Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_nam_2018_mon_sinh_hoc_lop_tru.docx
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
- Sở GD&ĐT ĐIỆN BIÊN KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIÊN BIÊN Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: SBD: I. Nhận biết Câu 1: Cơ chế di truyền học của hiện tượng lặp đoạn là A. do sự đứt gãy trong quá trình phân li của các NST đơn về các tế bào con. B. do tác đột biến gây đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên. C. NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn. D. do trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không chị em của cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân. Câu 2: Có thể có bao nhiêu phương pháp tạo giống mang gen của hai loài khác nhau? (1) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa (2) lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật (3) Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (4) tạo giống nhờ công nghệ gen. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 3: Khi nói về quần thế ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. B. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ. C. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình. D. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể ở những điều kiện nhất định. Câu 4: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu có các phát biểu sau đây, có bao nhiêu số phát biểu đúng (1) Bệnh phêninkêto niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra do đột biến gen. (2) Bệnh phêninkêto niệu do enzim không chuyển hóa axitamin pheninalanin thành tirozin. (3) Người bệnh phải ăn kiêng hoàn toàn pheninalanin. (4) Pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, bệnh thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 5: Tác động của một gen lên nhiều tính trạng sẽ: A. Tạo ra những tổ hợp mới của những tính trạng đã có. B. Làm xuất hiện nhiều tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. C. Các tính trạng phân li tạo thành nhóm. D. Gây hiện tượng biến dị tương quan. Câu 6: Để đem lại hiểu quả kinh tế cao, nên dùng cônxisin hoặc chất gây đa bội thể với đối tượng A. Lúa. B. Ngô. C. Củ cải. D. Đậu/đỗ. Câu 7: Có bao nhiêu ứng dụng sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền? (1) Tạo chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy dầu mỏ (2) Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người (3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu (4) Tạo giống bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu (5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ (6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối
- A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 8: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hòa bị bất hoạt. Câu 9: Nếu một bệnh di truyền không thể chữa được thì cần phải làm gì? A. Ngăn chặn hậu quả cho con cháu bằng cách cấm kết hôn gần, hạn chế sinh đẻ B. Ngăn chặn hậu quả cho con cháu bằng cách không sinh đẻ. C. Không cần đặt vấn đề này ra vì bệnh nhân sẽ chết. D. Không có phương pháp nào cả. Câu 10: Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n trong tế bào ở đinh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên A. cành đa bội lệch. B. thể bốn nhiễm. C. thể tứ bội. D. cành tứ bội trên cây lưỡng bội. Câu 11: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: 1. Ung thư máu; 2. Bạch tạng; 3. Hội chứng Claiphentơ; 4. Dính ngón tay số 2 và 3; 5. Hội chứng Đao; 6. Mù màu Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể? A. 3, 4, 5. B. 1, 3, 5. C. 3, 5, 6. D. 1, 3, 4. Câu 12: Vì sao đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến? A. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. B. Nó làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. C. Làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục vật chất giữa các thế hệ được. D. Cơ chế sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. Câu 13: Loài thực vật nào không sinh sản sinh dưỡng? A. Mía. B. Lúa. C. Rau ngót. D. Sắn. Câu 14: Phát biểu nào đúng về cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai dùng bao cao su? A. Không có trứng chín và rụng. B. Ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. C. Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ. D. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Câu 15: Quan sát hình vẽ, chọn kết luận không đúng: A. Phản ứng của cây với ánh sáng thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. B. Ngọn cây hướng sáng dương. C. Rễ cây hướng sáng âm. D. Hướng sáng giúp cây quang hợp tốt hơn. Câu 16: Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. C. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái. D. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
