Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THSC Liên Tục (Có đán án)

doc 13 trang thungat 2070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THSC Liên Tục (Có đán án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THSC Liên Tục (Có đán án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS TIÊN LỤC Năm học 2014 - 2015 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI THỬ - LẦN 1 I. Trắc nghiệm ( 2 điểm) Chỉ khoanh tròn đáp án đúng nhất. Câu 1. Bài thơ “ Nói với con” là sáng tác của ai? a. Viễn Phương b. Chế Lan Viên c. Y Phương d. Thanh Hải Câu 2. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào thời gian nào? a. Tháng 10/1980 b. Tháng 11/1980 c. Tháng 10/1981 d. Tháng 11/1980 Câu 3. Trong bài thơ “ Mây và Sóng” hình ảnh “Mây và Sóng” tượng trưng cho điều gì? a. Vẻ đẹp của tự nhiên b. Những cám dỗ và quyến rũ của cuộc sống c. Sự hào phóng của đất trời d. Những gì không có thực trên đời Câu 4. Phép tu từ nổi bật nhất trong hai câu thơ “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” a. Nhân hóa b. So sánh c. Hoán dụ d. Ẩn dụ II. Tự Luận ( 8 điểm) Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Viếng lăng Bác” Câu 2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (Sang thu – Hữu Thỉnh)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 9 Bài kiểm tra tiết ( PPCT) : 138 VH9K2 _ 1_ M1 I. Trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điềm Câu 1 2 3 4 Chọn c b b d II. Tự luận Câu 1 (2 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Viếng Lăng Bác” Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ két thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Bác vừa được khánh thành, Vienx Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “ Viếng lăng Bác” ra đời vào dịp đó và in trong tập “ Như mây mùa xuân”. Câu 2. (6 điểm) - Về kĩ năng: Hs biết cánh làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Trình bày theo bố cục ba phần rõ ràng, lời văn trong sáng,mạch lạc, không mắc lỗi chính tả,,dùng từ, đặt câu. (0.5 điểm) - Về nội dung: Bài viết cần trình bày được các ý cơ bản sau: + MB ( 0. 5 điểm) Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ “ Sang thu”. Trình bày cảm nhận chung về đoạn thơ. + TB (4.5 điểm) - Sự biến đổi của đất trời trong phút giao mùa từ hạ sang thu được cảm nhận qua mùi hương ổi đang và độ chin ngọt ngào phả vào trong làn gió se, lan tảo trong không gian, qua làn sương mỏng manh chùng chình chuyển động chầm chậm nhẹ nhàng nơi đường thôn ngõ xóm. (1 điểm) - Tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên thú vị, cảm xúc bang khuâng xao xuyến của nhà thơ trước đất trời vào thu. (1 điểm) - Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng đồng bàng Bắc Bộ; sáng tạo trong việc dùng từ ngữ ( hình như, phả), phép nhân hóa ( sương chùng chình) ( 1.5 điểm) - Cảm nhận tinh tế và tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên của nhà thơ. (0.5 điểm) + KB: (0, 5 điểm) - Khẳng định giá trị ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ. - Liên hệ bản thân.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS TIÊN LỤC Năm học 2014-2015 Bài kiểm tra tiết (PPCT) 138 VH9KII – 1 – M2 I. Trăc nghiệm Chỉ khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1. Bài thơ “ Sang thu” là sáng tác của ai? a. Thanh Hải b. Viễn Phương c. Hữu Thỉnh d. Y Phương Câu 2. Bài thơ “ Viếng lăng Bác” được sáng tác vào thời gian nào? a. Năm 1975 c. Năm 1977 b. Năm 1976 d. Năm 1978 Câu 3. Nội dung chính của bài thơ “ Mây và Sóng” là gì? a. Miểu tả những trò chơi của trẻ thơ. b. Thể hiện mối quan hệ trong thiên nhiên với tâm hồn trẻ thơ c. Ca ngợi tấm lòng của mẹ và tấm lòng bao la của mẹ d. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt Câu 4. Phép tu từ nổi bật nhất trong hai câu thơ: “ Sấm cũng bớt bất ngờ, Trên hàng cây đứng tuổi” là: a. Ẩn dụ b. Nhân hóa c. Nói quá d. So sánh II. Tự luận (8 điểm) Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” ? Câu 2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đư tay tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 9 Bài kiểm tra tiết ( PPCT) : 138 VH9K2 _ 1_ M2 I.Trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điềm Câu 1 2 3 4 Chọn c b d A II.Tự luận Câu 1. (2 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Bài thơ được viết năm 1980, khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi ông qua đời” Câu 2. (6 điểm) - Về kĩ năng: Hs Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ Trình bày theo bố cục ba phần rõ ràng, lời văn trong sáng,mạch lạc, không mắc lỗi chính tả,,dùng từ, đặt câu. (0.5 điểm) - Về nội dung: Bài viết cần trình bày được các ý cơ bản sau: + MB : (0.5 điểm) - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. Trình bày cảm nhận chung về đoạn thơ. + TB: (5điểm) - Cảm nhận của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên của trời đất. