Đề thi thử lần II tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Trường THCS Tống Văn Trân

doc 5 trang thungat 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần II tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Trường THCS Tống Văn Trân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_lan_ii_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_truong_t.doc

Nội dung text: Đề thi thử lần II tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Trường THCS Tống Văn Trân

  1. PHÒNG GD-ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI THỬ LẦN II TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT Ngày thi 21/5/2018 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm ) Trả lời những câu hỏi sau bằng cách chọn chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Phép tu từ từ vựng nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự. Câu2. Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. (Nguyễn Du) Phần in đậm trong hai câu thơ trên là: A. Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp C. Thành phần trạng ngữ D. Thành phần khởi ngữ. Câu 3. Từ “đầu” trong câu nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu bạc răng long. B . Đầu non cuối bể. C .Đầu súng trăng treo. D. Đầu sóng ngọn gió. Câu 4. Trong các câu sau đây, câu nào có chứa thành phần phụ chú? A. Này, hãy đến đây nhanh lên. B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá! C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn. D. Chắc chắn ngày mai anh ấy đến Câu 5. Trong khổ thơ: “Trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ, ngỡ không bao giờ quên , cái vầng trăng tình nghĩa." tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Hoán dụ, ẩn dụ. B. Nhân hóa, ẩn dụ. C. Nhân hóa, so sánh. D. So sánh, liệt kê. Câu 6. Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn sau: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.” A. Phép nối. B. Phép lặp. C. Phép thế. D. Phép đồng nghĩa. Câu 7. Văn bản nào sau đây chứa nghĩa hàm ý nhiều nhất? A. Văn bản khoa học. B. văn bản chính luận C. Văn bản hành chính công vụ D. Văn bản nghệ thuật. Câu 8. Từ ngữ xưng hô trong hội thoại chủ yếu được căn cứ vào yếu tố nào sau đây? A. Đối tượng giao tiếp. B. Nội dung giao tiếp. C. Thời gian giao tiếp. D. Không gian giao tiếp.
  2. PHẦN II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Theo Tuốc- ghê- nhép) Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là gì? Tìm một câu văn có yếu tố miêu tả trong văn bản? Câu 2. Hãy cho biết người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã nhận được của nhau cái gì? Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Câu 3. Bài học rút ra từ văn bản trên là gì? Câu 4. Từ câu chuyện trên em hãy viết một đoạn văn nghị luận bộc lộ suy nghĩ của mình về việc tử tế trong cuộc sống. PHẦN III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) Phân tích các khổ thơ sau: Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. ( Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ) Hết Họ và tên học sinh: Số báo danh: Họ, tên, chữ kí của giám thị:
  3. PHÒNG GD-ĐT TP NAM ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN THI THỬ LẦN II VÀO LỚP 10 THPT Ngày thi 21/5/2018 PHẦN I TRẮC NGHIỆM ( 2,0điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A A C C B D A PHẦN II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu1 - Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. 0,25đ (0,5đ) - Câu văn có yếu tố miêu tả: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn 0,25 giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.” hoặc “Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông” Câu 2 - Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều nhận được của nhau tình 0,25đ 0,5 đ cảm, sự cảm thông và chia sẻ. - Vì: Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình 0,25đ cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng (đôi mắt đỏ hoe, áo quần tả tơi ) cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Câu 3 Bài học: 0, 5đ + Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng với người đó. Không nên vì người đó thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự. + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành là món quà quý giá ta ban tặng người khác. + Khi trao món quà tinh thần ấy thì ta cũng nhận được món quà quý giá như vậy. Nếu HS nêu được một trong ba ý cho 0,25 đ, từ hai ý trở lên cho điểm tối đa Câu 4 * Yêu cầu chung về hình thức và kỹ năng: ( 0,25đ) (1, 5đ) - Đúng hình thức: là một đoạn văn. - Biết vận dụng các thao tác lập luận, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu * Yêu cầu về kiến thức : ( 1,25đ) Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản: - Câu chuyện Người ăn xin đã kể về một hành động, một việc làm tử tế của cậu bé đối với ông lão ăn xin.
  4. - Giải thích về việc tử tế: là việc làm tốt, việc làm có ích cho người khác - Bàn luận: ý nghĩa, tác động tốt đẹp của việc tử tế. - Dẫn chứng - Phê phán: những kẻ thiếu tử tế, sống ích kỉ - Xác định nhận thức và hành động đúng cho mình và mọi người - Thể hiện niềm tin về con người và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. PHẦN III. TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) * Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: ( 0,5đ) - Bố cục bài văn hoàn chỉnh: Mở bài, thân bài, kết bài. - Chủ yếu dùng phương thức biểu đạt nghị luận, có kết hợp với các yếu tố biểu đạt khác, lập luận chặt chẽ, lý lẽ, dẫn chứng xác đáng. - Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu trình bày rõ ràng, sáng tạo trong diễn đạt, viết văn có cảm xúc, hình ảnh. Yêu cầu về nội dung: ( 4,5đ) 1.Mở bài (0,25điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vấn đề nghị luận. (Nếu không giới thiệu được vấn đề nghị luận, không cho điểm) 2. Thân bài: (4,0 điểm) * Đoạn thơ nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân: - Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách "vất vả và gian lao". Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm để xây dựng và bào vệ đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt đã khẳng định sức mạnh Việt Nam. - Câu thơ "Đất nước như vì sao" là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. - Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăn cản được: "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên" thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh" * Sau lời suy tư là điều tâm niệm của Thanh Hải. Trước hết là khát vọng được hóa thân: "Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. "Một cành hoa" để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản "hòa ca” êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một cành hoa ", "một nốt trầm ” là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui. - Trong khổ thơ có sự chuyển đổi từ “tôi” sang “ta” – đại từ vừa diễn tả số ít, vừa diễn tả số nhiều giúp tác giả vừa thể hiện cái riêng nhưng đồng thời cũng thể hiện cái chung.
  5. Qua sự biến đổi đại từ ấy cho thấy đây không chỉ là khát vọng riêng của tác giả mà còn là nguyện ước chung của tất cả mọi người. * Với Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả: - Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ đầy sáng tạo - Từ láy"nho nhỏ" và "lăng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. - Hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi, tóc bạc” Sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: "Ta làm ta làm ta nhập ", "dù là tuổi dù là khi "đã làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được khắc sâu và nhấn mạnh. * Cho điểm: + Từ 3,5 điểm đến 4,0 điểm : Hiểu bài thơ, có kĩ năng nghị luận, đảm bảo các ý cơ bản. Cách triển khai ý rõ ràng, có sức thuyết phục, diễn đạt trôi chảy. + Từ 2, 5 điểm đến 3,5 điểm: Hiểu bài thơ, có kĩ năng nghị luận nhưng đôi chỗ còn lúng túng hệ thống ý chưa thật đầy đủ hoặc còn ý triển khai chưa thật rõ ràng. + Từ 1,5 điểm đến 2,5 điểm: Hiểu bài thơ nhưng kĩ năng nghị luận còn nhiều hạn chế, có khi sa vào thuật, diễn xuôi, ý sơ sài. + Từ 0, 5 điểm đến 1,5 điểm: Chưa hiểu thấu đáo bài thơ, phân tích sơ sài mắc nhiều lỗi diễn đạt c. Đánh giá: (0,75 điểm) - Thành công về nghệ thuật - Nội dung bài thơ 3. Kết bài: (0,25 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Chú ý: Người chấm phải cân nhắc toàn bài viết để đánh giá, không được đếm ý cho điểm. Chấp nhận những cách kết cấu khác nhau nhưng đảm bảo được các ý như gợi ý của đáp án. Khuyến khích những phát hiện, cảm nhận sâu sắc.