Đề thi thử môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Bùi Dục Tài

doc 5 trang thungat 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_de_01_nam_hoc_2019_2.doc

Nội dung text: Đề thi thử môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Bùi Dục Tài

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ LẦN 1 – Năm học 2019-2010 TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI Môn: GDCD 12 - Thời gian làm bài: 45 phút - -  - - Đề 01 Họ, tên học sinh: Lớp: 12 Điểm: Nhận xét của giáo viên: PHẦN TRẢ LỜI: Chọn và tô kín phương án đúng nhất Câu 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 21 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 31 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 22 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 32 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 23 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 33 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 24 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 34 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 25 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 35 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 26 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 36 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 27 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 37 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 28 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 38 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 29 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 39 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 30 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ Câu 40 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ PHẦN CÂU HỎI: Câu 1. Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 2. Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng. D. Tính quần chúng nhân dân. Câu 3. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi)? A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi. B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi. D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi. Câu 4. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định thương tật là 10%). Trường hợp này, chị B vi phạm pháp luật
  2. A. hình sự B. hành chính C. kỉ luật D. dân sự. Câu 5. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở A. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. C. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. D. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội. Câu 6. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. quan hệ lao động và quan hệ xã hội. C. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. D. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Câu 7. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành A. một quy định pháp luật. B. một quy phạm pháp luật. C. một quy phạm đạo đức. D. nhiều quy phạm pháp luật. Câu 8. Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong anh A và anh B say nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và anh D thu dọn bát đĩa. Trong trường hợp này ai vi phạm pháp luật? A. Không ai vi phạm pháp luật B. Anh A C. Anh A, B, C, D D. Anh A, B. Câu 9. Tội phạm là từ dùng để chỉ A. người vi phạm pháp luật. B. tử tù. C. người vi phạm pháp luật hình sự. D. người có hành vi trái pháp luật. Câu 10. Sau cuộc vui cùng bạn bè, H (30 tuổi, nhân viên kế toán công ti X) say xỉn và có hành vi gây gỗ, đánh nhau với K. Sau cuộc ẩu đả, K bị thương nặng và giám định thương tích 20%. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây? A. H không vi phạm pháp luật vì đánh người trong trạng thái say rượu. B. H vi phạm pháp luật hình sự. C. H vi phạm pháp luật hành chính. D. H vi phạm kỉ luật. Câu 11. Anh Nguyễn Chí T điều khiển xe ô tô từ nhà đến cửa hàng do mình làm chủ. Khi đến nơi, anh Nguyễn Chí T dừng xe ô tô về phía bên phải lề đường để vào trong cửa hàng có công việc. Anh Nguyễn Chí T đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi dừng đỗ xe trái phép. Cụ thể, biên bản ghi rõ hành vi vi phạm sau: dừng xe nhưng lại tắt máy và xuống xe, bánh xe cách lề 0,3m. Việc anh dừng xe đã gây cản trở giao thông và ùn tắc đoạn đường. Việc cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính đối với anh T là hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 12. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm chính trị. B. trách nhiệm pháp lí. C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm kinh tế. Câu 13. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì A. bị xử phạt vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự C. vi phạm pháp luật hình sự. D. vi phạm pháp luật hành chính.
  3. Câu 14. Nguyễn Văn A (13 tuổi) vì mâu thuẫn với B (bạn cùng lớp) nên đánh B. Hậu quả B bị thương với tỉ lệ thương tật 25%. Hành vi của Nguyễn Văn A là A. vi phạm pháp luật. B. trái pháp luật. C. vi phạm pháp luật hình sự. D. vi phạm hành chính. Câu 15. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. C. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. D. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. Câu 16. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là A. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ đủ 14 tuổi trở lên. C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 16 tuổi trở lên. Câu 17. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý gì? A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính. C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỷ luật. Câu 18. Xác định câu phát biểu sai: Trong một quan hệ pháp luật A. không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền. B. quyền của cá nhân, tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khác. C. không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ. D. quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau. Câu 19. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ đủ 18 tuổi trở lên. D. từ 18 tuổi trở lên. Câu 20. Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Bà S và ông K.B. Anh H, bà S và ông K. C. Anh H, bà S và chị M. D. Anh H và ông K. Câu 21. Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P (người giúp việc) bị dị ứng toàn thân khi tiếp xúc với phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra, điều tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Bà S, ông M và chị T.B. Bà S, bà N và ông M. C. Bà S, chị T và bà N.D. Bà S, ông M, chị T và bà N. Câu 22. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 23. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
  4. A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật. Câu 24. Các tổ chức, cá nhân không làm những việc bị pháp luật cấm là hình thức A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 25. Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh K và anh N.B. Ông H và anh P. C. Anh P, anh N và ông H.D. Ông H, anh P và anh K. Câu 26. Anh H 19 tuổi, không có tài sản riêng, sống với mẹ, bị toà tuyên án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích và phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại 5 triệu đồng. Khoản bồi thường thiệt hại là trách nhiệm A. hình sự. B. hình sự và dân sự.C. dân sự. D. hành chính. Câu 27. Kế toán công ty tự ý bỏ việc không lí do. Trong trường hợp này kế toán đó đã vi phạm A. hình sự B. hành chính. C. kỉ luật.D. dân sự. Câu 28. Hành vi nào dưới đây thuộc vi phạm hình sự? A. Vượt đèn đỏB. Cố ý lây truyền HIV cho người khác C. Đánh người gây thương tích 10%. D. Người lao động bỏ việc không lí do. Câu 29. Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ? A. Mọi công dân và các tổ chức. B. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể. C. Nhà nước và xã hội. D. Các công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ. Câu 30. Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ theo luật định là điều kiện A. bắt buộc để sử dụng các quyền của mình. B. tất yếu để sử dụng các quyền của mình. C. cần thiết để sử dụng các quyền của mình. D. quyết định để sử dụng các quyền của mình. Câu 31. Anh H (20 tuổi) đi xe máy trên đường bị một cành cây gãy rơi xuống làm anh không tự chủ được tay lái, nên cả người và xe ngã trên đường .Chị M đi xe máy phía sau đâm vào xe của anh H và bị ngã. Xe máy của chị M bị hư hại một số bộ phận và chị M bị thương nhẹ. Chị M đã đòi anh H bồi thường thiệt hại nhưng anh không đồng ý và nói rằng anh không vi phạm pháp luật vì mình không có lỗi. Trong trường hợp này anh H có lỗi hay không? A. Anh H có lỗi. B. Anh H có lỗi: lỗi vô ý do tự tin. C. Anh H có lỗi: lỗi vô ý do cẩu thả. D. Anh H không có lỗi. Câu 32. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính nghiêm túc. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính nhân dân và xã hội. D. Tính quần chúng rộng rãi. Câu 33. Chủ một cửa hàng thiết bị y tế là anh A đã nhờ chị N – chủ một đại lí thuốc tân dược bán giúp một lô thuốc không rõ nguồn gốc. Bị thanh tra liên ngành phát hiện và tịch thu toàn bộ lô thuốc đó nên chị N không thanh toán tiền cho A và khai báo A là chủ nhân của lô thuốc đó khiến cho A vừa bị mất tiền vừa bị cán bộ thanh tra là B xử phạt. Biết được sự việc này chị G đã viết bài chia sẻ lên mạng xã hội. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật? A. Anh A, chị N và chị G B. Anh A và chị G C. Anh A, chị N và ông B D. Anh A và chị N
  5. Câu 34. Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện? A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng. B. Ông M bị tâm thần lấy đồ ở của hàng mà không trả tiền. C. Chị C bị thần kinh đã sát hại con đẻ của mình. D. Anh B trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ kính nhà hàng xóm. Câu 35. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến Câu 36. A (16 tuổi) đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh B đi ngược chiều. Hậu quả là anh B bị tử vong trên đường đi cấp cứu, chiếc xe máy của anh B bị vỡ nhiều bộ phận do tác động va chạm. Trong trường hợp này, A đã vi phạm A. hình sự. B. hình sự và hành chính. C. hành chính. D. hình sự và dân sự. Câu 37. Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với A. mọi công dân B. người vi phạm pháp luật. C. người có hành vi trái pháp luật D. người có lỗi. Câu 38. Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm hành chính do cố ý là A. 14 tuổi B. 16 tuổi C. từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi D. từ đủ 16 tuổi- dưới 18 tuổi Câu 39. Do tức giận chị N đã nói xấu mình với bà C nên A (học sinh lớp 12) có ý định trả thù chị N. Thấy chị N đi chợ qua nhà A, A cùng chị gái là H chạy đuổi theo đến chợ. Khi chị N đang lom khom mua cá thì A đi đến dùng tay kẹp cổ chị N và kêu H vào hỗ trợ. Chị N không những bị đánh đập mà còn xé rách quần áo; sau đó N vùng dậy, chạy vào cửa hàng quần áo ở gần đó và được chủ cửa hàng cho mượn quần áo để mặc. Do mọi người can ngăn nên chị em A bỏ về. Hành vi của A và H là hành vi A. vi phạm pháp luật hành chính với hành vi gây rối nơi công cộng. B. vi phạm pháp luật hình sự với tội danh làm nhục người khác. C. vi phạm pháp luật dân sự. D. vi phạm kỉ luật. Câu 40. Ông K chặt cây, phá rừng. Trong trường hợp này ông K đã không thực hiện hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật.B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật.D. Áp dụng pháp luật. HẾT (Học sinh không được sử dụng tài liệu)