lực: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao - Nêu thông tin về - Vận dụng hiểu biết về - Vận dụng đặc điểm tác giả (cuộc đời, tác giả (cuộc đời, con phong cách nghệ thuật con người, phong người), hoàn cảnh ra đời của nhà thơ vào hoạt cách nghệ thuật), của tác phẩm để lý giải động tiếp cận và đọc về tác phẩm (xuất nội dung, nghệ thuật hiểu văn bản. xứ, hoàn cảnh ra của bài thơ. đời). - Nhận ra đề tài, - Hiểu được cội - Vận dụng hiểu biết về - Từ đề tài, cảm hứng,
  3. cảm hứng, thể thơ. nguồn nảy sinh cảm đề tài, cảm hứng, thể thể thơ tự xác định hứng. thơ vào phân tích, lý được con đường phân - Hiểu được đặc giải giá trị nội dung và tích một văn bản mới điểm cơ bản của thể nghệ thuật. cùng thể tài (thể loại, thơ. đề tài). - Nhận diện chủ thể - Cảm hiểu tâm - Biết đánh giá tâm - Biết bình luận, đánh trữ tình, đối tượng trạng, tình cảm của trạng, tình cảm của giá đúng đắn những ý trữ tình, thế giới nhân vật trữ tình nhân vật trữ tình. kiến, nhận định về các hình tượng (thiên trong bài thơ. - Khái quát hóa về đời tác phẩm thơ đã được nhiên, cảnh vật, - Phân tích được ý sống tâm hồn, nhân học. không gian, thời nghĩa của thế giới cách của nhà thơ. - Liên hệ với những gian ) trong bài hình tượng đối với - So sánh giữa tính quy giá trị sống hiện tại thơ. việc thể hiện tình phạm và sự phá vớ tính của bản thân và những cảm, cảm xúc của quy phạm trong một số người xung quanh. nhân vật trữ tình. tác phẩm thơ tiêu biểu - Biết cách tự nhận - Giải thích được diện, phân tích và đánh tâm trạng của nhân giá thế giới hình vật trữ tình trong bài tượng, tâm trạng của thơ. nhân vật trữ tình trong những bài thơ khác, tương tự, cùng thể tài. - Phát hiện các chi - Lý giải ý nghĩa, tác - Đánh giá giá trị nghệ - Khái quát giá trị, tiết, biện pháp nghệ dụng của các biện thuật của tác phẩm. đóng góp của tác phẩm thuật đặc sắc (từ pháp nghệ thuật. đối với sự đổi mới thể ngữ, biện pháp tu loại, nghệ thuật thơ, xu từ, câu văn, hình hướng Việt hoá thơ ảnh, nhạc điệu, bút Đường luật và sự phá pháp ) vỡ tính quy phạm trong thơ ca trung đại - So sánh với những đặc trưng nghệ thuật của thơ ca trung đại. - Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tương tự không có
  4. trong chương trình. Câu hỏi : Bài nghị luận Bài tập : 1. Bài nghị luận văn học (bài viết) : - Bài cảm nhận, phân tích đoạn thơ/bài thơ. - Bài so sánh các tác phẩm thơ (hoặc so sánh đoạn/khổ/tâm trạng nhân vật trữ tình ) - Bài bình luận các ý kiến, nhận định về tác phẩm thơ. - Bài tự chọn theo một trong những định hướng cho trước, có/không giới hạn về số từ. 2. Bài thuyết minh, thuyết trình, hùng biện (bài nói) : - Bài thuyết minh về tác giả. - Bài thuyết trình về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ. - Hùng biện về một chủ đề đặt ra trong tác phẩm thơ. 3. Bài nghiên cứu, báo cáo khoa học (Tập dượt nghiên cứu khoa học) - Cá nhân thực hiện (theo kĩ thuật “hợp đồng”). - Nhóm thực hiện (theo kĩ thuật “dự án”). III. Câu hỏi và bài tập minh hoạ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao Câu 1: Nêu chính Câu 1: Nêu ý nghĩa về Câu 1: Phân tích bài Câu 1: Cảm hứng chủ xác tên tác giả bài bức tranh thiên nhiên thơ đạo trong bài thơ Cảnh thơ Tỏ lòng, Nhàn, Cảnh ngày hè trong bài Cảnh ngày hè của ngày hè của Nguyễn Độc Tiểu Thanh kí, thơ cùng tên của Nguyễn Trãi. Trãi Cảnh ngày hè? Nguyễn Trãi. Câu 2: Phân tích bài Câu 2: Cảm hứng thế Câu 2: Xác định Câu 2: Quan niệm thơ Nhàn của Nguyễn sự trong bài thơ Nhàn- thể thơ của bài thơ triết Lý nhân sinh Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm Tỏ lòng, Nhàn, trong bài thơ Cảnh Câu 3: Cảm nhận của Câu 3: Vẻ đẹp nhân Độc Tiểu Thanh kí, ngày hè của Nguyễn em về bài thơ Tỏ lòng cách của nhà thơ Phạm Cảnh ngày hè? Trãi. Câu 4: Phân tích bài Ngũ Lão Câu 3: Nêu những Câu 3: Ý nghĩa nhan thơ Tỏ lòng Câu 4: Phân tích bài nét cơ bản về nội đề bài thơ Tỏ lòng thơ Tỏ lòng để làm nổi
