Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2018_co.docx
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
- TRUNG TÂM BDVH DẠY TỐT ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: VĂN Ngày thi: 08 tháng 04 năm 2017 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (6 điểm).Cho khổ thơ: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải ) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và cho biết hoàn cảnh ấy gắn bó như thế nào với quan niệm sống của tác giả ? 2. Mạch cảm xúc của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được triển khai như thế nào? 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được kết thúc bằng một khổ thơ – khúc ca rộn ràng ngợi ca quê hương đất nước. Chép chính xác khổ thơ ấy và qua đó em hiểu được vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả ? 4. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép nối để liên kết ( gạch chân dưới câu ghép đó và từ ngữ dùng làm phép nối ) Phần II (4 điểm).Cho đoạn văn: Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! – Nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi: “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ ! Anh Sáu cứ vẫn ngồi im. Tôi dọa nó: - Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cùng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng “ba”không được sao ? ( Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng ) 1. Đoạn trích trên thuộc tình huống nào của câu chuyện ? Qua tình huống đó, em hiểu gì về tính cách, tình cảm của nhân vật bé Thu ? 2. Nêu hàm ý của câu: “Cơm sôi rồi nhão bây giờ !” và cho biết vì sao bé Thu chọn cách nói đó ? 3. Qua câu chuyện cảm động trong “Chiếc lược ngà”, ta thấy được những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra và càng trân trọng hơn giá trị của cuộc sống hòa bình. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về nỗi đau chiến tranh. Hết
- TRUNG TÂM BDVH DẠY TỐT THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: VĂN Ngày thi: 08 tháng 04 năm 2017 Thời gian làm bài: 120 phút GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu Đáp án điểm Phần I Câu 1 - HCST: 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh (hoặc tác giả đang ở 0,5 trong những ngày cuối đời) - HCST gắn bó chặt chẽ với quan niệm sống của tác giả: Trên giường bệnh, t/g vẫn nghĩ đến dân tộc, đất nước thể hiện quan niệm sống phải được cống 0,5 hiến cho đất nước, góp sức nhỏ của mình vào cái chung của cả dân tộc Câu 2 - Mạch cảm xúc: từ ngợi ca mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra mùa xuân quê 0,5 hương đất nước, lắng sâu vào suy tư ước nguyện và kết thúc trong khúc ca rộn ràng ca ngợi quê hương Câu 3 - Chép chính xác khổ thơ kết thúc 0,5 - Vẻ đẹp tâm hồn tác giả: Lạc quan, tha thiết yêu cuộc sống, yêu quê hương 0,5 Câu 4 Viết đoạn: 1. Hình thức: 1,5 - Đúng hình thức đoạn quy nạp - Số câu: khoảng 12 câu (>< 2 câu) - Có sử dụng câu ghép - Có phép nối liên kết 2. Nội dung: 2,0 - Khổ thơ mở đầu với hình ảnh “Đất nước bốn nghìn năm”, với số từ cụ thể “bốn nghìn” đã nhấn mạnh quãng thời gian phát triển lâu dài của đất nước - Nghệ thuật nhân hóa với hình ảnh đất nước “vất vả và gian lao” gợi sự khó khăn, thử thách nhưng vẫn mãi trường tồn của đất nước - Hình ảnh so sánh “Đất nước như vì sao” + Sao là thiên nhiên, nguồn sáng lấp lánh, vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ + Hình ảnh rạng ngời của lá cờ Tổ quốc Niềm tự hào của tác giả về đất nước, về tương lai tươi sáng - Phụ từ “cứ” kết hợp động từ “đi lên”: quyết tâm cao độ, hiên ngang, tiến lên mọi thử thách của nhân dân, đất nước Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước Phần II Câu 1 - Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ba. Đến lúc em nhận ba thì là lúc ông Sáu phải trở lại 0,5 chiến trường - Tình huống này thể hiện tính cách bé Thu: Ương bướng, cá tính và tình cảm yêu thương ba sâu đậm 0,5
- Câu 2 - Hàm ý câu nói: Muốn nhờ ông Sáu chắt nước giúp 0,5 - Thu dùng cách nói đó vì em không muốn gọi ba, em nói tránh đi và vì sốt 0,5 ruột, muốn thúc giục. Câu 3 * Kiểu văn bản: Nghị luận xã hội từ một tác phẩm văn học 1,5 * Vấn đề cần bàn luận: “Nỗi đau chiến tranh” * Nội dung: HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung: - Chiến tranh là tội ác: + Chiến tranh gây ra bao nỗi đau thương, mất mát đi sinh mạng, của cải, tuổi trẻ . + Chiến tranh phá hủy môi trường sống của con người + Hậu quả của chiến tranh kéo dài hàng trăm năm, không dễ xoa dịu, bù đắp - HS lấy dẫn chứng trong văn học (đặc biệt trong VB “Chiếc lược ngà”) và trong cuộc sống để chứng minh. - Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân: + Phản đối, lên án chiến tranh + Trân trọng cuộc sống hòa bình, biết ơn và có hành động đề đáp hi sinh của cha anh + Tích cực chia sẻ, giúp đỡ nạn nhân chiến tranh * Hình thức: - Bài văn đủ bố cục ba phần - Độ dài đúng quy định 0,5 - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc .