Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Liễn Sơn (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Liễn Sơn (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam.docx
Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Liễn Sơn (Có ma trận và đáp án)
- SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC MA TRẬN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Môn Ngữ văn 11. Năm học 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11 và phát triển năng lực của học sinh, lấy điểm học kì 2. - Đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận - Từ kết quả kiểm tra, học sinh điều chỉnh cách học và Giáo viên điều chỉnh cách dạy. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN NỘI DUNG Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng Cộng hiểu cao Ngữ liệu: - Nhận biết các - Hiểu - Đưa ra thông Văn bản văn phương thức biểu được điệp từ việc học đạt trong văn bản. nội dung hiểu nội dung - Tiêu chí lựa - Từ việc hiểu nội của một trong văn bản. Đọc chọn ngữ dung, học sinh số câu hiểu liệu: một văn nhận diện một tác văn bản hoàn phẩm trong chương trong chỉnh trình đề cập đến văn bản. nội dung đó. Số câu 2 1 1 0 4 Tổng Số điểm 1.0 1.0 1.0 0 3,0 Tỉ lệ 10%% 10% 10% 0 30% Làm văn Câu 1: Nghị - Vận dụng luậnXã hội kiến thức xã -Trình bày hội, kĩ năng suy nghĩ về viết đoạn văn vấn đề xã hội trình bày suy đặt ra trong nghĩ của mình văn bản đọc về ý kiến đặt ra hiểu ở phần I trong phần Đọc hiểu. Câu 2: Nghị - Vận luận về một dụng kiến tác phẩm văn thức về học văn học, về tác phẩm “Vội vàng” và nhà thơ Xuân Diệu để cảm nhận tình yêu cuộc sống
- của Xuân Diệu qua đoạn thơ. Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2 5 7,0 Tỉ lệ 70% 20% 50% Tổng Số câu 2 1 2 1 6 cộng Số điểm 1.0 1.0 3 5 10,0 Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100% SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Môn Ngữ văn 11. Năm học 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
- I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang". Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm. (Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm) Câu 2. Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả. (0.5 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."? (1.0 điểm) Câu 4. Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc. (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan điểm: "Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất." (2.0 điểm) Câu 2. Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: (5.0 điểm) “Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) Họ và tên học sinh: Lớp (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Hết SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Môn Ngữ văn 11. Năm học 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm
- I Đọc – hiểu văn bản 3,0 1 - Phương thức biểu đạt của văn bản: Phương thức nghị luận 0,5 2 - Văn bản: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức 0,5 - Tác giả: Nguyễn An Ninh 3 Tiếng nói là Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối 1,0 dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai: - Tiếng nói là tài sản văn hóa tinh thần thế hệ cha ông trong quá khứ đã tạo dựng và để lại. - Tiếng nói nằm trong kí ức: Tiếng nói đã được bao thế hệ trong quá khứ sử dụng. - Nối dài trong hiện tại: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói tức là thừa hưởng, phát huy và sáng tạo di sản của cha ông. - Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói còn là cách để gìn giữ, lưu truyền cho con cháu mai sau. 4 - Trân trọng tiếng nói của dân tộc mình và tất cả tiếng nói của dân tộc khác. 1,0 - Biết nói những lời tốt đẹp, những lời yêu thương, những lời thành thực và tránh xa lộng ngữ, tà ngôn. II 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan điểm: Và muôn đời, lời 2,0 nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh chặt chẽ; 0,5 diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề. Yêu cầu về kiến thức: 1,5 * Giới thiệu quan điểm: muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. * Giải thích: Lời nói thành thực là lời nói đúng sự thật, không đặt điều, là lời xuất phát từ lòng chân thành, không giả tạo. * Bàn luận: - Lời nói thành thực là lời hay nhất bởi: + Nó xuất phát từ một nhân cách đẹp. + Người nói lời thành thực được quý mến, yêu thương, đem đến niềm tin trong các mối quan hệ. + Giúp cho xã hội, cộng đồng trong sạch. - Không thành thực trong lời nói biến con người ta thành kẻ đạo đức giả, gian dối, tha hóa nhân cách. * Bài học: - Nhận thức được thành thực trong lời nói là phẩm chất cần phải có để hoàn thiện nhân cách. - Biết nói lời thành thực trong cuộc sống. 2 Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình yêu cuộc đời của Xuân Diệu. 0,25 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0,5
- 2 Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ 2.1 Về nội dung * Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc ngay trong tầm tay của chúng ta: - Đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui và sức sống, 2,0 được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật +) Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất =>Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn. +) Âm thanh: khúc tình si của yến anh - Bức tranh thiên nhiên ấy còn được vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật được hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa trẻ tuổi, say đắm. Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý. => Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu. - Bức tranh thiên nhiên đời sống con người càng đằm thắm, đáng yên hơn khi: “Mỗi môi gần” => Với Xuân Diệu cuộc sống là vui và mùa xuân là đẹp nhất. * Tâm trạng của nhà thơ 0,5 - Niềm sung sướng hân hoan, vui say ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian. - Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi sống giữa mùa xuân. 2.2 Về nghệ thuật 0,5 - Mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống; quan niệm thẩm mĩ hiện đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác. - Cấu trúc dòng thơ hiện đại. 2.3 Đánh giá 0,5 - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. - Tình yêu đời của Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề cần nghị 0,25 luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Tổng điểm : I + II = 10 điểm 10 Hết