- Câu 17: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng? A. Số thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm qua các đời. B. Chọn lọc từ quần thể thường ít hiệu quả. C. Quần thể đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. D. Quần thể phân hóa dần thành các dòng thuần. Câu 18: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen? A. E.Coli có ADN tái tổ hợp chứa gen Insulin người. B. Chuột bạch có gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống. C. Cừu Đôli được tạo ra bằng nhân bản vô tính D. Cây bông có gen diệt sâu lấy ở vi khuẩn. Câu 19: Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính gì? A. học dược. B. hỗn hợp. C. in vết. D. bẩm sinh. II . Thông hiểu Câu 20: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến sự biến đổi vật chất di truyền1. Những sai sót trong lúc tái bản ADN. 2. Các gen gây đột biến nội tại. 3. Ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến bên trong và bên ngoài tế bào. 4. Tương tác giữa các gen không alen. 5. Quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo đều giữa các cromatit không chị em ở kì đầu giảm phân I. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng A. tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà. B. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch. C. giúp tiêu hóa cơ học thức ăn. D. hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa. Câu 22: Những nguyên nhân nào dưới đây gây ra hiện tượng đa bội ở cơ thể sinh vật?1. Rối loạn phân bào 1 của tất cả các cặp NST; 2. Rối loạn phân bào 2 của một vài cặp NST; 3. Lai xa kèm đa bội hóa; 4. Các thoi phân bào không hình thành trong nguyên phân; 5. Các cặp NST phân li đều ở kì sau của nguyên phân; A. 1, 2, 4, 5. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4. Câu 23: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giải thuyết siêu trội. B. Người tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống. C. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau D. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai. Câu 24: Kết luận quan trọng nhất rút ra từ kết quả khác nhau giữa lai thuận và lai nghịch là: A. Tế bào chất có vai trò nhất định trong di truyền. B. Nhân tế bào có vai trò quan trọng nhất trong sự di truyền. C. Phát hiện được tính trạng đó di truyền do gen trong nhân hay do gen ở tế bào chất quy định. D. Cơ thể mẹ có vai trò lớn trong việc quy định các tính trạng của cơ thể con.
- Câu 25: Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng? A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng. B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất. C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây. D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp. Câu 26: Cho phép lai P: AaBbddEe x AaBbddEe (biết một gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn). Tỉ lệ loại kiểu hình mang 2 tính trội và 2 tính lặn ở F1 là A. 9/64. B. 16/64. C. 32/64. D. 27/64. Câu 27: Cho biết 3 bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã là ATT, ATX, AXT. Một gen ở tế bào nhân sơ, vùng mã hóa có 450 bộ ba, trong đó ở mạch mã gốc có bộ ba thứ 110 là AGT (số thứ tự các bộ ba tính cả bộ ba mở đầu). Nếu gen bị đột biến làm thay thế cặp GX bằng cặp TA ở bộ ba thứ 110 thì phân tử prôtêin tổng hợp từ gen đột biến có số axitamin là A. 448. B. 449. C. 108. D. 109. Câu 28: Thế hệ xuất phát (P) của quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,5Aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quần thể này? (1) Tần số kiểu gen aa sẽ tăng dần qua các thế hệ. (2) Tần số kiểu gen AA ở F1 là 62,5%. (3) Thế hệ F1 đạt trạng thái cân bằng di truyền. (4) Tần số kiểu gen Aa ở F3 là 6,25%. (5) Tần số kiểu gen aa ở F2 là 43,75. A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 29: Theo định luật Hacđi-Vanbec, có bao nhiêu quần thể dưới đây dạng ở trạng thái cân bằng di truyền? (1) 0,4AA : 0,4Aa : 0,1aa. (2) 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.(3) 100%Aa. (4) 100%AA. (5) 0,7744AA : 0,2112Aa : 0,0144aa.(6) 100%aa. A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 30: Cho các cây F1 thân cao, quả tròn tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó cây cao, tròn chiếm 50,16%. Biết thân cao, quả tròn trội hoàn toàn so với thân thấp, quả dài; mọi diễn biến trong quá trình giảm phân ở các tế bào sinh giao tử như nhau, không có đột biến. Kết luận nào sau đây đúng? A. Kiểu gen cây F1 dị hợp tử đều, tần số hoán vị là 10%. B. Kiểu gen cây F1 dị hợp tử đều, tần số hoán vị là 20%. C. Kiểu gen cây F1 dị hợp tử chéo, tần số hoán vị là 8%. D. Kiểu gen cây F1 dị hợp tử chéo, tần số hoán vị là 16%. Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là A. 1/64. B. 6/256. C. 1/128. D. 2/9. Câu 32: Một phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A + T)/(G + X) là 0,6 thì hàm lượng G + X của nó xấp xỉ là A. 0,62. B. 0,26. C. 0,68. D. 0,70. Câu 33: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây không đúng về đời con?