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp với không gian cao rộng, bao la, màu sắc hài hào tươi thắm, âm thanh tiếng chim chiền chiện vang vọng, náo nức vui tươi mang đậm bản sắc của mùa xuân xứ Huế (2 điểm) - Niềm xúc động, say sưa ngây ngất, tình cảm yêu mến gắn bó tha thiết và thái độ nâng niu trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân. (1 đ) - Nghệ thuật miêu tả đặc sắc với những nét phác họa đầy tính tạo hình, lựa chọn hình ảnh đẹp tự nhiên, gợi cảm, phép tu từ đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (1 đ) + KB: (0.5 điểm) - Khẳng định giá trị ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ. - Liên hệ bản thân.
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS TIÊN LỤC Năm học 2014-2015 Bài kiểm tra tiết (PPCT) 161 VH9KII – 2 – M1 I.Trăc nghiệm Chỉ khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1. Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” sáng tác vào năm a. năm 1970 b. năm 1971 c. năm 1972 d. năm 1973 Câu 2. Dòng nào sau đây nêu nhận định chính xác về nhân vật Nhĩ? a. Là người đi nhiều, biết nhiều về thế giới nhưng lại có tình cảm hời hợt với quê hương b. Là người suốt đời sống trong bệnh tật đau khổ và dằn vặt c. Là người có nhiều khát vọng và luôn biết cách để thực hiện khát vọng của mình d. Là người biết nâng niu vẻ đẹp bình dị của cuộc sống quê hương Câu 3. Ngôi kể trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” giống vơi ngôi kể trong tác phẩm nào sau đây a. Bến quê b. Chiếc lược ngà c. Làng d. Lặng lẽ Sa Pa Câu 4. Tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “Bến quê” là gì? a. Tình huống gay cấn và đây thử thách b. Tình huống đơn giản, tự nhiên nhưng hợp lí c. Tình huống éo le nghịch lí d. Đảo ngược tình huống nhiều lần II.Tự luận ( 8 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 9 Bài kiểm tra tiết ( PPCT) : 161 VH9K2 _ 2_ M1 I.Trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điềm Câu 1 2 3 4 Chọn b d b c II.Tự luận (8 đ) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” - Về kĩ năng: Hs Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn truyện Trình bày theo bố cục ba phần rõ ràng, lời văn trong sáng,mạch lạc, không mắc lỗi chính tả,,dùng từ, đặt câu. (0.5 điểm) - Về nội dung bài viết cần trình bày được vài ý cơ bản sau: + MB (0.5đ) Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Nêu nhận định khái quát về nhân vật + TB (4,5đ) Trình bày những cảm nhận về nhân vật Phương Định: * Là người con gái nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng. (1.5đ) - Thường sống với kỉ niệm nơi thành phố quê mình, có một thời học sinh hồn nhiên sống bên mẹ. Những kỉ niệm ấy vừa là niềm khao khát giúp cô có đủ nghị lực vượt lên mọi khó khăn thử thách. - Giáp mặt với bom đạn, quen với sự nguy hiểm nhưng cô vẫn giữ được nét hồn nhiên con gái: hay hát và thích hát, ha chú ý đến hình thức bản thân - Một cơn mưa đá trên cao điểm cũng làm sống dậy trong co bao kỉ niệm * Là một cô thanh niên xung phong rất dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ : (1.5đ) - Cô có tinh thần dũng cảm, kiên cường, một mình phá quả bom trên đồi bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết “ Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi giật mình và bỗng thấy tại sao mình làm chậm quá. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” - Cô yêu mến những người đồng đội và cả đơn vị mình đặc biệt cô yêu và dành tình cảm đặc biệt cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. (1đ) = > Phương Định tiêu biểu cho thế hệ thanh niên thời khánh chiến chống Mĩ cứu nước anh dũng kiên cường, lạc quan yêu đời, hồn nhiên trong sáng mộng mơ (0.5đ) + KB (0.5đ) Khảng định giá trị, ý nghĩa của truyện và thành công của nhà văn trong việc miêu tả tam lí nhân vật sinh động.
