Đề kiểm tra lại trong hè môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh

doc 6 trang thungat 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lại trong hè môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lai_trong_he_mon_ngu_van_khoi_11_nam_hoc_2017_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra lại trong hè môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh

  1. SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ-NĂM HỌC 2017 – 2018 TT. GDNN-GDTX Q. TÂN PHÚ Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NƠI DỰA Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia ? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách. (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Vì sao em biết ? Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên. Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời? Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. II. PHẦN LÀM VĂN: ( 6.0 điểm) CÂU 1( 3,0 điểm): Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về một phẩm chất đẹp mà người thanh niên học sinh ngày nay cần phải rèn luyện. CÂU 2( 3,0 điểm): Cảm nhận về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích sau: “ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng. Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương.” (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, Ngữ văn 10, tập hai, NXB GD, Tr.88) HẾT ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm).
  2. SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ-NĂM HỌC 2017 – 2018 TT. GDNN-GDTX Q. TÂN PHÚ Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian phát đề ) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát [ ] Mẹ! Có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi Là cho - đi - không - đòi lại - bao giờ (Trích “Ngày xưa có mẹ” - Thanh Nguyên) a. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ chủ yếu của văn bản. b. Nêu tên và tác dụng của 02 biện pháp tu từ trong văn bản. c. Anh/chị hiểu như thế nào về những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.” d. Từ dòng cuối của đoạn thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi/ Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của mình về tình mẹ. II. PHẦN LÀM VĂN: ( 6.0 điểm) CÂU 1( 3,0 điểm): Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về một phẩm chất đẹp mà người thanh niên học sinh ngày nay cần phải rèn luyện. CÂU 2( 3,0 điểm): Cảm nhận về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích sau: “ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng. Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương.” (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, Ngữ văn 10, tập hai, NXB GD, Tr.88) HẾT ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm).
  3. SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ-NĂM HỌC 2017 – 2018 TT. GDNN-GDTX Q. TÂN PHÚ Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn." (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Vì sao em biết ? Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh ? Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"? Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào? Câu 5. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. II. PHẦN LÀM VĂN ( 5.0 điểm) : Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tràng giang” của Huy Cận: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mải nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. (Trích Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) HẾT ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm).
  4. SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ-NĂM HỌC 2017 – 2018 TT. GDNN - GDTX Q. TÂN PHÚ Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CHÂN QUÊ Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm nay em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Nguyễn Bính, Tâm hồn tôi - 1940, Nguyễn Bính tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2007 ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Vì sao em biết ? Câu 2. Nêu thông điệp tư tưởng tác giả gửi gắm qua văn bản. Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ? “Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê” Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về lời van nài của chàng trai: "Van em em hãy giữ nguyên quê mùa". Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/chị về ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay. II. PHẦN LÀM VĂN ( 5,0 điểm) : Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận: “ Bèo dạt về đâu hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ; bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời non nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.” (Trích Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) HẾT ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm).
  5. SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ-NĂM HỌC 2017 – 2018 TT. GDNN- GDTX Q. TÂN PHÚ Môn: NGỮ VĂN – LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5,0 điểm) : Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? ” (Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Câu 2. Xác định nội dung của đoạn văn bản trên. Câu 3. Xác định kiểu câu của các câu (1), (2) và (4) trong đoạn văn. Xác định mục đích nói của các câu đó. Câu 4. Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực. II. PHẦN LÀM VĂN: ( 5.0 điểm) a. Chép lại theo trí nhớ bản phiên âm và dịch thơ tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh (trong Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2). b. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng. HẾT ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm).
  6. SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ-NĂM HỌC 2017 – 2018 TT. GDNN-GDTX Q. TÂN PHÚ Môn: NGỮ VĂN – LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút ( không tính thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5,0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” (Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nội dung đoạn trích trên là gì ? Câu 3. Câu văn ” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” là loại câu gì? Câu 4. Dấu chấm lửng trong câu văn: ” Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ” được dùng để làm gì? Câu 5. Trong câu : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, .” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó? II. PHẦN LÀM VĂN ( 5.0 điểm): HÃY CHỌN 1 TRONG 2 ĐỀ BÀI SAU Đề 1: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Đề 2: Em hãy viết bài văn giải thích câu nói của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi. HẾT ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm).