Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019_pho.docx
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải (Có đáp án)
- PHÒNG GD – ĐT TIỀN HẢI ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút ) I. ĐỌC - HIỂU: (3điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1: (0.5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Câu 2: (1điểm) Trong các câu sau câu nào là câu ghép? Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó? Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Câu 3: (0,5 điểm) Nêu hàm ý trong câu thứ nhất của đoạn và cho biết vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái? Câu 4: (1điểm). Tìm câu văn (trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa) nêu chủ đề của truyện. II. LÀM VĂN: (7điểm) Câu 1: (3 điểm) Hãy viết bài văn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về: Ý nghĩa của lời động viên trong cuộc sống. Câu 2: (4 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Bếp lửa của Bằng Việt: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiên liêng - bếp lửa ! HẾT Họ và tên thí sinh: SBD:
- PHÒNG GD – ĐT TIỀN HẢI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN I. ĐỌC - HIỂU: (3điểm) Câu 1: (0.5 điểm) TPBL cảm thán: Trời ơi! Câu 2: (1,0 điểm) Câu ghép: (0.5đ) Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép là quan hệ mục đích. (0.5đ) Câu 3: (0,5 điểm) Với câu nói của mình. anh thanh niên muốn nói thêm rằng: “Anh rất tiếc”, nhưng anh không muốn nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình. Câu 4: (1,0 điểm) Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. II. LÀM VĂN: (7điểm) Câu 1: (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu cụ thể: a, Nội dung trình bày (2,0 điểm) 1. Giải thích: Lời động viên là những lời nói chân thành để chia sẻ những vất vả và để người nghe thấy được sự thấu hiểu của người nói giành cho mình. 2. Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề nghị luận (kết hợp lý lẽ và dẫn chứng) - Những lời động viên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với mọi con người trong GĐ, cũng như ngoài XH, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, những người phải gánh nặng nhiều trọng trách trong gia đình, ngoài xã hội - Tác dụng của lời động viên: Cha ông ta thường nói: Được lời như cởi tấm lòng; Lời động viên giúp người nghe được khuyến khích sẽ cảm thấy nỗi vất vả mệt mỏi giảm đi, cuộc sống đỡ căng thẳng vì có người hiểu mình chia sẻ với mình - Chứng minh: HS có thể lấy những ví dụ minh họa từ thực tiễn của cuộc sống và nhấn mạnh tới tác dụng của nó. Đó là lời động viên ông bà cha mẹ đã vất vả trong công việc cũng như trong cuộc sống; lời động viên dành cho thầy cô, bạn bè; sự cổ vũ của khán giả trong các trận đấu thể thao, văn hóa, trí tuệ - Bình luận mở rộng vấn đề: Lời động viên cần phải đúng lúc đúng chỗ. Phân biệt lời động viên với những lời tâng bốc thái quá Mình cần phải làm gì nếu chưa biết sử dụng lời động viên. - 3. Khái quát vấn đề, rút ra bài học cho bản thân b, Hình thức trình bày: (0,5 điểm) - Bài viết đủ bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,25 điểm) - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi diễn đạt; chữ
- viết sạch đẹp, rõ ràng (0,25 điểm) c, Sáng tạo: (0,5 điểm) -Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,25 điểm) - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ). (0,25 điểm) Câu 2. (4,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Bếp lửa của Bằng Việt. * Yêu cầu chung: -Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp . * Yêu cầu cụ thể: a, Nội dung trình bày: (2,5 điểm) HS có thể làm theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung chính: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ. + Phân tích được vẻ đẹp của đoạn thơ (phân tích có kèm dẫn chứng): Đoạn thơ là những suy ngẫm của cháu về bà, tình bà cháu và về bếp lửa. 1.Suy ngẫm về cuộc đời bà: -Vẻ đẹp tần tảo nhẫn nại, đầy yêu thương của bà. - Khơi dậy những điều tốt đẹp trong mỗi người ( Phân tích nghệ thuật đảo ngữ, điệp ngữ, cách dùng từ ) 2. Suy ngẫm về bếp lửa: Kì lạ và thiêng liêng ( Phân tích kiểu câu, nghệ thuật đảo ngữ dùng chấm câu ) - Là hiện diện của cuộc đời và tấm lòng bà, cháy lên trong mọi cảnh ngộ đến kì lạ. - Nơi ấp ủ và sáng mãi tình cảm của bà cháu. Nó trở thành kỉ niệm ấm lòng thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước người cháu trong suốt chặng đường dài. Người cháu yêu bà, hiểu bà và thêm hiểu DT mình, đất nước mình. Với cháu bà trở thành người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ mai sau. - Thể thơ chủ yếu thơ 8 chữ; nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng; từ ngữ giàu sức gợi cảm, hình ảnh chọn lọc; nhiều biện pháp tu từ đặc sắc như đảo ngữ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ (HS có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục) b, Hình thức trình bày: (1,0 điểm) - Bài viết đủ bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,5 điểm) - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi diễn đạt; chữ viết sạch đẹp, rõ ràng (0,5 điểm) c, Sáng tạo: (0,5 điểm) -Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc hoặc có ý mới mang tính phát hiện vấn đề cần nghị luận nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,25 điểm) - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ hình ảnhvà các yếu tố biểu cảm ). (0,25 điểm) HẾT -