Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Ngọc Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_ngoc_thuy.docx
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Ngọc Thụy
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NHÓM NGỮ VĂN 9 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 120 phút Phần I (7,0 điểm) Cho câu thơ sau: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” (Ánh trăng – Nguyễn Duy) Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ánh trăng” Câu 2: Ghi lại những từ láy trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của việc sử dụng những từ láy đó. Câu 3: Đại từ xưng hô “ta” trong khổ thơ cuối mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua cách xưng hô như vậy. Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo kết cấu tổng – phân – hợp, em hãy phân tích khổ thơ cuối của bài “Ánh trăng”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và lời dẫn trực tiếp (gạch chân). Phần II (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy mà nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa ” (Quà tặng cuộc sống – Nhà xuất bản Tuổi trẻ) Câu 1: Tìm chủ ngữ, vị ngữ và xác định kiểu câu sau theo cấu tạo: Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết mặn chát. Câu 2: Em hiểu như thế nào về định lý mà tác giả đưa ra? Câu 3: Qua đoạn trích trên và sự hiểu biết của em về xã hội, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Chúc các em làm bài tốt !
- Trường THCS Ngọc Thụy HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút Câu Phần I (7,0 điểm) Điểm Câu 1 - HS chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo 1,0 điểm (Sai một lỗi chính tả trừ 0,25 điểm, không trừ quá số điểm quy định) 0,5 - HS nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ánh trăng”: Năm 1978, sau 3 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tác giả đang công tác tại thành phố Hồ Chí Minh 0,5 Câu 2 - HS xác định được những từ láy: rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc 0,75 1,5 điểm - Tác dụng: + Từ “rưng rưng”: thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của nhà thơ khi 0,25 nhận ra trăng. + Từ “vành vạnh” : gợi hình ảnh vầng trăng tròn đầy, rất sáng. Trăng 0,25 tượng trưng cho sự thủy chung, nghĩa tình, không thay đổi. + Từ “phăng phắc” : gợi sự im lặng, không lời. Thể hiện thái độ 0,25 nghiêm khắc mà rất bao dung độ lượng của người bạn nghĩa tình. Câu 3 - HS trả lời được việc tác giả sử dụng đại từ “ta” có ý nghĩa: 0,5 1,0 điểm + Không chỉ riêng nhà thơ mà để chỉ tất cả mọi người cả chúng ta + Từ đó, tác giả gửi gắm lời nhắn nhủ đến tất cả mọi người: đừng bao 0,5 giờ lãng quên quá khứ, hãy sống ân nghĩa thủy chung. Câu 4 HS viết đoạn văn nghị luận cần đảm bảo yêu cầu chung sau: 0,25 3,5 điểm * Về hình thức: 1,0 điểm - Đoạn văn đúng kết cấu đoạn văn tổng-phân-hợp, đúng đặc trưng 0,25 văn nghị luận - Độ dài không quá 14 câu, không dưới 10 câu. Diễn đạt mạch lạc, 0,5 các câu liên kết chặt chẽ, làm rõ ý chủ đề - Sử dụng đúng câu bị động, lời dẫn trực tiếp * Về nội dung: (2,5 điểm) HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần khai thác các dấu hiệu nghệ thuật từ nhiều nghĩa nghĩa, điệp ngữ, nhân hóa, từ láy, ẩn dụ để làm rõ nội dung : khổ thơ cho thấy cảm xúc, suy nghĩ mang tính triết lý của nhà thơ. 0,5 - Cuộc đối diện với vầng trăng giúp con người nhận ra trăng vẫn luôn tròn đầy, nguyên vẹn, thủy chung cho dù con người có vô tình, bạc 0,5 bẽo, lẵng quên trăng. - Trăng “im phăng phắc”: thể hiện thái độ nghiêm khắc mà bao dung độ lượng 0,5 - Cái “giật mình”: con người đã thức tỉnh trong lương tâm, ăn năn,
- hối hận về cách sống vô tình bạc bẽo của mình. 0,5 -> Qua đó, khổ thơ gợi nhắc người đọc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. 0,5 Diễn đạt đủ ý song chưa phân tích sâu: 1,5 điểm Diễn đạt còn thiếu một số nội dung: 1,0 điểm Chủ yếu còn diễn xuôi nội dung, mắc lỗi diễn đạt: 0,5 điểm Chưa thể hiện được nội dung cơ bản, diễn đạt kém: 0,5 điểm GV căn cứ vào các mức điểm trên để cho các mức điểm còn lại. Câu Phần II ( 3,0 điểm) Câu 1 - HS xác định được CN,VN: 1,0 điểm 0,5 Biển Chết / đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết / mặn chát. 0,5 - Kiểu câu theo cấu tạo: câu ghép Câu 2 - Định lý “một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa”: ca ngợi ý 0,5 0,5 điểm nghĩa của tình yêu thương, sự giúp đỡ, chia sẻ với mọi người trong cuộc sống. Qua đó tác giả gửi gắm thông điệp hãy biết cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Câu 3 Suy nghĩ về vai trò của tình yêu thương và sự sẻ chia 1,5 điểm (Câu hỏi nhằm phát huy năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải 0,25 quyết vấn đề trong thực tiễn. HS được tự do trình bày suy nghĩ mang tính tích cực của cá nhân của mình ). *Hình thức (0,25 điểm) : một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý, *Nội dung (1,25 điểm) Gợi ý: 0,25 - Giải thích thế nào là tình yêu thương, sự sẻ chia 0,25 - Nêu các biểu hiện của những con người luôn biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. 0,25 - Vai trò, ý nghĩa của sự giúp đỡ, yêu thương (niềm vui trong tâm hồn, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, làm cuộc sống thêm tốt đẹp) 0,25 - Bàn luận mở rộng vấn đề (phản đề, nguyên nhân, đáng giá, ) 0,25 - Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi : NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn THCS theo ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, 2. Kĩ năng: - Vận dụng lí thuyết vào thực hành. - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập tự luận, viết đoạn văn. 3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc khi làm bài. 4. Năng lực: Phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mỹ, năng lực trình bày. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Tự luận : 100% 2. Kiểm tra viết (120 phút) III. MA TRẬN Mức độ VẬN NHẬN BIẾT THÔNG VẬN DỤNG TỔNG HIỂU DỤNG CAO Chủ đề Chủ đề 1 : - Chép thơ - Ý nghĩa của Văn bản - Hoàn cảnh từ - Ánh trăng sáng tác - Nội dung, ý - Văn bản được nghĩa của câu liên hệ nói Hai biển hồ Số câu 2 2 4,0 Số điểm 1,0 1,5 2,5 Tỉ lệ % 10% 15% 25% Chủ đề 2: - Xác định từ - Ý nghĩa của Tạo lập câu Tiếng Việt láy từ láy bị động, lời - Xác định dẫn trực CN, VN; kiểu tiếp câu Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,75 0,75 0,5 3,0 Tỉ lệ % 17,5% 7,5% 5,0% 30% Chủ đề 3 : Viết đoạn Viết đoạn Tập làm văn văn cảm văn nghị
- nhận khổ luận làm cuối văn rõ ý kiến bản “Ánh trăng”. Số câu 1 1 2 Số điểm 3,0 1,5 4,5 Tỉ lệ % 30% 15% 45% Tổng số câu 4 3 2 1 10 Tổng số điểm 2,75 2,25 3,5 1,5 10,0 Tỉ lệ % 27,5% 22,5% 35% 15% 100% Người ra đề Tổ trưởng CM Ban giám hiệu duyệt Trần Thị Minh Phương Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa