Đề thi môn Giáo dục công dân - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 235 - Sở GD&ĐT Kiên Giang

doc 4 trang thungat 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Giáo dục công dân - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 235 - Sở GD&ĐT Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_giao_duc_cong_dan_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_20.doc

Nội dung text: Đề thi môn Giáo dục công dân - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2018 - Mã đề 235 - Sở GD&ĐT Kiên Giang

  1. SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên: Số báo danh: Mã đề 235 Câu 81: Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp A. có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện tội phạm. B. người đó phạm tội nghiêm trọng. C. có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện tội phạm. D. người đó đang thực hiện tội phạm. Câu 82: Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? A. Giành thị trường, nơi đầu tư, đơn đặt hàng. B. Sự hấp dẫn của lợi nhuận. C. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. D. Giành nguồn nguyên liệu. Câu 83: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là A. công cụ lao động. B. tư liệu lao động. C. đối tượng lao động. D. tài nguyên thiên nhiên. Câu 84: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về A. quan hệ nhân thân. B. quyền và nghĩa vụ. C. quan hệ tài sản. D. quan hệ huyết thống. Câu 85: Quyền bầu cử và ứng cử là A. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội. B. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân. C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị. D. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực chính trị. Câu 86: Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Nội dung này đề cập đến A. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. tính quyền lực, bắt buộc chung. D. tính quy phạm phổ biến. Câu 87: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập, quyền này thể hiện các dân tộc được bình đẳng về A. văn hoá. B. xã hội. C. giáo dục. D. dân tộc. Câu 88: Theo quy dịnh của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Tuân thủ các quy định về quốc phòng và an ninh. B. Bảo vệ môi trường. C. Nộp thuế đầy đủ. D. Công khai thu nhập trên báo chí. Câu 89: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luật A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 90: Khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa thì tiền thực hiện chức năng nào sau đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện cất trữ. C. Phương tiện thanh toán. D. Tiền tệ thế giới. Câu 91: Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy là cơ sở để củng cố sự A. đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc. B. đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc. C. đoàn kết, giao lưu giữa các dân tộc. D. đoàn kết, giúp đỡ giữa các dân tộc. Câu 92: Chính sách miễn, giảm học phí của nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện A. công bằng xã hội trong giáo dục. B. định hướng đổi mới trong giáo dục. Trang 1/4 - Mã đề 235
  2. C. chủ trương phát triển giáo dục của nhà nước ta. D. bình đẳng trong giáo dục. Câu 93: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ như thế nào? A. Pháp luật là phương tiện thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. B. Pháp luật là cơ sở để thực hiện các giá trị đạo đức. C. Pháp luật là công cụ để thực hiện các giá trị đạo đức. D. Pháp luật là nền tảng để xây dựng các giá trị đạo đức. Câu 94: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 95: Trong trường hợp người vi phạm nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. Thuộc lỗi A. cố ý gián tiếp. B. vô ý do tự tin. C. cố ý trực tiếp. D. vô ý do cẩu thả. Câu 96: Trong các quyền dưới đây quyền nào là quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tham gia bầu cử, ứng cử. B. Quyền bắt khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền khiếu nại, tố cáo. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 97: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào A. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người. C. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người. D. