Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 - Kỳ thi chọ học sinh giỏi Lớp 8, 9 cấp huyện - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Sơn Dương

doc 7 trang thungat 3590
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 - Kỳ thi chọ học sinh giỏi Lớp 8, 9 cấp huyện - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Sơn Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_9_ky_thi_cho_hoc_sinh_gioi_lop_8_9_ca.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 - Kỳ thi chọ học sinh giỏi Lớp 8, 9 cấp huyện - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT huyện Sơn Dương

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8,9 HUYỆN SƠN DƯƠNG CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (2.0 điểm) Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Khi con tu hú” đã mở đầu bằng câu thơ: “Khi con tu hú gọi bầy” và kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt cũng viết: “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau trong sự cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ. Câu 2. (8.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ là do người khác truyền cho và một thứ quan trọng hơn nhiều là do chính mình tự tạo cho mình”. (Theo Từ điển Lời hay ý đẹp, NXB Thanh niên) Từ câu nói trên, hãy tạo một văn bản nghị luận (khoảng 600 từ) bàn về vấn đề tự giáo dục. Câu 3. (10 điểm) Ra-xum Ga-đa-tốp được mệnh danh là “nhà thơ của mọi thời đại” có dành cho báo nước Nga văn học một cuộc trò chuyện trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ của mình về văn học: “ Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.” (Đọc hiểu văn bản, SGK Ngữ văn 9) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất nước con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hãy làm sáng tỏ lời bàn ấy qua tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD:
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN SƠN DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8,9 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Lớp 9 Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm Học sinh phải chỉ ra được: - Giống nhau: 1,0 điểm + Âm thanh tiếng chim tu hú trong cảm nhận của hai nhà thơ đều gợi không gian đồng quê gần gũi, thân thuộc. + Âm thanh đó đều được đón nhận bằng tình thương mến của các tác giả. - Khác nhau: 1,0 điểm + Với Tố Hữu, tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè Câu 1 (2.0 điểm) sôi động được cảm nhận từ tâm hồn yêu cuộc sống, khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù ngục. Tiếng chim tu hú trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do, khát vọng hướng về cuộc sống tự do. + Với Bằng Việt, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những kỉ niệm thân thương. Tiếng gọi tu hú như tiếng gọi người thân yêu, gợi ra tình cảnh vắng vẻ, tình cảm nhớ mong, trìu mến, tha thiết, của hai bà cháu. Về nội dung: Phải làm sáng tỏ vấn đề “tự giáo dục” Về hình thức: - Văn bản có bố cục đủ ba phần - Hệ thống luận điểm chặt chẽ, lôgic - Dùng từ chính xác, viết câu chuẩn, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Câu 2 - Độ dài khoảng 600 từ, không viết quá dài hoặc quá ngắn (8.0 điểm) 1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận 1,0 điểm 2. Thân bài: * Giải thích ý kiến "Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục" 1,5 điểm - Giáo dục thứ nhất là do người khác truyền cho trực tiếp hoặc gián tiếp.
  3. - Giáo dục thứ hai do chính mình tự tạo cho mình. Đó là do tự nhận thức vấn đề đúng - sai, tốt - xấu, phải - trái, thành công - thất bại trong cuộc sống. -> Ý kiến muốn khẳng định: Con người trưởng thành là do chính mình tự tạo cho mình, tự giáo dục mình. * Bình luận 1,5 điểm - Ý kiến trên hoàn thoàn đúng. Bởi con người trưởng thành là do tiếp nhận từ hai yếu tố khách quan và chủ quan. Những điều người khác truyền cho (khách quan) có thể đúng hoặc sai -> Bản thân cần biết phân biệt đúng - sai để tiếp thu và cải tạo định hướng tốt cho bản thân thì đó là kết quả của giáo dục. * Chứng minh (lấy dẫn chứng thực tế trong đời sống) 1,5 điểm * Bài học cho bản thân 1,5 điểm - Mỗi người sinh ra và lớn lên, có nhân cách, thành đạt và hạnh phúc chủ yếu là do chính mình tạo ra. - Muốn có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc thì bản thân mỗi người phải tự tạo ra chứ không phải do người khác đem lại. Vì thế phải biết tiếp thu những điều tốt đẹp từ người khác truyền cho và phải biết tự cải tạo mình, hướng mình vào con đường tích cực, đúng đắn. 3. Kết bài: 1,0 điểm - Con người không ai tránh khỏi những sai lầm, hãy tự đứng dậy sau khi ngã. - Luôn tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để trở thành người có nhân cách tốt. * Yêu cầu về kỹ năng - Biết viết một bài văn nghị luận văn học kết hợp nhiều thao tác lập luận. - Bố cục rõ ràng, kết cấu bài viết chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm. * Yêu cầu về kiến thức:
  4. - Xác định vấn đề nghị luận : + Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống với tác giả tác phẩm văn học. + Chứng minh hiện thực Việt Nam qua hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Định hướng bố cục bài viết : 1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận 1,0 điểm 2. Thân bài: Câu 3 a) Giải thích nội dung ý nghĩa nhận định : 2,0 điểm (10 điểm) * Giải thích các khái niệm, từ ngữ liên quan trong nhận định: - "Chân lý" chính là sự phản ánh sự vật, hiện tượng một cách khách quan trong tự nhiên vào nhận thức của con người đúng như chúng tồn tại. - "Nền tảng của bất kỳ tác phẩm nào" - là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong văn học một cách trung thực, không giả tạo. - "Hát đúng giai điệu về thời đại mình" - tác phẩm mang nội dung thời đại. * Ý nghĩa nhận định: - Nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống vào tác phẩm của mình một cách trung thực và sáng tạo. Hiện thực mỗi thời đại là khác nhau, bởi vậy văn học mang nội dung cụ thể của thời đại (Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại - Trần Đình Sử). - Bằng tài nghệ của mỗi nhà văn, hiện thực cuộc sống được ghi lại trong tác phẩm bằng những hình ảnh hấp dẫn không một chút giả tạo. Vậy nên mỗi tác phẩm tồn tại như một thông điệp gửi đến bạn đọc cần biết tác phẩm ấy đang ở đâu trong không gian và thời gian nào của lịch sử. => Qua nhận định nhà thơ khẳng định: mối quan hệ khăng khít giữa hiện thực cuộc sống – tác giả - tác phẩm. Ý kiến thật sâu sắc. b) Chứng minh nhận định
  5. * Nền tảng chân lý qua hai tác phẩm. 1,0 điểm - Nền tảng chân lý của bài thơ Đồng chí là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc từ năm 1945-1954. Dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp với bao gian khổ và hi sinh. Chính Hữu là nhà thơ chiến sĩ tham gia cuộc kháng chiến. Bài thơ được sáng tác năm 1948 là kết qủa trải nghiệm cuộc sống giữa ông và đồng đội ngay sau chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947. - Nền tảng chân lý của Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc từ năm 1954-1975. Giai đoạn miền Bắc đi lên xây dựng XHCN, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời năm 1969, đã phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh và khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ. * Giai điệu về thời đại được phản ánh trong bài thơ "Đồng 2,0 điểm chí" của Chính Hữu. - Giai điệu về thời đại được nhà thơ chính Hữu khai thác từ hiện thực của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của người lính trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hệ thống hình ảnh từ hiện thực ấy đi vào bài thơ không chút tô vẽ. (Chất hiện thực) + Đồng chí - là những người nông dân mặc áo lính xuất thân từ những miền quê nghèo khó hội tụ về thành đồng chí, cùng chung chí hướng, chung nhiệm vụ, trở thành tri kỉ + Họ cùng chung cuộc sống gian nan, thiếu thốn "sốt run người vầng trán ướt mồ hôi", "áo rách", "quần vá" + Gian nan, thiếu thốn, hi sinh nhưng họ có lí tưởng sống cao đẹp. Đó là chiến đấu bảo vệ đất nước. (Chất lãng mạn) -> Hình ảnh người lính hiện lên chân thực sinh động qua thể thơ tự do, ngôn ngữ giản dị, giọng điệu tâm tình, bài thơ đồng
  6. chí trở thành bài thơ tiêu tiểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp * Giai điệu được thể hiện qua "Bài thơ về tiểu đội xe không 2,0 điểm kính"của Phạm Tiến Duật - Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác từ hiện thực hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Giặc Mỹ bắn phá Miền Bắc dữ dội với âm mưu hủy diệt, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc - Nam, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù những chiếc xe vận tải trở nên méo mó: không kính, không đèn không mui nhưng vẫn nối đuôi ra trận -> Hiện thực ấy đã đi vào thơ một cách trần trụi. Nhưng chính sự trần trụi ấy lại tạo nên một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo. (chất hiện thực) - Giai điệu mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn hát lên đó là vẻ đẹp hình tượng người chiến sỹ lái xe (chất lãng mạn). + Tư thế ung dung + Tinh thần lạc quan dũng cảm + Bất chấp khó khăn gian khổ + Sẵn sàng chiến đấu và hi sinh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. -> Bài thơ vừa mang thanh khí của thời đại, vừa mang tầm vóc lịch sử. Nó trở thành biểu tượng tuyệt đẹp về người lính Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. c) Khái quát chung : 1,0 - Hai bài thơ đã hát đúng giai điệu của thời đại: Phản ánh hiện thực hai cuộc kháng chiến đầy mất mát hi sinh, oanh liệt của dân tộc. (Ca ngợi và miêu tả con người và thời đại) - Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ mang tầm vóc thời đại. Anh bộ đội Cụ Hồ từ cuộc đời thật đi vào thi ca. - Liên hệ một số tác phẩm khác tăng tính thuyết phục: Chiếc
  7. lược Ngà, Làng 3. Kết bài: Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận 1,0 điểm - Hai bài thơ là hai giai điệu về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Là bài ca ngợi ca về người lính trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh của dân tộc - Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là những nhà thơ tài hoa, bằng cảm quan nghệ thuật độc đáo hai nhà thơ đã tao nên hai thi phẩm – hai giai điệu sống mãi với thời gian, làm rung động lòng người. * Liên hệ thực tế, rút ra bài học bản thân