Đề thi thử THPT Quốc gia lần II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS&THPT Văn Bàn

docx 6 trang thungat 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS&THPT Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS&THPT Văn Bàn

  1. TRƯỜNG PTDTNT ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN II NĂM 2018- 2019 THCS&THPT VĂN BÀN BÀI THI MÔN GDCD - TỔ HỢP KHXH Họ và tên: Lớp: MÃ ĐỀ 001 Câu 81. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm A. sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động. B.sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động. C. sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động. D. sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất. Câu 82. Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là A. sản xuất kinh tế B. thỏa mãn nhu cầu. C. sản xuất của cải vật chất. D. quá trình sản xuất. Câu 83. Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất. Việc làm của doanh nghiệp H thể hiện vai trò của phát triển kinh tế đối với A. gia đình. B. xã hội. C. tập thể. D. cộng đồng. Câu 84. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua A. giá trị sử dụng của nó. B. công dụng của nó. C. giá trị cá biệt của nó. D. giá trị trao đổi của nó. Câu 85. Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá? A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá. B. Giá trị sử dụng của hàng hoá. C. Giá trị của hàng hoá. D. Xu hướng của người tiêu dùng. Câu 86. Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 87. Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra đôla để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C.Phương tiện cất trữ. D.Phương tiện thanh toán. Câu 88. Công ty may X làm ăn rất có lãi, thời gian gần đây có rất nhiều đơn hàng lớn xuất khẩu trong khi đó hệ thống máy móc của công ty đã cũ, năng xuất lao động không tăng lên kịp thời. Ban Giám đốc công ty quyết định nhập khẩu dây chuyền may mới để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm. Việc làm của công ty may X chịu sự tác động của quy luật giá trị như thế nào? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng xuất lao động. C. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. D. Tích cực đổi mới khoa học công nghệ trong lao động sản xuất. Câu 89. Gia đình bác A có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng. Trước đây mỗi ngày bác đan được 10 chiếc ghế mây trong 15 giờ, thời gian gần đây bác đã nghiên cứu và đổi mới quy trình đan nên năng xuất tăng lên 15 chiếc ghế mây trong
  2. 15 giờ. Việc đổi mới kỹ thuật đã nâng cao năng xuất lao động của gia đình bác A làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của gia đình bác biểu hiện như thế nào? A. Cao hơn giá trị xã hội của hàng hóa. B. Thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. C. Bằng với giá trị xã hội của hàng hóa. D. Không có sự thay đổi nào so với giá trị xã hội của hàng hóa. Câu 90. Anh H là Giám đốc công ty V do có năng lực tổ chức quản lí và kinh doanh nên công ty ngày càng làm ăn phát triển, đời sống của công nhân viên được đảm bảo. Anh G là Giám đốc công ty Y trong quá trình tổ chức quản lí và kinh doanh có những hạn chế yếu kém về công tác quản lí nên doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ và phá sản. Hiện tượng này đề cập đến tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. C. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. D. Phân phối lại nguồn hàng và tăng năng xuất lao động. Câu 91: Nếu em là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây? A. Cung = cầu. B. Cung > cầu. C. Cung < cầu. D. Cung # cầu. Câu 92. Do cung vượt quá cầu, giá thịt lợn giảm mạnh liên tục trong thời gian rất dài làm cho đời sống của người nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước đã hỗ trợ cho người nuôi lợn và tìm thị trường để xuất khẩu. Như vậy, nhà nước đã A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh. B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh. C. vận dụng tốt quy luật cung cầu. D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu. Câu 93. Giá cao su liên tục giảm mạnh trong nhiều năm liền nên anh X đã chuyển một phần diện tích cao su sang cây ngắn ngày để đỡ thua lỗ và có chi phí nhanh. Như vậy anh X đã A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh. B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh. C. vận dụng tốt quy luật cung cầu. D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu. Câu 94. K điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Giáo dục chung. B. Răn đe người khác. C. Tổ chức xã hội. D. Quản lí xã hội. Câu 95. Bạn H cho rằng “Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội” nhận định này xuất phát từ A. bản chất của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật. C. vai trò của pháp luật. D. chức năng cuả pháp luật. Câu 96. Hành vi nào dưới đây vi phạm hành chính? A. Đi xe máy gây tai nạn làm chết người. B. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. C. Làm giả giấy tờ tùy thân. D. Cán bộ, công nhân đi làm muộn giờ. Câu 97. Hành vi trái luật, có lỗi, do người có người có năng trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là dấu hiệu
  3. A. vi phạm pháp luật. B. thực hiện pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 98. Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện? A. Do cán bộ nhà nước thực hiện. B. Do công chức nhà nước thực hiện. C.Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện. D.Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện. Câu 99. Cảnh sát giao thông phạt hai anh em A và B lái xe đạp điện đi ngược đường một chiều. Bạn A 16 tuổi, B 10 tuổi, theo em 2 bạn vi phạm vào pháp luật nào? A. Hành chính. B. hình sự. C. Dân sự D. Kỉ luật. Câu 100. Ông A bán thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc cho nhiều người. Việc làm của ông đã vi phạm luật A. an toàn thực phẩm B. bảo vệ người tiêu dùng C. chống hành giả D. hành chính Câu 101. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hai nghiêm trọng cho sức khỏe người khác là A. tội phạm Hình sự. B.vi phạm Hành chính. C. tội phạm Dân sự. D. tất cả các tội trên. Câu 102: Anh T điều khiển xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây ra tai nạn làm chị M bị thương, tổn hại sức khỏe là 11% và xe máy bị hưng hỏng nặng. Anh T phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A.Hình sự và dân sự. B. Hình sự và hành chính. C.Dân sự và hành chính. D. Kỉ luật và dân sự. Câu 103: Chị M là kế toán của xã Y . Do mâu thuẫn với chủ tịch xã nên chị đã cố gắng tạo chứng cứ giả để tố cáo ông về tội lạm dụng quỹ và làm chúng từ giả với cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp này chị M đã không thực hiện đúng quyền A.Quản lí. B. Tố cáo. C. Khiếu nại. D. Tố cáo. Câu 104: Chị Q sử dụng hành lang của khu dân cư để bán đồ ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A.Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 105: Vì bị sốt nên sau khi lựa chọn kỹ danh sách ứng ử viên, anh K đã nhờ đồng nghiệp bỏ phiếu hộ mình. Anh K đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Phổ thông. B.Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Bỏ phiếu kín. Câu 106: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi đem bán với giá hàng trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn bộ cảnh ăn trộm trên. Sau đó anh H tố cáo sự việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh N, anh T và anh H. B. Bà M và anh H B. Anh N, anh T và anh K. D. Anh H và anh K. Câu 107: Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của hàng xóm đã đột nhập vào nhà lấy cắp một số đồ vật có giá trị. Hành vi của anh A là chưa thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật B. Áp dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật D. Sử dụng pháp luật
  4. Câu 108: Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông vợ giám đóc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A.Giám đốc K và chị M. B. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M C. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P và chị M D. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P Câu 109: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết số vàng trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc cho người bạn thân là ông T và nhờ ông này cất giữ hộ số vàng đó nhưng bị ông này từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con tra ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A.Ông A và ông T. B. Ông A và ông B C. Ông A, ông B và ông T. D. Ông B và bố con ông ông A. Câu 110: Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện quyền A. tự do ngôn luận. B. tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước. C. tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. D. quyền bầu cử, ứng cử. Câu 111: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng, chị H đã đến nơi làm việc của chồng lăng mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A.Được pháp luật bảo hộ về tình cảm. B. Được pháp luật bảo hộ về bí mật đời tư. C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. D. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Câu 112: Do mâu thuẫn với giám đốc B, nên chị T đã dùng điện thoại chụp trộm nội dung công văn mật của giám đốc B để trên bàn rồi nhờ anh P đăng lên Facebook và được anh K chia sẻ trên trang cá nhân với nội dung không tốt. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín? A. Giám đốc B, chị T và anh K. B. Chị T, anh P và anh K. C. Giám đốc B, chị T và anh K và anh P. D. Giám đốc B, chị T và anh P. Câu 113: M và H cùng được tuyển vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đóc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A.Giám đốc và H. B. Giám đốc và chị L. C. Chị L và H. D. Chị L và M. Câu 114: H tự ý đưa hình ảnh của B đăng lên facebook gây hậu quả nghiêm trọng. H đã vi phạm pháp luật A. kỉ luật. B. hình sự. C. hành chính. D. dân sự. Câu 115: Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà anh A nên anh B vào khám xét nhà anh A. Anh B đã vi phạm quyền nào dưới đây? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  5. C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 116: Đến ngày bầu cử Hội đồng nhân dân thì chị M bị tai nạn gãy tay nên nhờ chồng là anh T đi bầu cử thay. Khi anh T bỏ xong phiếu của mình thì có điện thoại gọi phải đi gấp nên nhờ chị L là thành viên của tổ bầu cử bỏ phiếu cho chị M, nhưng vì nhiều việc chị L đã quên không thực hiện. Gần hết thời gian bầu cử mà chưa thấy chị M đến bầu, anh K tổ trưởng tổ bầu cử đã nhờ chị H là em gái chị L viết hộ phiếu và bỏ luôn cho chị M để kết thúc công tác bầu cử. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử? A. Chị M, anh T, anh K và chị L. B. Chị L, anh T, anh K. C. Chị M, anh K và chị H. D. Anh T, anh K, chị L và chị H. Câu 117: Ông H nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo phường X do không đồng tình với việc xử lí tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm. Cho rằng ông H cố tình gây rối, bảo vệ Ủy ban nhân dân phường đã mắng chửi và đuổi ông về nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông H bị thương nhẹ và đập vỡ yếm chiếc xe máy của ông. Bảo vệ Ủy ban nhân dân phường X đã không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. Câu 118: Khi bị mất chiếc điện thoại Iphone X vừa mới mua K đã nghi ngờ M là hàng xóm nghiện ma túy lấy trộm. K đã tìm gặp M để xin chuộc lại nhưng M khẳng định không lấy và tỏ thái độ bực tức vì cảm thấy bị xúc phạm. Nhân lúc M đi vắng, K đã tự ý vào nhà M kiểm tra để tìm điện thoại. K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được bảo hộ về danh dự. B. Bất khả xâm phạm về tài sản. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được bảo hộ về đời tư. Câu 119: Vợ chồng anh H và chị K có hai con gái, nhưng anh H vẫn muốn có con trai nối dõi tông đường nên đã nhờ chị M môi giới tìm chị V để sinh con. Khi biết là đã có thai con trai chị V yêu cầu anh H ly dị chị K để mình trở thành vợ chính thức của anh H. Biết chuyện, chị K đã thuê anh Q tìm đánh chị V phải nhập viện điều trị. Trong trường hợp này, những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh H, chị K và chị V. B. Anh H, chị M và chị V. C. Anh H, chị M và anh Q. D. Chị K, chị M và anh Q. Câu 120: Công dân không thực hiện đúng hợp đồng mua bán phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Công vụ