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người. Câu 98: Trong nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ A. chăm lo cho con khi chưa thành niên. B. cùng yêu thương, nuôi dưỡng các con. C. sử dụng quá mức sức lao động của con. D. bàn bạc, quyết định việc học của các con. Câu 99: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 100: Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra nhiều việc làm là thực hiện phương hướng nào của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta? A. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. B. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. Câu 101: Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Ông A tự ý bán căn nhà để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của gia đình. Việc làm đó của ông A đã vi phạm nội dung nào trong quan hệ giữa vợ và chồng? A. Quan hệ hôn nhân. B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ sở hữu. D. Quan hệ nhân thân. Câu 102: A và B cùng làm việc trong một công ty có cùng mức thu nhập cao. A sống độc thân, B có mẹ già và con nhỏ. A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi B. Việc A và B đóng thuế khác nhau là căn cứ vào A. địa vị của A và B. B. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của A và B. C. độ tuổi của A và B. D. năng lực làm việc cụ thể của A và B. Câu 103: Cơ sở sản xuất nhựa X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử dụng vai trò nào của pháp luật? A. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. B. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp. C. Pháp luật là phương tiện để kiểm soát xã hội. D. Pháp luật là phương tiện để tổ chức và quản lí xã hội. Câu 104: Q là bảo vệ siêu thị C. Phát hiện chị P bỏ máy tính xách tay vào cốp xe nên Q đã lén mở cốp và lấy trộm. Sau khi mua sắm xong, chị P phát hiện mất tài sản nên thông báo cho lãnh đạo siêu Trang 2/4 - Mã đề 235
  3. thị. Qua camera, phát hiện Q là người lấy cắp nên lãnh đạo siêu thị đã thông báo cho công an đến và bắt Q. Việc bắt Q thuộc trường hợp nào dưới đây? A. Bắt bị cáo. B. Bắt tội phạm truy nã. C. Bắt bị can. D. Bắt khẩn cấp. Câu 105: Ông H sản xuất nón bảo hiểm không đảm bảo chất lượng bán ra thị trường. Ông H đã bị xử phạt hành chính. Hành vi của ông H đã xâm phạm đến A. tài sản của công dân. B. quyền lợi người tiêu dùng. C. quy tắc quản lí nhà nước. D. quan hệ giữa người mua và người bán. Câu 106: Ông B chế tạo ra máy lọc nước được nhà nước công nhận và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Việc làm của nhà nước thể hiện phương hướng cơ bản nào dưới đây của chính sách khoa học và công nghệ? A. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ. B. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ. C. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. D. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. Câu 107: Anh H, chị C, ông N được tuyển vào công ty X cùng một ngày. Sau hai năm làm việc đến kỳ nâng bậc lương, giám đốc M nghe lời quản đốc T không nâng bậc lương cho chị C vì cho rằng chị C là phụ nữ không làm được công việc nặng nhọc trong công ty. Ngoài ra, Anh T và ông N tung tin chị C lười biếng trong lao động, hay gây mất đoàn kết nội bộ. Trường hợp này, chị C phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Gửi đơn khiếu nại đến quản đốc T. B. Gửi đơn tố cáo đến giám đốc M. C. Gửi đơn khiếu nại đến giám đốc M. D. Gửi đơn tố cáo quản đốc T. Câu 108: Là học sinh giỏi toán cấp quốc gia, H đã được trường Đại học X tuyển thẳng mà không phải thi tuyển nhằm A. tạo môi trường học tập thuận lợi. B. tiếp tục bồi dưỡng, phát triển tài năng. C. tạo điều kiện học tập cho công dân. D. thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Câu 109: Chủ tọa phiên tòa buộc bị cáo C người Ê Đê không được sử dụng tiếng Ê Đê khi tòa hỏi. Như thế chủ tọa phiên tòa đã vi phạm quyền bình đẳng A. giữa các dân tộc. B. giữa các vùng miền. C. về tín ngưỡng. D. giữa các tôn giáo. Câu 110: Anh J vào rừng khai thác trái phép gỗ bán lấy tiền giúp gia đình. Anh H đã giới thiệu cho J bán số gỗ đó cho anh U với giá cao. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Anh J. B. Anh J và H. C. Anh U và H. D. Anh J, H và U. Câu 111: Năm nay, A 18 tuổi, B 16 tuổi, đều là thanh niên lêu lổng. Một lần, A và B đi xe máy trên đoạn đường vắng, thấy chị H vừa đi vừa nghe điện thoại, trên tay đeo một cái lắc vàng. A nảy ra ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng, liền rủ B cùng tham gia. Cả hai tăng tốc, áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện điều lạ, chị H đã tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc cua chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh X, làm cả hai bất tỉnh và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Chị H. B. A, B và chị H. C. Chị H và anh X. D. A và B. Câu 112: Từng có tiền án vi phạm pháp luật, T rủ Ph đi trộm tài sản. T và Ph điều khiển xe máy vòng quanh các con phố, thấy chiếc SH của anh P, T đến bẻ khóa trộm xe. Phát hiện, "hiệp sĩ đường phố" là anh N, Th tri hô và cùng người dân vây bắt. Bất ngờ, T rút dao chống cự đâm túi bụi vào các hiệp sĩ. Hậu quả, làm hai người bị tử vong và ba người bị thương nặng phải cấp cứu. Sau khi gây án, T đã kể sự việc trên cho H và lẫn trốn tại nhà H. Trong trường hợp này, những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. T và Ph. B. T, Ph và H. C. N, Th và người dân. D. N và Th. Câu 113: Do phải đi làm ăn xa nên chị A đã gửi cháu V vừa tròn 16 tuổi, nhờ gia đình anh họ tên T chăm sóc và nói sẽ gửi tiền nhờ anh T nuôi cháu V ăn học.Vợ chồng anh T đã chiếm đoạt số tiền chị A gửi về và còn bắt cháu V phải nghỉ học đi làm nhân viên cho quán karaoke X. Một lần đang dọn Trang 3/4 - Mã đề 235
  4. dẹp phòng hát, cháu V đã bị anh H giở trò đồi bại. Hoảng sợ, V đã lấy chai rượu đập vào người anh H làm anh H bị thương. Hành vi của ai cần bị tố cáo? A. Vợ chồng anh T và H. B. Cháu V. C. Vợ chồng anh T. D. Chủ quán X và vợ chồng anh T. Câu 114: B là học sinh lớp 12, vì nghiện chơi điện tử nên thường trốn học. Biết được điều này, bố của B rất tức giận đã đánh và cấm em ra khỏi nhà. B giận bố, đã lấy trộm của mẹ 10 triệu đồng và rủ A cùng bỏ đi. A đi kể chuyện của B cho T nghe. Lòng tham nổi lên, T và H đã tìm cách bắt, nhốt B lại và chiếm đoạt số tiền trên. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Bố của B. B. T và H. C. Bố B, T và H. D. A, T và H. Câu 115: Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y. Chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Chị H và anh T B. Chị H, anh T và chị Q. C. Chỉ anh T. D. Chỉ Chị Q. Câu 116: A và B đều là thợ may, họ hợp tác với nhau mở một tiệm may. A, B mướn thêm N cùng làm. Ngày khai trương cửa tiệm chưa có khách đến may đồ, A quyết định may đồng phục để bán cho học sinh vào đầu năm học mới. Buổi đầu tiên mỗi người may được một bộ đồng phục học sinh, nhưng với thời gian hao phí khác nhau: A may hết 3 giờ, B may hết 4 giờ, N may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may một bộ đồng phục là 4 giờ. Vậy họ bán một bộ đồng phục với giá cả tương ứng với mấy giờ? A. 3 giờ. B. 6 giờ. C. 5 giờ. D. 4 giờ. Câu 117: R phát hiện anh trai của mình là T cùng với K lấy tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà nước trên trang cá nhân của X để phát tán. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật về quốc phòng, an ninh? A. K và X. B. T và K. C. R, T, K và X. D. T, K và X. Câu 118: Sau khi anh B cùng chị A nộp đơn thuận tình li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K về kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, anh C là em anh B khuyên chưa cưới được vì phải chờ quyết định li hôn của tòa án. Vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà S, mẹ đẻ anh B đã nhiều lần xúi giục, nên T con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục cha và chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh B, chị K, bà S và T. B. Bà S, anh B và T. C. Chị K, anh B và C. D. Bà S và T. Câu 119: Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố là T không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. Vốn là đối thủ của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm của mình. Những ai dưới đây đã thực hiện sai quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Bố anh H, anh P, anh K và anh M. B. Bố anh H, phóng viên và anh P. C. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên. D. Bố con anh H, anh P, anh K và anh M. Câu 120: Thực hiện chính sách bình ổn giá trên thị trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm nên cả hai công ty cùng sản xuất mặt hàng vải. Công ty B luôn cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng nên giá cả giảm, được khách hàng ưa chuộng và đặt nhiều hàng. Công ty C cũng không thua kém, tập trung nâng cao tay nghề người lao động giúp năng suất cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy cả hai công ty đã vận dụng phù hợp quan hệ kinh tế nào? A. Quan hệ trao đổi. B. Quan hệ lưu thông. C. Quan hệ sản xuất. D. Quan hệ cung - cầu. HẾT Trang 4/4 - Mã đề 235