Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Thành phố Thanh Hóa (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Thành phố Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Thành phố Thanh Hóa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ( Gồm 01 trang) Ngày thi: 21/10/2016 Câu 1: (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!” (Trích Hịch Tướng sĩ - Ngữ văn 8, tập 2) Câu 2: (6,0 điểm) Một trong những phương châm hội thoại khuyên ta: “Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác!” Hãy viết một bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong lời khuyên trên. Câu 3: (12,0 điểm) Nhận xét về truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường Chủ Nhân - Nhà phê bình văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Dựa vào đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều -Nguyễn Du - SGK Ngữ văn 9 tập 1 - NXBGDVN năm 2010 trang 93-94) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (Hết) Họ và tên thí sinh: SBD: ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC 2016 - 2017 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo. - Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu. - Chấm theo thang điểm 20 ( câu 1: 2,0 điểm, câu 2: 6,0 điểm, câu 3: 12,0 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm Về hình thức: HS có thể trình bày tùy ý thành một đoạn văn hoặc các ý (nhưng không nên gạch đầu dòng). Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Về nội dung: 2,0đ - Chỉ ra được các biện pháp tu từ: + Liệt kê các hành động của quân giặc: đi lại nghênh ngang, uốn 0,5đ Câu 1 lưỡi cú diều, sỉ mắng bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, (2,0đ) + Ẩn dụ: Uốn lưỡi cú diều, thân dê chó -> Chỉ bọn Sứ Nguyên. 0,5đ + So sánh: Chẳng khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói - Tác dụng: + Tố cáo sự ngang ngược và tội ác tày trời của giặc. 0,5đ + Thể hiện thái độ căm giận và lòng khinh bỉ của Trần Quốc Tuấn 0,5đ với quân giặc đồng thời bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn mãnh liệt của ông. Yêu cầu về kĩ năng: 0,5đ Đảm bảo là bài văn nghị luận xã hội có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: 5,5đ HS đạt được các nội dung cơ bản sau: Câu 2 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,5đ (6,0đ) 2. Phân tích, bàn luận vấn đề: 4,0đ a. Giải thích: Lời khuyên : “Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác” là 0,25đ nội dung thuộc phương châm hội thoại lịch sự. Đây là lời khuyên đúng. - Tế nhị: Tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ 0,5đ đến những điểm nhỏ thường dễ bị bỏ qua. 1
  3. - Tôn trọng: Tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không vi phạm hay 0,5đ xúc phạm đến người khác. b. Phân tích bình luận: - Tế nhị, tôn trọng người khác là những phẩm chất rất quan trọng 0,5đ trong giao tiếp. - Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự 0,5đ hài lòng vui vẻ và đạt được những kết quả tốt đẹp. - Để biết tế nhị và tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, 0,5đ sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. - Phải biết tôn trọng, tế nhị với người khác thì mới đón nhận được 0,5đ sự tôn trọng và tế nhị của nguời khác với mình. (Dẫn chứng: tế nhị, tôn trọng trong giao tiếp đã đạt hiệu quả cao nhưng đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tế nhị, tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải day dứt suốt đời) - Phê phán: Những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, thiếu tế nhị, 0,5đ không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại. - Tuy nhiên có nhiều lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm “thiếu tế 0,25đ nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật làm đau lòng và tổn thương đến người khác 3. Bài học nhận thức và hành động: 1,0đ - Tế nhị, tôn trọng không tự nhiên mà có, phải rèn luyện trong lời 0,25đ ăn tiếng nói hàng ngày và phải vận dụng hết sức linh hoạt trong cuộc sống giao tiếp. - Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và 0,25đ biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng cần được đưa vào giảng dạy nhiều hơn ở trường phổ thông. - Khẳng định lại vấn đề: Giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người 0,5đ khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa tốt đẹp và văn minh. 1. Yêu cầu về kĩ năng: 1,0đ HS viết được văn bản nghị luận văn học có lập luận logic chặt chẽ, bố cục mạch lạc, văn phong trong sáng, truyền cảm, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: 2.1. - Giới thiệu về tác giả, đoạn trích và vấn đề nghị luận. 1,0đ Câu 3 - Trích dẫn ý kiến. (12,0đ) 2.2. Giải thích khái quát vấn đề: 1,0đ Nội dung ý nghĩa của ý kiến: - “Sáu cõi” là Đông, Tây, Nam, Bắc và Trên, Dưới => Chỉ vũ trụ. - “Con mắt” là cái nhìn chỉ sự hiểu, cảm nhận, đánh giá. - “Nghĩ” là những suy nghĩ, tình cảm. -> Ý nói nhìn xa trông rộng, thấu hiểu và cảm nhận, đánh giá sâu sắc. 2