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS TIÊN LỤC Năm học 2014-2015 Bài kiểm tra tiết (PPCT) 161 VH9KII – 2 – M2 I.Trăc nghiệm Chỉ khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1. Người kể chuyện trong chuyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” là ai? a. Tác giả b. Nho c. Chị Thao d. Phương Định Câu 2. Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” viết về: a. Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến b. Những người chiến sĩ dũng cảm trong thời kì kháng chiến chống Mĩ c. Những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn d. Hình ảnh những người chiến sĩ cộng sản trong thời kì kháng chiến chống Pháp Câu 3. Người kể chuyện trong truyện ngắn “Bến quê” là ai? a. Nhĩ b. Người kể chuyện không xuất hiện c. Người kể chuyện xưng tôi d. Liên – vợ Nhĩ Câu 4. Tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “Bến quê” là gì? a. Tình huống gay cấn và đây thử thách b. Tình huống đơn giản, tự nhiên nhưng hợp lí c. Tình huống éo le nghịch lí d. Đảo ngược tình huống nhiều lần II. Tự luận (8đ) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 9 Bài kiểm tra tiết ( PPCT) : 161 VH9K2 _ 2_ M1 I.Trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điềm Câu 1 2 3 4 Chọn d c b c II.Tự luận (8 đ) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” - Về kĩ năng: Hs Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn truyện Trình bày theo bố cục ba phần rõ ràng, lời văn trong sáng,mạch lạc, không mắc lỗi chính tả,,dùng từ, đặt câu. (0.5 điểm) - Về nội dung bài viết cần trình bày được vài ý cơ bản sau: + MB (0.5đ) Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Nêu nhận định khái quát về nhân vật + TB (4,5đ) Trình bày những cảm nhận về nhân vật Phương Định: * Là người con gái nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng. (1.5đ) - Thường sống với kỉ niệm nơi thành phố quê mình, có một thời học sinh hồn nhiên sống bên mẹ. Những kỉ niệm ấy vừa là niềm khao khát giúp cô có đủ nghị lực vượt lên mọi khó khăn thử thách. - Giáp mặt với bom đạn, quen với sự nguy hiểm nhưng cô vẫn giữ được nét hồn nhiên con gái: hay hát và thích hát, ha chú ý đến hình thức bản thân - Một cơn mưa đá trên cao điểm cũng làm sống dậy trong co bao kỉ niệm * Là một cô thanh niên xung phong rất dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ : (1.5đ) - Cô có tinh thần dũng cảm, kiên cường, một mình phá quả bom trên đồi bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết “ Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi giật mình và bỗng thấy tại sao mình làm chậm quá. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” - Cô yêu mến những người đồng đội và cả đơn vị mình đặc biệt cô yêu và dành tình cảm đặc biệt cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. (1đ) = > Phương Định tiêu biểu cho thế hệ thanh niên thời khánh chiến chống Mĩ cứu nước anh dũng kiên cường, lạc quan yêu đời, hồn nhiên trong sáng mộng mơ (0.5đ) + KB (0.5đ) Khảng định giá trị, ý nghĩa của truyện và thành công của nhà văn trong việc miêu tả tam lí nhân vật sinh động.
