Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 3530
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_20.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Thanh Chương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2018-2019 (Đề gồm 01 trang) Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: Đọc – hiểu: (2 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cá rô và vịt Cá rô lóc lách lên bờ, đến khi nước rút, bị mắc cạn trên một vũng khô. Tưởng mình sắp chết, may mắn thấy bầy vịt đi qua, cá rô bèn năn nỉ: – Làm ơn cho xin ít nước, không tôi chết mất! Bầy vịt đáp: – Cứ nằm đợi đấy đi, để chúng tôi đi kiếm ăn một lát rồi chiều sẽ đem nước về cho cá bơi. Nói xong, bầy vịt lũ lượt ra đồng. Cá rô nằm chờ suốt một ngày giữa trời nắng gắt. Chiều đến, bầy vịt đem về cho đầy tràn một vũng nước nhưng khi đó cá đã chết khô rồi. (Theo nguồn Internet) Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2. Xét theo cấu tạo, các từ sau đây thuộc loại từ nào: May mắn, vũng nước, năn nỉ, cá rô. Câu 3. Trong câu chuyện, cá rô ở vào tình thế như thế nào? Câu 4. Nêu ý nghĩa của câu chuyện? Phần II. Làm văn: (8 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) Viết đoạn văn cảm nhận về bốn câu thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.” ( Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập 1 trang 81, NXB GD Việt Nam, năm 2011) Câu 2: (5 điểm) Sau tám năm xa cách, cha con anh Sáu ( Truyện Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1) gặp lại nhau. Hãy đóng vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ đó( Kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận). Hết Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD:
  2. PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KSCL HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: Ngữ Văn 9 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Phần 1. Đọc hiểu (2.0 điểm) Câu 1: Ngôi kể thứ 3(0,25 điểm) Câu 2: Xác định đúng mỗi từ cho 0,25 điểm ( tổng 1,0 điểm), cụ thể: - Từ ghép: vũng nước, cá rô - Từ láy: may mắn, năn nỉ Câu 3: Xác định được tình thế của cá rô: bị mắc cạn trên một vũng khô -> 0,25 điểm. Câu 4: HS trả lời được một trong các ý sau đều cho điểm tối đa:(0,5 điểm) - Những việc cấp thiết, cần thiết thì nên làm ngay đừng để quá muộn. - Hãy biết yêu thương, quan tâm người khác một cách đúng lúc, kịp thời. * Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa. Phần 2. Tập làm văn (8.0 điểm) Câu 1 (3 điểm). Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Về kĩ năng - Biết cách viết đúng một đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ có cấu trúc hoàn chỉnh. - Biết bám vào những chi tiết, hình ảnh thơ để có được những cảm nhận chính xác. - Dùng từ, đặt câu chính xác; lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp 2. Về kiến thức HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý: *Giới thiệu được vị trí, xuất xứ của bốn câu thơ .
  3. * Cảm nhận cụ thể: - Nghệ thuật: Dùng hình ảnh ước lệ, tượng trưng; phép tu từ nhân hóa, liệt kê, ẩn dụ ; - Nội dung: + Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thúy Vân + Dự cảm về tương lai số phân của nhân vật + Thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca vẻ đẹp nhân vật của tác giả + Khẳng định tài năng trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du. Lưu ý: Khuyến khích những bài làm sáng tạo, giàu cảm xúc. * Cho điểm: - Đảm bảo các yêu cầu trên cho 3,0 điểm. - Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc một vài lỗi nhẹ về hình thức cho 2.5 điểm. - Đảm bảo ½ các yêu cầu trên cho 1.5 điểm. - Nếu bài làm có nội dung sơ sài, chung chung cho 1.0 điểm. - Nếu HS trình bày thành nhiều đoạn văn thì cho không quá ½ số điểm. Câu 2 (5,0 điểm). Cần bảo đảm những yêu cầu sau: 1. Về kỹ năng: - Xác định đúng yêu cầu của đề. - Tạo lập được một bài văn kể chuyện tưởng tượng có bố cục hoàn chỉnh, người kể là bé Thu, nội dung, diễn biến câu chuyện hợp lí. - Kết hợp với yêu tố miêu tả nội tâm và nghị luận hiệu quả. - Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Về kiến thức: HS tưởng tượng và kể lại đoạn trích “Chiếc lược ngà” một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng đảm bảo tính logic và ý nghĩa. HS lựa chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” (Bé Thu), thứ tự kể hợp lí. Cần đảm bảo các sự việc chính sau: - Sau tám năm xa cách, ba con ông Sáu gặp lại nhau. - Tình cảm, thái độ và tâm trạng của ba con ông Sáu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà và trong giây phút chia tay. 3. Biểu điểm: - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 5,0 điểm. - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn có một số hạn chế => 4,0 điểm. - Nếu đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng chỉ viết thành một đoạn văn thì cho không quá 2.5 điểm. - Nội dung bài viết còn sơ sài, kể lại nguyên câu chuyện hoặc sai ngôi kể => 1.0 điểm. Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Hết