Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 2 năm 2016- Môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Tam Dương
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 2 năm 2016- Môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Tam Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_lan_2_nam_2016_mon_ngu_van_phong.doc
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 2 năm 2016- Môn Ngữ văn - Phòng GD&ĐT Tam Dương
- PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN II NĂM 2016 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 1 trang Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau: Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” (Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục năm 2014) a) Xác định phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên. b) Phần in đậm trong câu: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao? c) Hãy viết lại câu “Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.” bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ. d) Khái quát phẩm chất của lão Hạc trong đoạn văn trên bằng một câu đơn. Câu 2. (3,0 điểm) a) Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ cuối trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. “Người đồng mình thô sơ da thịt ” b) Giải thích nghĩa của từ “Người đồng mình” trong đoạn thơ trên. c) Từ nội dung đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh hiện nay. Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm nổi bật tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng của cha con ông Sáu. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh SBD Phòng thi:
- PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 (HDC này gồm 04 trang) Câu 1. ( 2,0 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a Phép liên kết chủ yếu: 0,5 - Phép lặp: lão (4 lần), cái vườn (2 lần). b Cách dẫn trực tiếp vì nhắc lại nguyên văn lời nói nhân vật, được đặt 0,5 trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm. c Còn về cái vườn của lão thì lão đừng lo lắng gì nữa. 0,5 d Lão Hạc là người nhân hậu và giàu lòng thương con. 0,5 (Nếu đặt câu thiếu dấu câu thì giám khảo linh hoạt trừ 0,25 điểm) Câu 2. ( 3,0 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a Chép chính xác đoạn thơ sau: 0,5 Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Lưu ý: Nếu học sinh thiếu dấu câu trừ 0,25 điểm; chép sai hoặc thiếu 1 câu thơ trừ 0,25 điểm. b Giải nghĩa từ: 0,5 - Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình. Ở đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc. c * Về kỹ năng: Học sinh biết nêu suy nghĩ của mình bằng một đoạn 2,0 văn nghị luận xã hội có bố cục hoàn chỉnh, không mắc lỗi chính tả, trình bày khoa học. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Đoạn thơ ca ngợi sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống đồng thời gợi cho ta liên tưởng đến ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc của các bạn học sinh hiện nay. - Bản sắc văn hóa dân tộc: + Toàn bộ hệ thống giá trị vật chất tinh thần được dân tộc sáng tạo trong lịch sử; nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác.
- + Giữa gìn bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở việc yêu quý, trân trọng giá trị vật chất, tinh thần của quê hương, dân tộc; góp phần khẳng định giá trị bản thân, giá trị cộng đồng trong thời kì hội nhập - Thực trạng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của học sinh (Biểu hiện ở lối ăn mặc, ngôn ngữ, hiểu biết về lịch sử, văn hóa ). Nguyên nhân khách quan: do tác động của môi trường sống, bối cảnh thời đại; nguyên nhân chủ quan: do hạn chế về nhận thức và tình cảm với văn hóa dân tộc - Hậu quả: hệ thống di sản của cha ông bị lãng quên, chúng ta trở thành kẻ mất gốc; phê phán những con người thiếu ý thức trân trọng bản sắc văn hóa của quê hương, của dân tộc - Biện pháp: + Nâng cao nhận thức giữ gìn văn hóa dân tộc; Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú văn hóa dân tộc + Liên hệ bản thân Câu 3. (5,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý, diễn đạt tốt không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm thụ riêng nhưng phải đúng nội dung, tránh suy diễn tuỳ tiện. Bài viết có cảm xúc thuyết phục người đọc, làm nổi bật được những suy nghĩ của người viết về tình cảm cha con ông Sáu. Cần trình bày được các ý cơ bản sau: Phần Nội dung Điểm - Giới thiệu tác giả, tác phẩm Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cách xây dựng tình huống truyện tự nhiên mà bất ngờ đã thể hiện cảm động tình cha con 0,5đ sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của ông Sáu. a. Tình huống đặc biệt của câu chuyện - Ông Sáu đi kháng chiến xa nhà nhiều năm, bố con không biết mặt nhau. Trong lần nghỉ phép 3 ngày, gặp con nhưng bé Thu, 0,5đ con gái không chịu nhận bố, cho đến khi ông ra đi về đơn vị. - Ông Sáu làm cây lược ngà tặng con gái nhưng không thể trao tận tay con, ông đã hi sinh anh dũng. b. Tình cảm bé Thu dành cho bố: Thân bài - Lần đầu gặp Ba Sáu, Thu từ chối mọi sự quan tâm vồ vập, lảng tránh, ương ngạnh, thậm chí còn hất bỏ chén cơm ông Sáu gắp trứng cá cho (Dẫn chứng-phân tích) 1,5đ - Thu đã thay đổi, cô bé gọi Ba và thể hiện sự yêu quý ba mãnh liệt (Dẫn chứng-phân tích) - Lớn lên đi làm giao liên, Thu càng yêu ba, tự hào về cha, quyết tâm nối chí cha
- c. Tình cảm ông Sáu dành cho con gái: - Gặp con, ông vô cùng vui và hạnh phúc, yêu con vô cùng nhưng cũng rất buồn giận khi con không nhận mình là cha 1,5đ (Dẫn chứng-phân tích) - Xa con, ông dồn hết tình yêu thương làm cây lược bằng ngà voi và trước lúc hi sinh, bằng mọi giá nhờ bạn chuyển cây lược cho con gái (Dẫn chứng-phân tích) - Tình cảm yêu thương yêu cha sâu sắc, cá tính của bé Thu và tình yêu con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc cảm động và thấm thía nỗi đau mất mát trong chiến tranh d. Đánh giá: - Cốt truyện chặt chẽ , hấp dẫn, có sức lôi cuốn, có kịch tính cao nhưng cũng đậm chất trữ tình. - Ngôi kể thích hợp, gần gũi với nhân vật và với người đọc khiến tác phẩm trở nên đáng tin cậy và sát thực hơn. 0,75đ - Lời kể kết hợp với lời bình luận, miêu tả với cảm xúc tinh tế, cảm động tăng thêm sức truyền cảm. - Ngôn ngữ đậm đà bản sắc Nam Bộ, cách dẫn truyện thoải mái, tự nhiên, giọng thân mật dân dã Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận. 0,25 Giám khảo chú ý : - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. - Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ và cách trình bày sáng tạo. - Điểm toàn bài làm tổng điểm của các câu, không làm tròn. ===HẾT===