Đề thi khối C, D môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

doc 2 trang thungat 2210
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khối C, D môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khoi_c_d_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2014_2015_truong.doc

Nội dung text: Đề thi khối C, D môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

  1. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI KHỐI C- D MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM Năm học 2014 – 2015 (Thời gian làm bài: 180 phút) I.Phần đọc hiểu(3,0 điểm) Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bạn đọc bao thế hệ lên án tôi là kẻ độc ác vì đã tìm mọi cách vùi dập Tấm, hãm hại Tấm. Nhưng hãy nghĩ lại! Tôi đâu có phải là người như vậy? Tôi chỉ là một người mẹ thương con, như bao người mẹ khác mà thôi.Tôi làm tất cả vì Cám yêu quý của tôi. Có gì sai khi tôi nâng niu, chiều chuộng Cám bé bỏng do tôi dứt ruột đẻ ra,( lẽ tất nhiên mọi việc trong nhà sẽ chỉ còn Tấm làm lụng)? Có gì sai khi tôi muốn con mình có cuộc sống sung sướng nhất, hạnh phúc nhất? Ai sẽ dọn đường cho con tôi tiến thẳng vào hoàng cung? Ai sẽ giúp con tôi khi nó gặp khó khăn, bế tắc ? Chẳng có ai ngoài tôi – một người mẹ tận tụy. Vậy nên việc tôi hãm hại Tấm, giúp Cám hại Tấm nhiều lần cũng chỉ xuất phát từ tình yêu thương vô bờ mà một người mẹ dành cho đứa con duy nhất của mình. (Tự sự dì ghẻ - ST) Câu hỏi1(0,25 điểm): Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu hỏi 2(0,25 điểm): Nêu thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản? Câu hỏi 3(1,0 điểm): Chỉ ra quan điểm của nhân vật “Tôi” trong đoạn văn. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm ấy không? Hãy trình bày ý kiến của mình trong một đoạn lập luận dài khoảng 5-7 câu. Câu 2:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. (TríchBên kia sông Đuống- Hoàng Cầm – viết tháng 4/1948 ở Việt Bắc khi nghe tin quê hương bị giặc chiếm) Câu hỏi1(0,25 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu hỏi 2(0,5 điểm): Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ, chỉ ra điểm chung của các từ láy đó? Câu 3 (0,25 điểm): Đoạn thơ viết về sông Đuống, tranh Đông Hồ thuộc vùng văn hóa nổi tiếng nào? Câu 4(0,5 điểm): Cảm nhận tâm trạng của tác giả qua biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc/ Sao xót xa như rụng bàn tay.
  2. II.Phần tự luận (7,0 điểm): Câu 1(3,0 điểm): Anh (chị) hãy đặt tên cho bức tranh sau và trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi mở từ đó. Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận hai đoạn thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. (Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục) Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 tập hai,NXB Giáo dục) Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . Chữ ký giám thị 1: .Chữ ký giám thị 2: