Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

doc 4 trang thungat 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020_tru.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC: 2019 – 2020 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút Ngày thi: (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I - ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Phương Liên, Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.36) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên. Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung của ngữ liệu trên. Câu 3: Xét về cấu tạo, câu “Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.” là kiểu câu gì? Vì sao? Câu 4: Ngữ liệu trên mang thông điệp gì? PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.5 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở Phần I, em hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian. Câu 2: (4.5 điểm) Cho khổ thơ: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam – 2017) Viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 10 câu) để làm rõ cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn sử dụng phép nối để liên kết câu và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân dưới phép nối và thành phần tình thái). Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Phần I (3 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 0.5 điểm Nội dung: Câu 2 - Khẳng định giá trị của thời gian quý hơn vàng vì không mua được 0.25 0.5 điểm- - Nếu biết tận dụng thời gian, chúng ta có thể làm được nhiều điều đáng 0.25 quý cho chính mình cũng như cho xã hội. - Kiểu câu: “Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao 0.5 nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.” là kiểu câu ghép. - Giải thích: 0.5 + Câu ghép đã bị lược mất cả hai thành phần chủ ngữ ở hai vế nhưng Câu 3 chúng ta vẫn có thể hiểu đối tượng mà câu văn nói tới là mọi người, 1 điểm chúng được tảo bởi cặp quan hệ từ “nếu thì”. - + Chúng ta có thể khôi phục câu văn: “Thế mới biết, nếu chúng ta biết tận dụng thời gian thì chũng ta sẽ làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.” Thông điệp: Câu 4 - Nhắc nhở mọi người biết quý trọng thời gian; 0.5 1 điểm - Dùng thời gian để làm những điều có ý nghĩa 0.5 Phần II (7 điểm) *Yêu cầu về kĩ năng: 0.5 - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội. - Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Câu 1 *Yêu cầu về nội dung: 2 1. Nêu vấn đề: Không lãng phí thời gian 2.5 điểm 0.25 2. Giải thích vấn đề. 0.5 - Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian của mình không hợp lí, để thời gian trôi qua một cách vô ích. - Lãng phí thời gian là điều đáng chê trách, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình. 3. Bàn luận vấn đề: 0.75 - Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách: Thời gian vũ trụ là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là hữu hạn. Nếu lãng phí thời gian bạn sẽ không làm gì được cho cuộc đời của chính mình và cho xã hội.
  3. - Nguyên nhân con người thường lãng phí thời gian: Con người mải miết rong chơi. Con người chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí. - Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí: + Mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình có. + Lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí. + Tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc. + Tạo thói quen làm việc đúng giờ. + 4. Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí? 0.5 - Viết đoạn văn: - * Hình thức: 1.5 - - Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi 0.25 dùng từ - - Đoạn văn giàu hình ảnh, lập luận rõ ràng. 0.25 - - Điều kiện sử dụng kiến thức Tiếng Việt: 1 - + Sử dụng phép nối để liên kết câu. - + Sử dụng thành phần biệt lập tình thái. (Nếu không gạch chân điều kiện Tiếng Việt chỉ cho 0.5 điểm) - * Nội dung: HS khai thác hiệu quả của các tín hiệu nghệ thuật trong 3 khổ thơ làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi sắp rời xa Bác để trở về miền Câu 2 Nam 0,75 4.5 điểm Tâm trạng lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác. 1,5 - - Ước nguyện muốn được hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật bên lăng Bác. 0,75 - - Nghệ thuật: Điệp ngữ: muốn làm; ẩn dụ, liệt kê các sự vật bên lăng Bác. * Lưu ý: - Đúng ý, diễn đạt được song chưa thật sâu. 3.0 đ - Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt. 1.5 - 2 đ - Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt. 1 đ - Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0.5 đ - * GV căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại. Lưu ý: - Thí sinh có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25, không làm tròn số.
  4. Ban giám hiệu Nhóm Ngữ văn 9