Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 - Mã đề 149 - Trường THPT Công Nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 - Mã đề 149 - Trường THPT Công Nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_sinh_hoc_ky_thi_thpt_quoc_gia_nam_2018_ma_de_149.doc
Nội dung text: Đề thi môn Sinh học - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 - Mã đề 149 - Trường THPT Công Nghiệp
- SỞ GD&ĐT HOÀ BÌNH KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 TRƯỜNG THPT CÔNG NHIỆP Bài thi khoa học tự nhiên; môn Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. ĐỀ THI THỬ LẦN 2 (Đề thi có 4 trang,40 câu) MÃ ĐỀ 149 Họ và tên thí sinh: Số báo danh Câu 1. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là: A. môi trường vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. B. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. C. môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. D. môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. Câu 2. Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: (1) Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết; (2) Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3; (3) Tạo các dòng thuần chủng; (4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 2, 4, 1. C. 2, 3, 4, 1. D. 2, 1, 3, 4. Câu 3. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? A. Đười ươi. B. Vượn. C. Gôrilia. D. Tinh tinh. Câu 4. Tiêu hóa là quá trình A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. B. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. C. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng. D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng. Câu 5. Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch. B. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau. C. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất D. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới. Câu 6. Quần xã sinh vật là A. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. B. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. C. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Câu 7. Cây hấp thụ nitơ ở dạng: + - 2+ + - + 2+ - A. NH 4, NO 3. B. N , NH3 . C. NH4 , NO 3. D. N , NO 3. Câu 8. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở A. động vật kí sinh. B. động vật. C. thực vật. D. động vật ít di động. Câu 9. Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá A. Lực hút do thoát hơi nước ở lá. B. Lực đẩy áp suất rễ. C. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết. D. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. Câu 10. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương. B. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì. C. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi. D. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây. Câu 11. Trình tự các giai đoạn của quá trình tiến hoá sự sống trên trái đất là: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học. B. Tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học. C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học. D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học. Câu 12. Cân bằng nội môi là Trang 1/5 - Mã đề thi 149
- A. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô. B. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan. D. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Câu 13. Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là: A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây. B. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. C. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. Câu 14. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư? A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. B. Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn. C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn. D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. Câu 15. Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình hô hấp ở thực vật? A. 36 phân tử. B. 32 phân tử. C. 34 phân tử. D. 38 phân tử. Câu 16. Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục A. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp. B. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang. C. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy. D. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác. Câu 17. Những bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? (1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. (2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. (3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. (4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. (5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (3), (5). Câu 18. Cho các thông tin sau đây: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. (2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axid amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptit vừa tổng hợp. (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin đúng về sự phiên mã và dịch mã cả tế bào nhân thực và nhân sơ là A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (4). Câu 19. Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau: (1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc, (2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ. (3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi: các sinh vật thuỷ sinh ít dần, đặc biệt là các loài động có kích thước lớn. (4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi. Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là A. (1)→(3)→(4)→(2). B. (3)→(4)→(2)→(1). C. (1)→(2)→(3)→(4). D. (2)→(1)→(4)→(3). Câu 20. Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến A. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã. B. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. C. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. D. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. Câu 21. Cho các bước tạo động vật chuyển gen: (1) Lấy trứng ra khỏi con vật. (2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường. (3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm. (4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi. Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là A. (1) (4) (3) (2). B. (2) (3) (4) (2). C. (1) (3) (4) (2). D. (3) (4) (2) (1). Câu 22. Ở người, bệnh máu khó đông do gen h nằm trên NST X, gen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh. B. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh. C. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh. D. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh. Câu 23. Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. Trang 2/5 - Mã đề thi 149
