Đề thi khối C, D học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

doc 8 trang thungat 2000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khối C, D học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khoi_c_d_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề thi khối C, D học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

  1. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI KHỐI C, D KÌ I - LỚP 10 TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) A. Mục đích kiểm tra, đánh giá Đánh giá năng lực Đọc hiểu và năng lực tạo lập văn bản của học sinh. B. Khung ma trận đề thi Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng cao NLĐG I. Đọc hiểu - Nhận biết: - Khái quát - Nhận xét, - Ngữ liệu: + Phương được chủ đề, đánh giá tư 01 đoạn thức biểu nội dung của tưởng, quan trích hoặc đạt của văn văn bản. điểm, tình văn bản. bản. - Hiểu được cảm của tác -Tiêu chí: + Các nhân quan điểm của giả trong văn +Dài tố của hoạt tác giả thể hiện bản. khoảng 200 động giao trong văn bản. - Nhận xét về chữ. tiếp bằng - Hiểu được một giá trị nội + Nội dung ngôn ngữ. nghĩa của từ, dung, nghệ đề cập + Các biện câu, hình thuật của văn những vấn pháp tu từ. ảnh trong bản. đề gần gũi, văn bản - Rút ra bài học phù hợp với - Phân tích tác cuộc sống từ tâm lí, trình dụng của các văn bản. độ học sinh. biên pháp tu từ: - Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản Số câu 01 02 01 04 Số điểm 0,5 2 0,5 3,0 Tỉ lệ 5% 20% 5% 30% II. Tạo lập Viết đoạn văn Viết bài văn văn bản khoảng 150 nghị luận chữ bàn về một văn học về vấn đề đặt ra một số tác trong văn bản phẩm Văn học trung đại trong chương trình. Số câu 01 01 02 Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ 20% 50% 70%
  2. Tổng cộng Số câu 01 02 02 01 06 Số điểm 0,5 2,0 2,5 5,0 10,0 Tỉ lệ 5% 20% 25% 50% 100 % C. Biên soạn đề thi Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. (3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé! (Băng Sơn – Hương làng) Câu 1. (0, 5 điểm) Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là gì? Câu 2. (1, 0 điểm) Nêu nội dung chính của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bản trên Câu 3. (0, 5 điểm) Tác giả muốn nói gì qua câu: “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!” Câu 4. (1, 0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan niệm sau của tác giả hay không? Vì sao? “Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió”. Phần II. Tạo lập văn bản Câu 1. (2, 0 điểm). Từ nội dung văn bản trên, anh/chị hãy bày tỏ tình yêu làng xóm, quê hương của bản thân bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ). Câu 2. (5, 0 điểm).
  3. Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ngợi ca là “Hào khí Đông A”. Thơ văn đời Trần là tiếng lòng của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Qua việc tìm hiểu bài thơ “Thuật hoài” ( Tỏ lòng ), anh/ chị làm rõ “tiếng lòng”của danh tướng Phạm Ngũ Lão và liên hệ với lí tưởng sống của thanh niên ngày nay. Phiên âm Thuật hoài Hoành sóc giang san kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. Dịch thơ Tỏ lòng Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. Hết
  4. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHỐI C, D TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM KỲ I - LỚP 10 NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút( không kể thời gian phát đề) (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Biểu 1 0,5 cảm Nội dung chính của các đoạn 2-3-4 : nói về những mùi thơm cụ thể của làng mình và sự lan tỏa của nó trong 2 1,0 không gian qua câu: “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!”, tác giả I muốn bày tỏ : 3 -Niềm tự hào trước vẻ đẹp quê hương 0,5 -Niềm khát khao gìn giữ những nét đẹp văn hóa quê hương HS có thể trả lời ” có” hoặc ” không” . Nhưng trả lời “có ” sẽ được điểm cao hơn 4 Lí giải : Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu dàng, bền 1,0 vững và “lành” chứ không giả tạo như mùi nước hoa TẠO LẬP VĂN BẢN 7,0 Trình bày ý kiến về tình yêu Tổ quốc. 2,0 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn có độ dài 0,25 khoảng 150 chữ. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn theo định hướng sau: Hs có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng trong 1 đoạn văn cần đảm bảo được các ý: - Thế nào là tình yêu làng xóm, quê hương? II 1,0 Tình yêu đó thể hiện bằng những việc làm cụ thể nào? - Bản thân đã làm những việc gì thể hiện tình yêu làng xóm, quê hương? d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu 0,25 sắc về vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, 0,25 chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi 2 và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc 5.0 bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng
  5. Phạm Ngũ Lão a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0,5 triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. 0,5 Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng Phạm Ngũ Lão c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác phẩm, nội dung chính của 0,5 bài thơ * Nêu nội dung cần nghị luận. 0,25 * Nội dung chính: - Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. - Người chiến sĩ “bình Nguyên” mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công để đền ơn vua, báo nợ nước. 1,5 -“Thuật hoài” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời "Hào khí Đông-A". * Liên hệ lí tưởng sống của thanh niên ngày nay. * Bài học cho bản thân 1,0 - Bài học về lòng yêu nước, tinh thần cảnh giác, ý thức cống hiến . d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ 0,5 sâu sắc về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, 0,25 dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm Lưu ý chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  6. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2 phần làm văn chỉ viết một đoạn văn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. Hết
  7. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI KHỐI C, D KÌ I - LỚP 10 TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. (3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé! (Băng Sơn – Hương làng) Câu 1. (0, 5 điểm) Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là gì? Câu 2. (1, 0 điểm) Nêu nội dung chính của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bản trên Câu 3. (0, 5 điểm) Tác giả muốn nói gì qua câu: “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!” Câu 4. (1, 0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan niệm sau của tác giả hay không? Vì sao? “Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió”. Phần II. Tạo lập văn bản Câu 1. (2, 0 điểm). Từ nội dung văn bản trên, anh/chị hãy bày tỏ tình yêu làng xóm, quê hương của bản thân bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ). Câu 2. (5, 0 điểm). Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ngợi ca là “Hào khí Đông A”. Thơ văn đời Trần là tiếng lòng của những anh hùng
  8. – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Qua việc tìm hiểu bài thơ “Thuật hoài” ( Tỏ lòng ), anh/ chị làm rõ “tiếng lòng”của danh tướng Phạm Ngũ Lão và liên hệ với lí tưởng sống của thanh niên ngày nay. Phiên âm Thuật hoài Hoành sóc giang san kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. Dịch thơ Tỏ lòng Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. Hết