Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 (Có ma trận và đáp án)

doc 6 trang thungat 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 – NĂM HỌC 2017 - 2018 (Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề) I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 1. Về kiến thức: - Hệ thống hoá các kiến thức đã học vận dụng vào làm bài kiểm tra. Đánh giá khả năng nhận diện tiếp thu các đơn vị kiến . 2. Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức, kĩ năng trình bày, diễn đạt, 3. Về thái độ: - Giáo dục tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập thi cử. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Cộng biết Cấp độ Cấp độ cao Chủ đề thấp Nhớ được Chỉ ra và nêu Viết được Đọc -hiểu văn tên tác giả, được tác dụng đoạn văn bản tác phẩm của các biện trình bày Nêu hoàn pháp tu từ cảm nhận cảnh sáng trong đoạn của mình về tác bài thơ đoạn thơ thơ. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1 1 2 4 Tỷ lệ % 10% 10% 20 % 40% Làm văn Vận dụng kiến Văn nghị luận thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học). Số câu 1 1 Số điểm 6 6 Tỷ lệ % 60% 60% Tổng số câu 2 1 1 1 5 Tổng số điểm 1 1 2 6 10 Tỷ lệ % 10% 10 % 20 % 60% 100%
  2. PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Họ và tên: Lớp: ĐỀ BÀI Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi” (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ trên. Phần 2: Phần làm văn (6 điểm) Vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Phần I. Phần đọc - hiểu (4 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm - Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” 0, 25 1 - Tác giả Huy Cận 0, 25 - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1958, miền Bắc được giải phóng và 0,5 2 bắt đầu đi vào xây dựng cuộc sống mới. Tác giả có chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. - Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa 0,25 3 - Tác dụng: Gợi cảnh biển lúc hoàng hôn đẹp rực rỡ, huy hoàng, 0,75 tráng lệ. a. Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc đoạn văn ngắn (200 từ) có bố cục đầy đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả. b. Về nội dung: Học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu: * Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn thơ 0,25 4 * Thân đoạn: - Bức tranh thiên nhiên: Tráng lệ, ấm áp, gần gũi nhờ hình ảnh so sánh, liên tưởng, nhân hóa; thiên nhiên đang bước vào trạng 0,5 thái nghỉ ngơi. - Hình ảnh con người: Hăng say lao động, lạc quan, yêu đời 0,5 - Tình cảm của nhà thơ: Tự hào, phơi phới trước vẻ đẹp thiên 0,5 nhiên đất nước và cuộc sống mới của người lao động. * Kết đoạn: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ 0,25 Phần 2: Phần làm văn (6 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một nhân vật văn học; bố cục rõ ràng, chặt chẽ; hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Phần Nội dung cần đạt Điểm Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0.25 - Nêu khái quát về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. 0.25
  4. Thân bài * Giới thiêu khái quát về nhân vật: - Phương Định là cô gái Hà Nội, 20 tuổi, là sinh viên. Cô tự 0,25 nhận mình là cô gái khá. - Phương Định cùng đồng đội ở trên cao điểm, giữa một vùng 0,25 trọng điểm ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của cô và đồng đội là san lấp hố bom, phá bom để giữ cho tuyến đường luôn được thông suốt *Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Phương Định: - Là một nữ thanh niên xung phong có lí tưởng sống cao đẹp (lí 1 tưởng sống đẹp của cô, cũng như của cả thế hệ trẻ thời đại ấy, là có lòng yêu nước, nhiệt huyết sôi sục, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc, bởi vậy, cô đã tạm chia tay cuộc sống sinh viên để vào chiến trường ) - Là cô gái có tinh thần kiên cường, dũng cảm, có nghị lực phi 1,5 thường khi đối mặt với gian khổ, hiểm nguy; cô có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hết lòng vì nhiệm vụ (Công việc của cô và đồng đội vô cùng nguy hiểm, nhiều khi cái chết chỉ cách trong gang tấc, nhưng cô vẫn không bao giờ lùi bước ) - Là cô gái có tâm hồn nhạy cảm, trẻ trung, trong sáng, nhiều mơ 0,5 mộng - Cô yêu thương đồng đội, có tình bạn chân thành, sâu nặng, là 0,5 cô gái sống giàu tình cảm (Cô luôn quan tâm, lo lắng cho hai đồng đội của mình , chăm sóc Nho chu đáo khi Nho bị thương ) *Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế. 0,25 - Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động, ngôn ngữ trẻ trung, nữ 0,25 tính - Vẻ đẹp nhân vật được khắc họa từ những sự việc rất đời 0,5 thường nhưng nhiều ý nghĩa => Nhà văn đã khai thác được chất thơ từ hiện thực ác liệt của cuộc chiến tranh. Kết bài - Đánh giá chung: Phương Định là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho 0,25 vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời đại lịch sử hào hùng của dân tộc. - Liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay. 0,25 *Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài viết hoàn chỉnh bố cục, viết đúng thể loại văn nghị luận về nhân vật văn học; trình bày, chữ viết đẹp, rõ ràng, sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả hoặc mắc lỗi không đáng kể (1-> 3 lỗi nhỏ). - Trên đây chỉ là những nội dung có tính chất định hướng. Khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của mỗi HS để cho điểm phù hợp, công bằng.