Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Cần Thơ

doc 7 trang thungat 5960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Cần Thơ

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Cần Thơ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56). Câu 2: (0,5 điểm) Tìm những từ ngữ địa phương trong phần trích sau và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng: “Nghe mẹ nó bảo gọi bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra” - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe.” (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 196) II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ gì về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống? Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thuoeng, khoai sắn ngọt bùi. Nhóm nồi xôi gạp mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tấm hình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” (Bếp lửa – Bằng Việt, ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 144). Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chung) năm học 2015 - 2016 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội Đề kiểm tra học kì 2 môn Toán lớp 9 - Sở GD và ĐT Đà Nẵng Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Đồng Tháp ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1: (2,0 điểm) a) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.” Phần trích trên kể về công việc của ai? Trong văn bản nào? Nhân vật “cháu” đang nói chuyện với ai? b) Kể tên ba phương châm hội thoại trong các phương châm hội thoại đã học. Những thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nói có sách, mách có chứng. Lời chào cao hơn mâm cỗ, Câu 2: (3,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ÁNH TRĂNG Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể
  2. Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa. Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường. Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn-đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn. Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Quảng Ninh môn Văn ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2014 - 2015 QUẢNG NINH Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút Câu 1. (2,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Ðường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô-tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục năm 2014, trang 113 – 114) a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Kể tên ba cô gái được nhắc tới trong hai câu văn đầu. c) Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn. d) Nêu những phương thức biểu đạt trong đoạn trích. Câu 2. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim, trong đó có sử dụng thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái). Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Đồng chí của Chính Hữu: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Căn nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có nhiều mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục năm 2014, trang 128 – 129) Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Long An môn Văn ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2014 - 2015 LONG AN Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút Phần I. Văn – Tiếng Việt (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) a). Đọc dòng thơ sau và viết tiếp 3 dòng thơ còn lại để được một khổ thơ chính trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính"của Phạm Tiến Duật. Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ. Không có kính rồi xe không có đèn b). Đoạn trích sau được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết nội dung chính của đoạn trích.
  3. " Có ở đâu như thế này không: Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ " Câu 2: (3 điểm) a) Câu nói sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Nêu nội dung phương châm hội thoại đó. "Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy." b) Xác định phép liên kết và từ ngữ liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau: "Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng tôi một cảm giác tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay bên trong chúng ta cảm giác, tình tự, tu tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng ta khiến chúng ta tự phải bước lên trên đường ấy" Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ – Ngữ văn 9 Phần II. Làm văn (5 điểm) Tuổi trẻ học đường hãy góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính) 1. Đoạn thơ trên nằm ở vị trí nào trong bài thơ. Đoạn thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 2. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ. 3. Từ ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 – 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay. Câu 2: (6,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. ĐÁP ÁN Câu 1: (4,0 điểm) 1. Đoạn thơ trên nằm ở vị trí cuối cùng bài thơ, phong cách ngôn ngữ văn chương. 2.Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: + Phép điệp ngữ: “ không có” + Hoán dụ: “ trái tim” Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ: + Phép điệp ngữ góp phần tính chất hư hại của những chiếc xe. Từ đó làm nổi bật sự ác liệt của chiến tranh cũng như hiện thực về cuộc sống của người lính + Phép hoán dụ góp phần nhấn mạnh, làm nổi bật sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người lính lái xe. 3. Câu 2: (6,0 điểm) Thí sinh có thể trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long theo nhiều cách trình bày. Tuy nhiên, bài viết nên: - Thể hiện đúng kết cấu của một bài nghị luận văn học. - Thể hiện đầy đủ, chính xác vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn. - Có cách hành văn trong sáng, sinh động. Sau đây là một vài gợi ý về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên: + Một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc. - Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét quanh năm “chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”; công việc đều đặn, gian khổ: rét, mưa tuyết, nửa đêm ; cô đơn, vắng vẻ. - Quan niệm sống là cống hiến. Có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: yên tâm với nghề khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”; suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. + Một người thanh niên có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình. - Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết: chuyến nào chạy lên, bác đều ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe đang bị ốm. - Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên nhà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hằng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giải bày tâm sự tự nhiên, chân thành: chân thành bộc lộ niềm vui, nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ trong đầu; tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu có thích; Anh đếm từng phút vì sợ mất hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý giá. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che dấu cái e ấp, xao xuyến, bâng khuâng của hai người con trai, con gái gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa. Đó là cái chốc lát đã góp phần làm sáng lên cái diện mạo của câu chuyện và thổi một làn gió mát vào một câu chuyện tưởng chừng sẽ rất khô khan.
  4. - Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rauSaPa, người cán bộ nghiên cứu khoa học về sét. + Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh: Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người; anh tự tạo ra niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi; anh sống ngăn nắp, lành mạnh, gọn gàng với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình. + Những vẻ đẹp nói trên của nhân vật anh thanh niên được thể hiện bằng một nghệ thuật xây dựng nhân vật có những nét đặc sắc: bộc lộ qua một cuộc gặp gỡ đặc biệt với lời nói, thái độ, hành động; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ. + Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LẠNG SƠN NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1 (2 điểm) 1. Hãy kể năm phương chân hội thoại đã học. 2. Khi tham gia hội thoại dùng cách nói như: Nói khí không phải ; xin bỏ quá cho ; xin lỗi, thành thực mà nói là ; có thể mất lòng, cũng xin nói thực là Người ấy muốn tuân thủ phương châm hội thoại nào? Câu 2 (3 điểm) Em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 10-15 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về việc giữ gìn sự bình yên cho mảnh đất biên cương xứ Lạng. Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của em về cuộc gặp gỡ giữa người và trăng trong đoạn thơ sau: Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn-đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầg trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rừng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạch Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ làm ta giật mình. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1 (1,5 điểm) 1. Nêu ba định hướng chính để trau dồi vốn từ. 2. Xác định lỗi điễn đạt trong ví dụ sau: Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp. Câu 2 (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Câu 3 (2,5 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) nêu suy nghĩ của học sinh chúng ta về lòng biết ơn thầy, cô gáo. Câu 4( 5,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Trình bày cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, qua đó nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay. Đề 2: Trình bày cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, qua đó nêu suy nghĩ của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân dân ta hiện nay. ——–Hết—— SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HƯNG YÊN NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1: (2 điểm) Một học sinh đã viết trong bài làm của mình đoạn sau: “Một hai nghiêng quốc nghiêng thành
  5. Sắc thì đòi một tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tình giời Pha nghề thơ họa đủ mùi ca ngâm”. 1. Hãy chép lại đoạn thơ trên sau khi đã sửa chính xác 2. Đoạn thơ chép lại chính xác nằm trong tác phẩm nào? Tấc giả là ai? 3. Đoạn thơ nói về nhân vật nào? Qua đoạn thơ ấy, nhân vật hiện lên là người như thế nào? Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra cà nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng tong hai câu: Dòng sông mói điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha (Nguyễn Trọng Tạo) Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép thế (gạch chân từ ngữ có tác dụng thay thế) với câu chủ đề. Lòng yêu nước của muôn triệu người dân Việt Nam đang được khơi dậy mạnh mẽ trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại Biển Đông. Câu 4: (5 điểm) Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong trích đoạn truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÀ NỘI NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Phần 1: (7 điểm) Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): “Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy hả?” (Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013) 1. Chiếc lược nhà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đonạ trích trên. 2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm nha thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì? 3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp). 4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách Phần II. (3 điểm) Cho đoạn thơ: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con” (Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1. Tìm thành phần gọi – đáp trong những dòng thơ trên 2. Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì? 3. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay. ĐÁP ÁN Phần I (7đ) 1. “Chiếc lược ngà” được viết năm 1968. 2. Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”. Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha. Lời kể được in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhạn biết được câu nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó nhằm bộc lộ cảm xúc (cảm xúc của ông Sáu tức giận khi bé Thu nhất định không nghe lời). (1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống
  6. xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thunhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba ”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao! Thành phần biệt lập: “Song thiết nghĩ”. Từ ngữ dùng làm phép lặp: bé Thu. 4. Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”. Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng bao thế hệ! Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy! Phần II: ( 3đ) 1. Thành phần gọi đáp: “ơi”, “nghe”. 2. Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được nghe con” nhằm khắc sâu thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha với con về lòng tự tôn, ý thức về tầm vóc của dân tộc mình. 3. Cội nguồn là phần nền móng đã bị che khuất nhưng lại là trụ cột, làm nên sức mạnh! Với dân tộc Việt Nam đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào Những giá trị đó đã được các thế hệ người Việt ra sức vun đắp, giữ gìn từ đời này sang đời khác, xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách, tâm hồn người Việt Nam. Khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam càng thể hiện rõ nét. Thanh niên Việt Nam luôn ý thức được rằng biển đảo luôn là một phần máu thịt rất thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu và họ đã hành động có trách nhiệm với Tổ quốc! Đó là hình ảnh của tuổi trẻ trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài với những bộ áo quần cờ đỏ sao vàng, với những lá quốc kỳ của Tổ quốc trên tay trên các đường phố ở nhiều nước để biểu tình phản đối Trung Quốc. Trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace những hình ảnh Việt Nam tràn ngập với những status, những bình luận thể hiện lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, luôn hướng về đất nước. Đó là hình ảnh của một nữ sinh báo chí xinh đẹp Bảo Linh gây sốt trong giới trẻ với phong trào vì hòa bình với thông điệp “Tôi là người Việt Nam, tôi yêu Hòa bình. Nếu bạn cũng giống như thế, hãy ôm tôi”. Đó là những đợt quyên góp, ủng hộ vật chất cho các chiến sĩ ở Trường Sa và Hoàng Sa, cho cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam Là một học sinh, tôi luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa, luôn mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười! Còn bạn? SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÒA BÌNH NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1: (1,0 điểm) Chép lại theo trí nhớ khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. Câu 2: (3,0 điểm) Để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ XXI, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã viết: “Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” (Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” – Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2011). Em hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh (có dài từ 8 đến 10 câu) nêu ngắn gọn “sự chuẩn bị hành trang” của bản thân em để hướng tới tương lai. Câu 3: (6,0 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1). SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT VĨNH PHÚC NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1. 2 điểm Cho đoạn văn: “Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa. chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.” (Ngữ văn 9 tập 2 – NXB Giáo dục năm 2016) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 2. Nhân vật “em” trong đoạn văn là ai? 3. Nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn: “Người em rung lên, em quỳ xuống và cầu nguyện như trước khi đi ngủ.”và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ Câu 2. (3 điểm)
  7. 1. Chép chính xác bài thơNgắm trăngcủa Hồ Chí Minh 2. Viết một đoạn văn ngắn (5 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về hai câu cuối em vừa chép Câu 3: 5 điểm Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT KIÊN GIANG NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút 1. Đọc hiểu (3 điểm) “ Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điểu gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.” Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Câu 2 (1 điểm): “nhắm mắt đi xuôi” trong câu cuối của đoạn văn trên được dùng để chỉ điều gì? Từ đó xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này. Câu 3 (1 điểm): Hãy xác định từ tình thái đã được sử dụng trong câu đầu đoạn văn trên. 1. Làm Văn (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về câu nói của nhà giáo dục A. Xukhômlinxki: “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận ra những lỗi lầm của mình”. Câu 2 (4 điểm): Phân tích đoạn thơ sau đây để thấy được ước nguyện hòa nhập và dâng hiến của nhà thơ Thanh Hải. “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Trích mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TÂY NINH NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1(1,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: ”Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy xô vào lòng anh sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn, Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng – Ngữ vưn 9, tập 1) 1. Chỉ ra câu văn chứa thành phần khởi ngữ. 2. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. 3. Câu thứ nhất và câu thứ 2 của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Câu 2 (1,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong hai câu thơ sau: “Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9 tập 2) Câu 3 (2 điểm) Bàn về đọc sách có ý kiến cho rằng: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần“ (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9 tập 2) Viết đoạn văn ngắn (15 – 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 4: 5 điểm (Thí sinh chọn một trong hai câu 4a hoặc 4b) Câu 4a. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ôi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội và Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Câu 4b. Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê