Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1890
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐỀ NGHỊ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm) Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện.Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 cây số.Khi bước ra khỏi xe,anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. -Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở-nhưng cháu chỉ có 75 xu,trong khi giá một bông đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: -Đến đây,chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi tặng mẹ anh. Xong xuôi,anh hỏi cô bé có cần đi xe về nhờ không.Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: -Dạ chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang,nơi có một phần mộ mới vừa đắp.Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: -Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong,nó ân cần đặt bông hồng lên mộ. Tức thì,anh quay lại tiệm bán hoa,hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp.Suốt đêm đó,anh đã lái mạch 300 cây số về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.(trích “Quà tặng cuộc sống”) Câu 1: Nhan đề nào cho phù hợp với câu chuyện trên? (1 điểm) Câu 2: Điều gì đã làm anh thanh niên hủy dịch vụ điện hoa để tự mình mang hoa về tặng mẹ? (1 điểm) Câu 3: Ai gặp cô bé cũng sẽ hành động như thanh niên (mua hoa và chở cô bé đến mộ) .Em có đồng ý như vậy không? Giải thích câu trả lời. (1 điểm) Câu 4: Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn khoảng một trang giấy thi về bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản trên. (5 điểm) . PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN (12 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Hãy viết một bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm trình bày suy nghĩ của em. HẾT
  2. HƯỚNG DẪN ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm) 1- Bông hồng tặng mẹ Tình mẫu tử Tình mẹ (1 điểm) 2- Từ hành động của cô bé , chàng trai đã huỷ dịch vụ điện hoa để muốn tận tay tặng mẹ đoá hoa trân trọng tình mẹ khi mẹ còn sống (1 điểm) 3- Hành động như chàng trai : đó là cách ứng xử của tình thương . 4- - Yêu cầu hình thức:( 1 điểm ) – Văn bản nghị luận ngắn , diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả. - Yêu cầu về nội dung: :( 4 điểm )Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi bật luận điểm. Giới thiệu vấn đề: tình mẫu tử, tình thương , lòng nhân ái của con người (0,5 đ) Giải quyết vấn đề: -Nhận thức: nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống (1 đ) trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng (1đ) -Hành động : Hãy yêu mẹ và về với mẹ khi đang có thể (1 đ) Biết hạnh phúc với những gì mình đang có Kết thúc vấn đề: tóm lại , liên hệ bản thân (0,5 đ) Lưu ý Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Cho điểm lẻ đến 0,5 điểm. II. PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN: (12.0 điểm) A. Yêu cầu chung *Kiến thức: Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận cách làm bài văn lập luận giải thích –chứng minh (có kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm) - Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành * Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của mình về một vấn đề trong đời sống xã hội. * Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân. B. Dàn bài gợi ý Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ. a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con: - Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. - Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. - Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua
  3. Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy: - Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. - Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. - Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. Vai trò của tình mẫu tử: - Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. - Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. - Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. * Lưu ý: 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục. 2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, điểm lẻ đến 0, 5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, giám khảo cần bàn bạc, thống nhất để định ra các thang điểm cụ thể. C-Biểu điểm: -11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt. -9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt. -7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt -5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt -3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt -1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng lặp, lủng củng. -0 điểm: Để giấy trắng. HẾT