Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Thành phố Bến Tre

pdf 5 trang thungat 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Thành phố Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_thanh.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Thành phố Bến Tre

  1. TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BẾN TRE TỔ NGỮ VĂN A. BÀI TẬP “PHẦN ĐỌC – HIỂU” Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chúng ta đều biết thói quen xấu dễ lây lan như một căn bệnh truyền nhiễm và chúng ta rất dễ bị lây nhiễm những hành vi tiêu cực từ những người xung quanh. Người có bản lĩnh sẽ tránh được ảnh hưởng của những thói xấu ấy, đồng thời cảm hóa để những người xung quanh trở nên tốt hơn. Tự tin, bản lĩnh là những yếu tố quan trọng để bạn luôn là chính mình chứ không phải là bản sao cá tính của người khác.” (Trích Bạn không phải là cái bóng của người khác, NXB Văn hóa thông tin) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Bài học được rút ra từ đoạn trích là gì? (1.0 điểm) Câu 3. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Chúng ta đều biết thói quen xấu dễ lây lan như một căn bệnh truyền nhiễm và chúng ta rất dễ bị lây nhiễm những hành vi tiêu cực từ những người xung quanh”. (0.5 điểm) Câu 4. Theo em, để có được sự “tự tin, bản lĩnh” chúng ta cần làm gì? (1.0 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Gợi ý trả lời Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 điểm Gợi ý một số cách trả lời: 1.0 điểm - Chúng ta đừng để những thói xấu của người khác ảnh hưởng đến mình, phải luôn là chính mình. Câu 2 - Để tránh được những thói quen xấu mỗi người cần có bản lĩnh và tự tin. . * Học sinh trả lời được một bài học thì ghi trọn điểm. - Học sinh xác định đúng biện pháp tu từ: so sánh (chúng ta 0.25 điểm đều biết thói quen xấu dễ lây lan như một căn bệnh truyền Câu 3 nhiễm) - Tác dụng: cho thấy sự nguy hiểm của những thói xấu. 0.25 điểm - Gợi ý trả lời: 1.0 điểm + Trang bị cho bản thân những kiến thức vừng vàng + Chuyên tâm học tập, rèn luyện đạo đức. Câu 4 + Tích cực tham gia các hoạt động, rèn luyện kĩ năng sống . * Học sinh trả lời được hai ý thì ghi trọn điểm.
  2. B. BÀI TẬP “ĐỀ MINH HỌA TUYỂN SINH 10” MA TRẬN ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Năng lực I. Đọc – hiểu Nhận diện Hiểu được ý Vận dụng sự - Ngữ liệu: Văn phương thức nghĩa của văn hiểu biết từ bản nghệ thuật. biểu đạt, ngữ bản, có sự liên văn bản, học - Tiêu chí lựa: pháp. hệ đến kiến sinh đưa ra đoạn văn ngắn, thức ngoài văn nhận xét, phù hợp với bản. đánh giá năng lực học những vấn đề sinh. ngoài xã hội. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1.5đ 0.5đ 1.0đ 3đ Tỉ lệ 15% 5% 10% 30% II. Tạo lập văn bản Câu 1: Nghị Viết đoạn luận xã hội. văn nghị luận - Đoạn văn. xã hội - Trình bày suy (khoảng 200 nghĩ về vấn đề chữ). đặt ra từ văn bản. Viết bài văn Câu 2: Nghị nghị luận về luận văn học kết đoạn thơ, liên hợp xã hội. hệ vấn đề xã hội. Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0đ 5.0đ 7.0đ Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng cộng Số câu 2 1 2 1 6 Số điểm 1.5đ 0.5đ 3.0đ 5.0đ 10đ Tỉ lệ 15% 5% 30% 50% 100%
  3. I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4: Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó đã làm đến chức Hành khiển, một chức quan to trong triều đình. Ông đi cùng một người bạn đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, miệng chào to kính cẩn: - Lạy thầy ạ, có anh em chúng con đến hầu thầy! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai trò cùng ngồi sập với mình- sập là nơi cụ giáo thường ngồi để dạy học - nhưng họ không dám. Họ xin được ngồi ở ghế kề bên (Theo Chuyện về người thầy) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Hãy tìm một câu tục ngữ có nội dung gần với ý nghĩa của câu chuyện trên. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ ấy. (0.5 điểm) Câu 3. Xét về mặt cấu tạo, câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định kiểu câu ấy? (1.0 điểm) “Cụ cho phép hai trò cùng ngồi sập với mình - sập là nơi cụ giáo thường ngồi để dạy học - nhưng họ không dám.” Câu 4. Từ hiểu biết về nội dung của văn bản trên, em hãy nêu nhận xét về cách cư xử của người học sinh hôm nay đối với thầy, cô giáo của mình. (1.0 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về vai trò của người thầy đối với mỗi con người. Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện yêu cầu: (5.0 điểm) Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Phân tích tình cảm cội nguồn trong đoạn thơ trên, từ đó nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình và quê hương. HẾT
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. - Những bài viết diễn đạt tốt, có cảm xúc, có ý sáng tạo, có những ý kiến hay, hợp lí cần được tôn trọng và khuyến khích cho điểm. II. Gợi ý trả lời và thang điểm Câu Gợi ý trả lời Điểm PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5 điểm Gợi ý một số cách trả lời: Câu 2 - Học sinh tìm đúng một câu tục ngữ có ý nghĩa gần gũi. 0.25 điểm - Giải thích đúng ý nghĩa câu tục ngữ một cách ngắn gọn. 0.25 điểm - Xét về mặt cấu tạo, câu văn “Cụ cho phép hai trò cùng ngồi 0.5 điểm sập với mình - sập là nơi cụ giáo thường ngồi để dạy học - Câu 3 nhưng họ không dám.” thuộc kiểu câu ghép. - Vì câu trên có 2 cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. 0.5 điểm Học sinh có nhiều cách trả lời khác nhau: 1.0 điểm - Có thể nêu mặt tốt: nhiều bạn cư xử đúng mực, đúng truyền thống tôn sư trọng đạo, ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời Mặt chưa tốt: còn có bạn cư xử không đúng mực với thầy cô, còn làm những việc khiến thầy cô buồn lòng, còn phụ công lao giáo dục, dạy dỗ, yêu thương - Học không nêu cụ thể từng mặt mà nêu gộp chung nhưng vẫn Câu 4 thể hiện rõ cả hai mặt (tốt và chưa tốt) - Học sinh chỉ trả lời một mặt (tốt hoặc chưa tốt) mà thể hiện nhận thức đúng đắn, chân thực, sâu sắc, có cảm xúc, lời văn trong sáng * Học sinh trả lời được theo một trong các phương án trên được ghi trọn điểm. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng yêu cầu đoạn văn, xác định 1.0 điểm đúng vấn đề, không sai lỗi diễn đạt, dùng từ Câu 1 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được vai trò của người 1.0 điểm thầy đối với mỗi người, có kết hợp dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục người đọc. 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh thực hiện đúng kiểu bài nghị luận, xác định đúng 0.5 điểm Câu 2 vấn đề nghị luận đặt ra trong đề bài. - Bài viết có bố cục mạch lạc, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập 0.5 điểm luận chặt chẽ có sức thuyết phục, không sai lỗi diễn đạt, chính
  5. tả 2. Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận đặt ra từ đề bài. 0.5 điểm - Phân tích tình cảm cội nguồn trong đoạn thơ: tình cảm gia 1.5 điểm đình và quê hương. - Đánh giá những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ. 0.5 điểm - Nêu suy nghĩ về vai trò của gia đình và quê hương đối với 1.0 điểm mỗi con người. - Kết thúc vấn đề hợp lí, thuyết phục người đọc. 0.5 điểm