Đề thi môn Lịch sử Lớp 10 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử Lớp 10 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_lich_su_lop_10_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_nam.doc

Nội dung text: Đề thi môn Lịch sử Lớp 10 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 điểm) Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào? Vì sao các quốc gia này hình thành sớm? Nêu vai trò của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông? Câu 2 (2,0 điểm) Tại sao có thể khẳng định thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ? Văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á như thế nào? Câu 3 (3,0 điểm) Kể tên các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu của Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV. Hãy nhận xét về kẻ thù và các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Đại Việt thời kì này? Câu 4 (2,0 điểm) Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII đã diễn ra dưới những hình thức nào? Cho biết ý kiến về nhận định “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để”. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh .Số báo danh
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Đáp án chấm có 03 trang) ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ (Dành cho học sinh trường THPT không chuyên) Câu Nội dung Điểm 1 Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trong 3,0 khoảng thời gian nào? Vì sao các quốc gia này lại hình thành sớm? Nêu vai trò của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông. 1. Thời gian các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành 0,5 - Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trong khoảng thời gian từ thiên niên kỉ IV-III TCN. 2. Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm vì 0,5 - Điều kiện tự nhiên thuận lợi sản xuất sớm phát triển - Do nhu cầu trị thủy, xây dựng các công trình thủy lợi chống ngoại xâm 0,5 3. Vai trò của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông - Vua, quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tăng lữ: những 0,5 người có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lí bộ máy nhà nước, địa phương Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại. - Nông dân công xã: là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm 0,5 không công cho quý tộc. - Nô lệ: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc. 0,5 2 Tại sao có thể khẳng định thời kì Vương triều Gúp-ta là thời 2,0 kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ? Văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á như thế nào? 1. Cơ sở khẳng định thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ - Những thành tựu văn hóa dưới thời Gúp-ta đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển văn hóa Ấn Độ: 0,25 + Tôn giáo: đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ ; Ấn Độ giáo ra đời và phát triển 0,25 + Chữ viết: ngôn ngữ Phạn được sử dụng phổ biến 0,25
  3. + Kiến trúc, điêu khắc, văn học: có những công trình kiến trúc điêu khắc, những tác phẩm văn học làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị vĩnh cửu 0,25 - Những giá trị văn hóa thời Gúp-ta được truyền bá ra bên ngoài qua con đường buôn bán, truyền đạo. Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ. 0,25 2. Văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á - Về tôn giáo: các dân tộc ở Đông Nam Á đã tiếp thu đạo Phật, Ấn Độ giáo 0,25 - Về chữ viết, văn học: trên cơ sở chữ Phạn nhiều dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình ; nhiều tác phẩm văn học của cư dân Đông Nam Á mô phỏng hoặc lấy tích từ các bộ sử thi, thần thoại Ấn Độ 0,25 - Về kiến trúc, điêu khắc: nhiều công trình kiến trúc của Đông Nam Á mô phỏng kiến trúc Phật giáo và Ấn Độ giáo. 0,25 3 Kể tên các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu của 3,0 Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV. Hãy nhận xét về kẻ thù và các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Đại Việt thời kì này. 1. Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu của Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV - Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý thế kỉ XI. 0,25 - Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên thời Trần thế kỉ XIII. 0,25 - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thời nhà Hồ thế kỉ XV. 0,25 - Các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Minh thế kỉ XV, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. 0,25 2. Nhận xét về kẻ thù và các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Đại Việt thời kì này a. Nhận xét về kẻ thù - Đều là những kẻ thù mạnh (Tống, Mông-Nguyên, Minh) đến từ phương Bắc, chúng đều quyết tâm xâm lược Đại 0,5 Việt - Những kẻ thù này cùng trình độ phát triển với Đại Việt (cùng phương thức sản xuất phong kiến). 0,5 b. Nhận xét về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Đại Việt - Đều được tổ chức và lãnh đạo; hầu hết các cuộc đấu tranh được chuẩn bị chu đáo, thu hút đông đảo quần chúng nhân 0,5 dân tham gia.
  4. - Hầu hết đều giành được thắng lợi, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù. 0,5 4 Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVII đến 2,0 cuối thế kỉ XVIII đã diễn ra dưới những hình thức nào? Cho biết ý kiến về nhận định “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để”. 1. Các hình thức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII - Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến 0,25 - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ- cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức đấu tranh giành độc lập. 0,25 - Cách mạng tư sản Pháp diễn ra dưới hình thức nội chiến kết hợp chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 0,25 2. Cho biết ý kiến về nhận định “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để” - Đây là một nhận định đúng vì cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: 0,5 + Lật đổ tận gốc chế độ phong kiến chuyên chế, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 0,25 + Xóa bỏ những cản trở đối với sự phát triển của công thương nghiệp, thống nhất thị trường dân tộc. 0,25 - Làm lung lay chế độ phong kiến ở Châu Âu, mở ra thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ. 0,25 Hết Lưu ý: Trên đây là những ý cơ bản mà bài làm của học sinh phải đề cập đến. Người chấm tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh để vận dụng cho phù hợp.