  9. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS TIÊN LỤC Năm học 2014-2015 Bài kiểm tra tiết (PPCT) 164 VH9KII – 3 – M1 I.Trăc nghiệm (3 điểm) Chỉ khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1. Thành phần biệt lập của câu là gì? a. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu b. Bộ phận đứng trước chủ ngữ nêu sự việc được nói tới trong câu c. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ chỉ thời gian, địa điểm, được nói tới trong câu d. Là một trong những bộ phận tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu Câu 2. Câu văn nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán a. Chao ôi, bông hoa đẹp quá! b.Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi. c. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi chơi. d. Ô kìa, trời mưa. Câu 3. Xác định thành phần phụ chú trong câu văn sau đây Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh a. Bác tôi b. Một cựu chiến binh c. Người đứng bên phải bức hình d. Người đứng bên phải Câu 4. Từ gạch chân trong câu ca dao sau đây thuộc thành phần nào của câu Ăn thì ăn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm a. Khởi ngữ b. Phụ chú c. Cảm than d. Tình thái Câu 5. Nhóm từ nào sau đây có những từ ngữ được dùng trong phép nối a. Đây, đó, kia, ấy, này, nọ b. Nó, hắn, họ c. Cái này, việc ấy, điều đó d. Tuy, nhưng, vì, để Câu 6. Hai câu ca dao: “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình” không có hàm ý phủ định đúng hay sai a. Đúng b. Sai II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (2đ). Đặt câu có thành phần khởi ngữ rồi chuyển thành câu không có thành phần khởi ngữ. Câu 2 (4đ). Viết đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập và một câu ghép.
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 9 Bài kiểm tra tiết ( PPCT) : 164 VH9K2 _ 3_ M1 I.Trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điềm Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn a c c a d b II.Tự luận (7 đ) Câu 1 (3 điểm) - Đặt câu có thành phần khởi ngữ đúng (1.5đ) - Chuyển thành câu không có thành phần khởi ngữ. (1.5đ) Câu 2 (4đ) Viết được đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” (1đ) có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập và một câu ghép. (3đ)
  11. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS TIÊN LỤC Năm học 2014-2015 Bài kiểm tra tiết (PPCT) 164 VH9KII – 3 – M2 I.Trăc nghiệm (3 điểm) Chỉ khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1. Ý nào sau đây nêu chính xác về thành phần phụ chú a. Dùng để tạo lập hoặc duy trì cuộc thoại b. Dùng để bộc lộ tình cảm, thái độ, tâm trạng, của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. c. Dùng để bổ sung một số hi tiết cho nội dung của câu d. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Câu 2. Câu văn nào sau đây không chứa thành phần cảm than a. Có lẽ văn nghệ rất kị “ trí thức hóa” nữa b. Ôi những cánh đồng quê chảy máu c. Ô hay, buồn vương cây ngô đồng d. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Câu 3. Trong đoạn văn sau từ ngữ in đậm thay thế cho những từ ngữ nào? Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) a. Anh thanh niên b. Một anh thanh niên c. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi d. Đỉnh Yên Sơn Câu 4. Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ dùng trong phép thế? a. Đây, đó, kia, thế, vậy b. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại c. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy d. Và, rồi, nhưng, vì, nếu Câu 5. Câu nào sau đây có chứa hàm ý a. Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết đấy chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó b. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão c. Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn d. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy Câu 6. Từ “băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ a. Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai b. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi c. Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn d. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi
  12. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (3đ) Đặt 1 câu không có thành phần khởi ngữ rồi chuyển sang câu có thành phần khởi ngữ Câu 2 (4đ) Viết đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập và một câu ghép
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 9 Bài kiểm tra tiết ( PPCT) : 164 VH9K2 _ 3_ M2 I.Trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điềm Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn C a c a a b II.Tự luận (7 đ) Câu 1 (3 điểm) - Đặt câu không có thành phần khởi ngữ đúng (1.5đ) - Chuyển thành câu có thành phần khởi ngữ. (1.5đ) Câu 2 (4đ) Viết được đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” (1đ) có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập và một câu ghép. (3đ)