- A. Có hai loại kiểu hình là đỏ, ngọt và vàng, ngọt. B. Tỉ lệ kiểu hình lặn về một tính trạng là 1/36. C. Tỉ lệ phân li kiểu hình là 35:1. D. Tỉ lệ kiểu hình trội về một tính trạng là 35/36. Câu 34: Ở tằm lấy tơ, để phân biệt tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng người ta đã nghiên cứu về gen quy định màu sắc vỏ trứng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y, trong đó alen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây để trứng màu sẫm luôn nở tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở tằm cái? A. XaXa x XAY. B. XAXa x XaY. C. XAXA x XaY. D. XAXa x XAY. Câu 35: Ở đậu Hà Lan, gen A: hạt vàng, alen a: hạt xanh; gen B: vỏ trơn, alen b: vỏ nhăn, nằm trên cặp NST tương đồng khác nhau. Lai cây đậu hạt vàng, vỏ trơn dị hợp về 2 cặp gen với cây I chưa biết kiểu gen. Quá trình giảm phân bình thường, F1 thu được 4 loại kiểu hình trong đó cây hạt xanh, vỏ nhăn chiếm tỉ lệ 12,5%. Kiểu gen của cây I đem lai la: 1. AaBb; 2- Aabb; 3- AABb; 4- aabb; 5- aaBb; 6- AaBB A. 2. B. 2, 5. C. 1, 4, 5. D. 2, 3, 5, 6. Câu 36: Quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn gấp 2 lần đồng hợp trội tự thụ phấn 3 thế hệ. Tần số kiểu gen dị hợp ở thế hệ thứ 3 là 5%. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ 3 A. 0,475AA: 0,05Aa: 0.475aa. B. 0,375AA: 0,05Aa: 0.575aa. C. 0,16AA: 0,48Aa: 0.36aa. D. 0,2AA: 0,4Aa: 0.4aa. Câu 37: Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trằng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm A. 100% số cây hoa đỏ. B. 75% số cây hoa đỏ và 25% số cây hoa trắng. C. 100% số cây hoa trắng. D. 25% số cây hoa đỏ và 75% số cây hoa trắng. Câu 38: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là: A. 8 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 7 hoa đỏ : 9 hoa trắng. C. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 15 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Câu 39: Phân tử ADN vùng nhân của một vi khuẩn E.coli chứa N15 được nuôi trong môi trường chứa N14. Ở thế hệ thứ 3, tỉ lệ các phân tử ADN còn chứa N15 là: A. 1/4. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/32. III. Vận dụng Câu 40: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội lặn hoàn toàn; giảm phân bình thường, diễn biến giống nhau ở hai giới: giới cái có nhiễm sắc thể giới tính XX; tần số hoán vị gen Ab Ab giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán vị gen. Xét phép lai XDXd X dY . Có bao nhiêu aB E e ab E kết luận dưới đây đúng? d (1) Tỉ lệ giao tử đực AbX E 20% (2) Cơ thể cái giảm phân cho tối đa 4 loại giao tử (3) Tỉ lệ kiểu hình trội về bốn tính trạng ở đời con = 25,5% (4) Tần số kiểu gen giống mẹ ở đời con = 8% A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Điện Biên lần 1 – 2018 Đăng tải bởi 1 D 11 B 21 C 31 D 2 B 12 A 22 D 32 A 3 B 13 B 23 B 33 D 4 B 14 D 24 C 34 A 5 D 15 A 25 C 35 B 6 C 16 B 26 D 36 B 7 B 17 C 27 C 37 D 8 A 18 C 28 D 38 C 9 A 19 A 29 A 39 A 10 D 20 C 30 C 40 A Blog Sinh Học là trang web chuyên cập nhật Đề thi thử môn Sinh Học mới nhất và chất lượng nhất. Tất cả mọi đề thi từ trang web đều hoàn toàn miễn phí và dễ dàng tải về. Exam24h là dự án gồm nhiều trang ưeb cung cấp tài liệu các môn học như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, KHTN và thi thử Online miễn phí dành cho tất cả mọi người.