  5. dung và nghệ thuật Câu 4: Em hiểu như bật lên hào khí Đông Tỏ lòng, Nhàn, thế nào về quan niệm A trong bài thơ. Độc Tiểu Thanh kí, chí làm trai trong bài Cảnh ngày hè? thơ IV. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề Thấp Cao I. Đọc hiểu Xác định - Cho biết ý Viết đoạn văn phương thức nghĩa của khoảng (5 – 7 biểu đạt của hai câu thơ câu) trình bày đoạn văn bản trên? sau: cách hiểu của Con người anh (chị) về muốn sống, quan niệm con ơi sống được nêu Phải yêu ra trong đoạn đồng chí, thơ? yêu người anh em. - Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ thứ hai ? Số câu: 1 2 1 3 Số điểm 0, 5 1,5 1 3,0 Tỉ lệ: 5% 15% 10% 30% II. Nghị Phân tích vẻ luận văn đẹp bài thơ “ học Tỏ lòng ” – Phạm Ngũ Lão. Số câu: 1 1 Số điểm 7,0 7,0
  6. Tỉ lệ: 70% 70% Tổng số câu: 1 2 1 1 5 Số điểm 0, 5 1,5 1 7,0 10 Tỉ lệ: 5% 15% 10% 70% 100% V. Đề kiểm tra: PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. “ Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người - đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!” Trích Tiếng ru – Sáng tác: Tố Hữu. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? Câu 2: Cho biết ý nghĩa của hai câu thơ sau: Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ thứ hai ? Câu 4: Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) trình bày cách hiểu của anh (chị) về quan niệm sống được nêu ra trong đoạn thơ? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm). Phân tích vẻ đẹp bài thơ “ Tỏ lòng ” – Phạm Ngũ Lão. Phiên âm Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Dịch thơ Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
  7. VI. Hướng dẫn chấm Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm): Câu Đáp án Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự. 0,5 điểm Câu 2 Ý nghĩa: Lời khuyên cho mỗi chúng ta về quan niệm sống hòa nhập, 0,75 điểm chan hòa, yêu thương, đoàn kết, chia sẻ Câu 3 - Ẩn dụ: “Một ngôi sao” “Một thân lúa” “Một người”: Chỉ sự nhỏ 0,75 điểm bé, cô đơn, riêng lẻ. - Ý nghĩa: Khẳng định con người không thể tồn tại nếu sống tách biệt, riêng lẻ, không có tình yêu thương Câu 4 - Kỹ năng: 0,25 điểm + Viết đủ dung lượng câu (có thể thiếu hoặc thừa không quá một câu). + Trình bày mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả. - Kiến thức: + Sống phải có tình yêu thương, gắn bó, đoàn kết. 0,25 điểm + Phê phán những người có lối sống ích kỉ, nhỏ nhoi. 0,25 điểm + Bài học nhận thức của bản thân. 0,25 điểm II. Phần II: Làm văn (7,0 điểm). Ý Đáp án Điểm a HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 0,5 điểm được các yêu cầu sau: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. b Xác định được vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng con người, 0,5 điểm quân đội nhà Trần và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ. c 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 0,25 điểm - Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng con 0,25 điểm người, quân đội nhà Trần và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ. 2. Thân bài: a.Vẻ đẹp hình tượng người lính và quân đội nhà Trần: - Vẻ đẹp hình tượng người lính: thể hiện qua tư thế “ hoành sóc”, 1,0 điểm không gian và thời gian người tráng sĩ xuất hiện mang tầm vóc kì vĩ, lớn lao. - Vẻ đẹp quân đội: Phân tích hình ảnh so sánh “ ba quân như hổ 1,0 điểm
  8. báo” và phóng đại“ nuốt trôi trâu”. Sức mạnh như vũ bão của quân đội nhà Trần. b. Vẻ đẹp lí tưởng, nhân cách nhà thơ: - Phân tích quan niệm về: “chí nam nhi’– chí nam nhi mang ý nghĩa 1,0 điểm tích cực gắn trách nhiệm con người với vận mệnh tổ quốc. - Phân tích điển tích Vũ Hầu, chỉ ra ý nghĩa cái “thẹn” trong nhân 1,0 điểm cách nhà thơ: Khát khao lập nên công danh sự nghiệp lớn lao và một tấm lòng tận trung báo quốc trọn đời của nhà thơ c. Đánh giá: 0,5 điểm + Nghệ thuật: bài thơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, thiên về gợi chứ không tả; sử dụng hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tầm vóc vũ trụ . + Nội dung: Vẻ đẹp nhân cách nhà thơ với tư tưởng “ trung quân ái quốc” . Qua đó thấy được vẻ đẹp con người và sức mạnh thời đại của một trang lịch sử của dân tộc. 3. Kết bài 0,5 điểm - Khẳng định tấm lòng, tài năng nhà thơ Phạm Ngũ Lão. - Khẳng định ý nghĩa, sức sống bài thơ. - Bài học rút ra cho thế hệ trẻ ngày nay. d Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0,5 điểm mẻ về vấn đề nghị luận. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu trong tiếng Việt.
  9. Chi Lăng,ngày /12/2018 Chi Lăng,ngày /12/2018 Chi Lăng, ngày 14/12/2018 Lãnh đạo duyệt Người thẩm định Người ra đề Hoàng Mạnh Hùng. Hoàng Lan Phương Hoàng Tùng