Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019_tru.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Năm học 2018 - 2019 Nguyễn Trãi – Hoàng Hoa Thám Môn: Ngữ văn Ngày thi: 5/5/2018 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 2 trang) Phần I: (4,5 điểm) Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã kể: “ Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ? Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói : - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy. Mỗi người viết một vẻ.” 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và nhận xét về tình huống truyện. (1đ) 2. Ghi lại một câu văn có chứa khởi ngữ trong đoạn trích trên. (0,5đ) 3. Đọc đoạn trích trên và bằng những hiểu biết về tác phẩm, em thấy lời bác lái xe trong truyện giới thiệu về anh thanh niên (khi nói chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư) là “người cô độc nhất thế gian” có đúng không? Vì sao? Cách giới thiệu nhân vật như vậy có tác dụng gì? (1đ) 4. Qua đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì ở nhân vật anh thanh niên? (1,5đ) 5. Hãy kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì đó, ghi rõ tên tác giả. (0,5đ)
  2. Phần II. (3,5 điểm) Mở đầu bài thơ “Sang Thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Em hãy viết một đoạn văn qui nạp khoảng 10 câu phân tích những cảm nhận riêng, tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc sang thu qua khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và câu có thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân và chỉ rõ). Phần III. (2 điểm) Trong truyện “Bố của Xi-mông” (G.đơ Mô-pa-xăng), Xi-mông đã vô cùng đau khổ và em nói với mẹ khi được bác Phi-lip đưa về nhà: “Con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con đánh con tại con không có bố”. Tâm trạng và hành động của Xi-mông trong câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về những hành vi trêu chọc ác ý của một số bạn học sinh hiện nay trước sự đau khổ, bất hạnh của một số bạn kém may mắn hơn mình? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi) CHÚC CÁC EM LÀM BÀI THI TỐT
  3. PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Thi thử môn: Ngữ văn Nguyễn Trãi – Hoàng Hoa Thám Hướng dẫn chấm và biểu điểm Nội dung Điểm Phần I Câu 1 - Hoàn cảnh: 1970, kết quả của một chuyến đi thực tế tại 0,5đ Lào Cai. - Tình huống: Đơn giản, cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy 0,5đ người khách trên chuyễn xe (ông họa sĩ, cô kĩ sư) với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Qua tình huống này, tác giả nêu bật vẻ đẹp của anh thanh niên qua cái nhìn và suy nghĩ của các nhân vật khác. Câu 2. - Câu văn chứa khởi ngữ: Còn người thì ai mà chả 0.5đ “thèm” hở bác? “Người cô độc” là người cô đơn, sống độc thân, một Câu 3 mình. Nếu chỉ xem xét hoàn cảnh sống của anh thanh niên thì thấy là đúng, vì trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét 1đ kia chỉ có mình anh. Nhưng qua cách nghĩ và lời trò chuyện của anh với ông họa sĩ và cô kĩ sư thì không đúng, vì theo người thanh niên ấy, anh không hề cô đơn: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ” và anh còn có “người trò chuyện” nữa, đó là sách. Cách giới thiệu nhân vật như vậy gây tò mò, hứng thú cho người đọc; đồng thời tạo nên sự bất ngờ khi biết về quan niệm cuộc sống của anh thanh niên. Câu 4 Nhân vật anh thanh niên có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quí, đáng trân trọng: 1,5đ - Ý thức về công việc và lòng yêu nghề; suy nghĩ về công việc thật đúng và sâu sắc, thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người - Yêu sách, coi sách như người bạn để trò chuyện. - Chân thành, cởi mở, tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư như những người bạn thân quen từ lâu. Câu 5 HS có thể kể 1 trong 2 tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe 0,5đ không kính” (Phạm Tiến Duật); “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê)
  4. Phần II Hình thức: - Đoạn qui nạp, không dưới 8 câu hoặc trên 12 câu. Diễn 0,5đ đạt mạch lạc, không sai chính tả, diễn đạt. - Có sử dụng phép thế và câu có thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chú thích). Nếu có sử dụng nhưng 1đ không gạch chân và chú thích: không cho điểm. Nội dung: Cảm nhận riêng, tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc 2đ sang thu qua khổ thơ đầu: - Tín hiệu của mùa thu được cảm nhận bắt đầu bằng hương ổi (khác với lá vàng rơi, hoa cúc vàng, bầu trời xanh ngắt ). Hương ổi: Đầu thu (cuối tháng 7 đầu tháng 8) mùa ổi chín rộ. Từ “phả”: Hương ổi ở độ đậm nhất thơm nồng quyến rũ, hoà vào gió heo may của mùa thu lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát, của trái ổi chín vàng - hương thơm nông nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. + Gió se: Gió khe khẽ, hơi lạnh chỉ có ở mùa thu. + Cùng với gió se: Là những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc nhẹ nhàng như “cố ý” chậm lại thong thả nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu (chùng chình: nhân hóa). Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn, có cảm nhận riêng cũng nhẹ nhàng, thong thả qua ngưỡng cửa (qua ngõ) của mùa ghu vậy (ngõ thực và cũng là cửa ngõ thời gian thông giữa 2 mùa). - Cảm nhận bằng nhiều giác quan: khứu giác, thị giác, xúc giác; Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió) mờ ảo (sương chùng chình), nhỏ hẹp và gần (ngõ). -Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, cảm nhận tinh tế của tác giả tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh thu của tạo vật đã thấp thoáng hồn người sang thu: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng, chín chắn, điềm đạm. -> Khổ thơ nói lên những cảm nhận ban đầu rất riêng và tinh tế của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Lưu ý: -HS diễn đạt đủ ý: điểm tối đa 2đ. - HS diễn đạt đủ ý nhưng chưa phân tích sâu: 1,5đ. - HS diễn đạt sơ sài: 1đ. - Chủ yếu diễn xuôi đoạn thơ, có lỗi diễn đạt: 0,75đ Chưa thể hiện được nội dung cơ bản, diễn đạt kém: 0,5đ GV căn cứ vào các mức trên để cho điểm linh hoạt phù hợp bài làm của học sinh.
  5. Phần III HS có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau, tập trung vào các ý sau: 2đ - Dẫn từ hành vi của lũ bạn ở trường của Xi-mông đã gây cho em nỗi đau khổ đến mức muốn tự tử -> nhiều học sinh hiện nay trong trường học cũng có những biểu hiện tương tự như vậy. + Biểu hiện: Đó là cười nhạo các bạn không có bố hoặc bố/ mẹ vi phạm pháp luật phải vào tù; bố/mẹ bỏ đi biệt tích; các hoàn cảnh kém may mắn như: bị dị tật bẩm sinh; quá nghèo; + Tác hại: Những hành vi trêu chọc ác ý như vậy gây hậu quả nặng nề về tâm lí (buồn, đau khổ, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, chán đời, tự tử ), làm mất niềm tin yêu cuộc sống; làm xã hội kém văn minh + Bày tỏ thái độ: Những hành vi như vậy đáng lên án. + Phương hướng hành động (Việc cần làm): đấu tranh với hành vi vô cảm; biết đồng cảm, giúp đỡ, sẻ chia với các bạn chịu thiệt thòi, bất hạnh/ sống nhân ái, yêu thương. Với những bạn không may mắn thì cần biết vượt lên khó khăn, tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở cuộc sống, ở bản thân, lạc quan nhìn về tương lai Lưu ý: Học sinh không viết thành một đoạn văn hoặc viết quá ngắn/ quá dài trừ 0,5 điểm.