  4. => Ý kiến của Mộng Liên Đường Chủ Nhân đã ngợi ca cái tài năng nhìn nhận đánh giá và tấm lòng của Nguyễn Du. Đây là ý kiến hoàn toàn chính xác vì trong Truyện Kiều Nguyễn Du luôn cảm nhận, suy nghĩ sâu sắc, thấu hiểu về cuộc đời, về con người đến mức xưa nay hiếm. Cơ sở của cái nhìn và suy nghĩ ấy chính là tấm lòng của Nguyễn Du đối với cuộc đời, con người. Ông không chỉ hiểu đời, hiểu người mà còn yêu thương con người sâu sắc qua cái nhìn trân trọng thương yêu. 2.3. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. a. Nguyễn Du hiểu, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi, 2,5đ trăm mối tơ vò và nỗi đau đớn nhục nhã đến ê chề của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. (Phân tích 6 câu đầu) - Từ lầu cao trông ra xa chỉ thấy nước mây thăm thẳm, núi cũng xa 1,0đ vời. “Trăng gần” chẳng xóa được sự hoang vắng. Dưới mặt đất thì “bốn bề bát ngát ” những cát và bụi. Cái mênh mông vắng lặng đến lạnh người khiến Kiều càng chìm đắm trong nỗi niềm cô đơn bẽ bàng. - Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng vài nét bút tài hoa: 1,0đ “non xa”, “trăng gần”,“cát vàng”, “bụi hồng” đã làm nổi bật tâm trạng như bị sẻ chia của Thúy Kiều “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” -> Một nửa là cảnh vật, một nửa là tâm trạng khiến nàng dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương - Nguyễn Du còn hiểu được nỗi đau đớn nhục nhã ê chề của Thúy 0,5đ Kiều khi nàng vừa trải qua nỗi đau đầu đời do Mã Giám Sinh làm nhục. b. Nguyễn Du đã hiểu và cảm thông với nỗi nhớ thương ngậm ngùi, 2,5đ khắc khoải của Thúy Kiều đối với cha mẹ và người yêu. (phân tích 8 câu tiếp) * Khi nhớ người yêu: - Kiều nhớ tới Kim Trọng trước. Điều này hoàn toàn phù hợp với 0,5đ tâm lí Kiều. - Đau đớn tưởng tượng đến hình bóng chàng Kim chắc chưa hay 0,5đ biết nàng đã lưu lạc nên vẫn mòn mỏi trông chờ. “Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Càng đau đớn khi trăng gợi nhớ vầng trăng, chén rượu thề nguyện càng xót xa ân hận. - Càng nhớ người yêu càng thấm thía cảnh bơ vơ nơi chân trời góc 0,5đ biển với một trái tim yêu thương đau đớn đến nhỏ máu (dẫn chứng). * Khi nhớ cha mẹ: - Kiều xót xa hình dung cha mẹ ngóng trông tin nàng (dẫn chứng). 0,5đ - Day dứt khôn nguôi vì không được phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ ngày càng già yếu (dẫn chứng). => Kiều đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ tới người yêu và 0,5đ cha mẹ. Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm lòng vị tha đáng trân trọng. 3
  5. Hiểu được nỗi lòng nhớ thương đau đớn, xót xa của Thúy Kiều dành cho người yêu và cha mẹ, đồng thời đưa nỗi nhớ người yêu lên trước cha mẹ chính là xuất phát từ sự hiểu sâu sắc, đồng cảm và tấm lòng tê tái thương yêu của Nguyễn Du - người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”. c. Nguyễn Du còn hiểu, cảm nhận được nỗi buồn, lo sợ hãi hùng 3,0đ đến tuyệt vọng của Thúy Kiều. (phân tích 8 câu cuối) - Nguyễn Du đã lấy cảnh ngụ tình và kết hợp hàng loạt các biện 0,25đ pháp tu từ để diễn tả tâm trạng đó của Thúy Kiều: - Điệp từ “buồn trông” - nhấn mạnh nỗi buồn triền miên liên tiếp, 0,25đ dai dẳng của Thúy Kiều. - Sử dụng từ láy: xa xa, thấp thoáng, ầm ầm. - Ẩn dụ: qua các hình ảnh: 1,0đ + “Cánh buồm”: gợi thân phận cô đơn, lẻ loi của Kiều. + “Hoa trôi”: gợi thân phận vô định của Kiều. + “Chân mây mặt đất”: là sự rộng lớn của thiên nhiên hay tâm trạng bi thương, tương lai mờ mịt của Kiều. + “Gió cuốn”, “ầm ầm tiếng sóng”: dự báo quãng đời lưu lạc, nỗi lo sợ và kêu cứu của Kiều. - Nhân hóa “tiếng sóng kêu” vừa là nỗi lo sợ vừa là tiếng kêu vô 0,5đ vọng của nàng Kiều. -> Mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, 1,0đ số phận con người. Cảnh tình hòa quyện vào nhau. Tình thấm vào cảnh, cảnh thể hiện tình tạo nên ấn tượng sâu sắc cho người đọc. => Xuất phát từ người có “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” mà Nguyễn Du đã hiểu được cảnh ngộ cô đơn lẻ loi và tâm trạng tủi nhục đau đớn ê chề cùng nỗi nhớ thương da diết, nỗi buồn triền miên, lo sợ hãi hùng đến tuyệt vọng của Kiều để từ đó ông có sự đồng cảm tê tái thương yêu, trân trọng đề cao đối với Kiều. Đó cũng chính là tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du tạo nên sức mạnh của đoạn trích làm lay động bao trái tim người đọc. 2.4. Đánh giá chung: 1,0đ Bằng tấm lòng nhân ái, Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với số phận con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để hiểu rõ tâm trạng nhân vật, để động đến cái sâu thẳm trong tâm hồn con người. Để người đọc cùng thương yêu, trân trọng xót xa cho nhân vật của mình, Nguyễn Du phải là người có một tài năng lớn, “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản. Giáo viên chấm cần linh hoạt với từng bài cụ thể. Riêng câu 3: nếu học sinh nào không giải thích được ý kiến, không xác lập được luận điểm, không có dẫn chứng mà chỉ phân tích đoạn thơ thông thường thì cho điểm tối đa không quá ½ số điểm của bài. 4