- (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại. A. (2), (4), (5), (6). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (6). Câu 24. Ta có: Kiểu gen 1 Môi trường 1 kiểu hình: 1 Kiểu gen 1 Môi trường 2 kiểu hình: 2 Kiểu gen 1 Môi trường 3 kiểu hình: 3 Kiểu gen 1 Môi trường n kiểu hình: n Tập hợp các kiểu hình 1, 2, 3, , n. của kiểu gen 1 trong các môi trường 1, 2, 3, , n, được gọi là A. biến dị tổ hợp. B. đột biến. C. mức phản ứng. D. thường biến. Câu 25. Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau: Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có A. 100% cây hoa trắng. B. 100% cây hoa đỏ. C. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ. D. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. Câu 26. Cho biết các quần thể giao phối có thành phần kiểu gen như sau: Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa Tần số kiểu gen aa 1 50% 0 50% 2 0 100% 0 3 0 0 100% 4 20% 50% 30% 5 25% 50% 25% Các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là: A. 1, 4, 5. B. 3, 5. C. 1, 3, 5. D. 4, 5. Câu 27. Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: (1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. (2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau. (3) Loài E tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài F. (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ không mất đi. (5) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. (6) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm. Số kết luận đúng là: A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 28. Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là: A. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A. B. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A. C. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ. D. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ. Câu 29. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F 1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là: A. 66%. B. 1%. C. 51%. D. 59%. Câu 30. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là: A. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750. B. A = 750; T = 150; G = 150 X = 150. C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150. D. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. Câu 31. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbEe. B. AaBbDdEe. C. AaaBbDdEe. D. AaBbDEe. Trang 3/5 - Mã đề thi 149
- Câu 32. Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa. Cho quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ, sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ các cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến, không có di nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau. A. 0,06. B. 0,40. C. 0,60. D. 0,0525. Ab Câu 33. Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen aB ab giao phấn với cây có kiểu gen (các gen liên kết hoàn toàn) thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là: ab A. 1 cây cao, quả đỏ : 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng : 1cây thấp, quả đỏ. C. 9 cây cao, quả trắng : 7 cây thấp, quả đỏ. D. 1 cây cao, quả trắng : 1 cây thấp, quả đỏ. Câu 34. Ở ruồi giấm có 8 gen được đánh dấu từ A đến H. Đột biến cấu trúc NST gây ra 4 nòi có thứ tự các gen như sau: Nếu nòi 1 là nòi xuất phát thì hướng tiến hóa là A. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 3 ← 1 → 2 → 4. B. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 1 → 2→ 3 → 4 . C. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 1 → 4→ 3 → 2. D. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 ← 4 ← 1→ 3. Câu 35. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai : XAXa × XAY cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ A. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng. C. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. D. 2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ. Câu 36. Khả năng cuộn lưỡi ở người do gen trội trên NST thường qui định, alen lặn qui định người bình thường. Một người đàn ông có khả năng cuộn lưỡi lấy người phụ nữ không có khả năng này, biết xác suất gặp người cuộn lưỡi trong quần thể người là 64%. Xác suất sinh đứa con trai đầu lòng có khả năng cuộn lưỡi là bao nhiêu? A. 0,825. B. 0,4215. C. 0,625. D. 0,3125. Câu 37. Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định, thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt.Cho giao phấn các cấy F1 người ta thu được F2 : 148 quả tròn ; 24 quả dài ; 215 quả dẹt. Cho giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3: A. 3/16. B. 1/81. C. 1/16. D. 4/81. Câu 38. Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là: A. T = 399; G = 801. B. T = 799; G = 401. C. T = 801; G = 399. D. T = 401; G = 799. Câu 39. Cho sơ đồ phả hệ sau: Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Có 18 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. (2) Có ít nhất 11 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. (3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hơp tử lặn. (4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. A. 5. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 40. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ A. 1/4. B. 9/16. C. 1/9. D. 1/16. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 4/5 - Mã đề thi 149
- Mã đề: 149 1 B. 2 B. 3 D. 4 B. 5 D. 6 B. 7 A. 8 C. 9 C. 10 D. 11 A. 12 D. 13 C. 14 D. 15 D. 16 A. 17 C. 18 A. 19 A. 20 B. 21 C. 22 B. 23 B. 24 C. 25 B. 26 B. 27 C. 28 A. 29 B. 30 A. 31 D. 32 D. 33 D. 34 D. 35 C. 36 D. 37 B. 38 A. 39 B. 40 C. Trang 5/5 - Mã đề thi 149