Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 thành phố - Năm học 2005-2006 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)

docx 3 trang thungat 8110
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 thành phố - Năm học 2005-2006 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_sinh_hoc_ky_thi_hoc_sinh_gioi_lop_12_thanh_pho_na.docx

Nội dung text: Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 thành phố - Năm học 2005-2006 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ KÌ THI HSG 12 THÀNH PHỐ NỘI NĂM HỌC 2005- 2006 MÔN THI: SINH HỌC NGÀY THI: 1/12/2005 Thời gian làm bài: 180 phút Câu I-2,5đ: Sản xuất rượu từ nguyên liệu gạo đã được nấu chín 1-quá trình lên men trải qua mấy giai đoạn? cho biết vai trò của các vi sinh vật trong từng giai đoạn này. 2-nêu những điểm khác nhau về cấu tạo, hình thức sống và cách sinh sản giữa các vi sinh vật tham gia quá trình lên men. 3-trong quá trình lên men rượu cần đậy kín ở giai đoạn nào? Vì sao? Câu II-3,0đ: hãy giải thích vì sao: 1-người ta trồng xen cây họ đậu với cây ngũ cốc 2-cây cao hàng chục mét vẫn lấy nước từ dưới đất lên đến tận ngọn 3-cây xanh nói chung không có khả năng sử dụng nito tự do 4-hạn hán làm giảm chất lượng và năng suất cây trồng 5-khi cây bị hạn hán, hàm lượng ax abxixic trong lá tăng lên 6-tế bào lông hút có thể được nước theo cơ chế thẩm thấu Câu III-3,0 đ 1-cho biết quá trình tạo oxi trong quang hợp 2-so sánh pha tối và pha sáng trong quá trình quang hợp 3-quan hệ hô hấp sáng với quang hợp và quan hệ giữa hô hấp sáng với năng suất cây trồng. Câu IV-3,0đ: 1-cho biết tính hợp lí trong cấu trúc của AND để nó thực hiện được chức năng là vật chất di truyền 2-tính ổn định của AND ở mỗi loài sinh vật ddwowccj đam bảo nhờ cơ chế nào? Vì sao sự ổn định của AND chỉ có tính tương đối? 3-Làm thí nghiệm sử dụng 2 loại enzim cắt khác nhau để cắt đôi 1 đoạn phân tử AND theo 1 đường thẳng sao cho kích thước, khối lượng và số lượng nucleotit của 2 nửa như nhau. Người ta thu được 2 trường hợp : Trường hợp 1: số nucleotit của 1 nửa là A= T=G= 1000; X= 1500 Trường hợp 2: soosnucleotit của 1 nửa là: A=T= 750; X=G= 1500 Hãy xác định cách cắt của enzim trong 2 trường hợp trên Câu V-3,0 đ 1, cho công thức tính tần số hoán vị gen sau đây: Tần số hoán vị gen = tổng số cá thể giống bố mẹ/ tổng số cá thể thu được trong lai phân tích. 100% Công thức này đúng trong trường hợp nào? Giải thích?
  2. 2, Cho 2 cặp gen dị hợp tử Aa và Bb. Trong trường hợp lai 2 cá thể mang 2 cặp gen nói trên; F1 thu được 1% cá thể mang gen đồng hợp tử lặn. hãy giải thích kết quả. 3, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của người kí hiệu là 2n. trong điều kiện không xảy ra đột biến, không xảy ra trao đổi chéo và cấu trúc mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều khác nhau. Hãy chứng minh rằng: tỷ lệ giao tử của bố chứa tất cả các nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông nội là (1/2)n Câu VI-2,5 đ 1, cho a tế bào sinh dục sơ khai, các tế bào này nguyên phân đã lấy ở môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với b nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra thực hiện giảm phân, tạo 1 số lượng giao tử bằng c lần số tế baò sinh dục sơ khai ban đầu. Tính bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài theo a, b, c 2, theo dõi quá trình nguyên phân liên tiếp của 1 tế bào trong số a tế bào sinh dục sơ khai nói trê trong khoảng thời gian 43,2 giây. Người ta thấy tốc độ nguyên phân giảm dần đều. Biết thời gian của lần nguyên phân đầu tiên là 4 giây và thời gian lần phân bào cuối là 6,8 giây. Hãy xác định số lần nguyên phân và số tế bòa mới được tạo ra trong khoảng thời gian nói trên. Câu VII-3,0 đ ở cây lúa, tính trạng thân cao, hạt tròn là trội so với tính trạng thân thấp, hạt dài. 1-cho cây lúa thân cao, hạt tròn lai với cây lúa thân thấp, hạt dài; F1 thu được 121 cây cao, tròn và 123 thấp, dài. Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai 2-giao phấn các cây lúa thân cao, hạt tròn với nhau. F1 thu được 1200 cây cao,dài; 2408 cây cao, hạt tròn và 1202 cây thấp, hạt tròn. Hãy biện luận xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ kiểm chứng.
  3. ĐÁP ÁN CÂU IV 3, Giải a)ta có : TH1" Số nuclêôtit của 1 nửa là: A=T=G=1000; X=1500 ta có A=T nhưng G khác X => cắt dọc TH2'' Số nuclêôtit của 1 nửa là: A=T=750; G=X=1500 ta có A=T , G=X đúng như quy tắc bổ sung => cắt ngang qua thân ADN b) Theo trường hợp cắt dọc phân tử ADN: - Coi số Nu mà đề bài cho là số Nu của mạch 1, ta có: A1 = T1 = G1 = T2 = A2 = X2 = 1000 ( Nu) X1 = G2 = 1500 (Nu) => A = T = A1 + A2 = 2000 (Nu) X = G = X1 + X2 = 2500 (Nu)