Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015

doc 34 trang thungat 5110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2014_2015.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2014-2015

  1. Tuần 1: (Từ 18 / 8 – 22 / 8/ 2014) Thứ 2 ngày 18 tháng 8 năm 2014 Tiết 1-2 : Tiếng việt ổn định tổ chức I Mục đích - Yêu cầu: Giúp học sinh: - Nắm được nội quy học tập trong lớp học. - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp. - Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học. - Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao. - Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có - Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp. II- Đồ dùng dạy học: + Học sinh : - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình + Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp. - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học. III- Các hoạt động dạy học: Tiết 1: A- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sĩ số học sinh - Lớp trưởng báo cáo - Kiểm tra sách vở và đồ dùng của - Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn học môn TV cho GV kiểm tra - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. II- Dạy, học bài mới: 1- Giới thiệu bài: (linh hoạt) 2- Dạy nội dung lớp học. - GV đọc nội quy lớp học (2 lần) - HS chú ý nghe ? Khi đi học em cần phải tuân theo - 1 số HS phát biểu những quy định gì? - Đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. - GV chốt ý và tuyên dương. - Cho học sinh múa hát tập thể - Lớp trưởng điều khiển 3- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ - HS ngồi theo vị trí quy định của - Xếp chỗ ngồi cho học sinh giáo viên - Chia lớp thành 2 tổ Tổ 1: 7em Tổ 2: 7em 1
  2. - Đọc tên từng học sinh của mỗi tổ - Nghe để nhớ xem mình ở tổ nào ? Những em nào ở tổ 1 giơ tay ? - HS giơ tay ? Những em còn lại ở tổ nào ? - ở tổ 2 - Chốt lại nội dung 4- Bầu ban cán sự lớp: - GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp - HS nghe và lấy biểu quyết gồm: Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng - HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của - Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong mình. ban cán sự lớp - Lần lượt từng cá nhân tron ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình. - Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn và chỉnh sửa 5- Củng cố tiết học: ? Khi đi học em cần tuân theo những - 2 học sinh nêu nội quy gì ? Tiết 2 I- Kiểm tra bài cũ: ? Khi đến lớp; lớp trưởng, lớp phó, - HS nêu; lớp trưởng điều khiển quản ca, cần làm những việc gì ? chung cả lớp, quản ca cho các bạn hát trước khi ra vào lớp. - Giáo viên nhận xét và cho điểm II- Dạy học bài mới: 1- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh - HS thực hiện theo Y/c - Yêu cầu để toàn bộ đồ dùng, sách vở lên mặt bàn. - GV kiểm tra và thống kê số sách vở và đồ dùng còn thiếu của học sinh (nếu có) và yêu cầu các em mua bổ xung cho đủ. - Khen ngợi những HS có đủ sách vở và đồ dùng học tập. - HS theo dõi và thực hành 2
  3. 2- Hướng dẫn cách học, dán và bảo quản. - GV dùng giấy bọc và sách vở đã chuẩn bị sẵn và làm thao tác mẫu vừa làm vừa hướng dẫn. - GV theo dõi và HD những HS còn lúng túng Cho HS nghỉ giữa tiết HS tập thể dục & hát tập thể 3- Giới thiệu một số ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên trong giờ học. - GV viết ký hiệu và nêu + Khoanh tay, nhìn lên bảng B lấy bảng - HS theo dõi V lấy vở S lấy sách C lấy hộp đồ dùng N hoạt động nhóm - GV chỉ vào từng ký hiệu có trên - HS thực hành. bảng và yêu cầu HS thực hành. + Nêu một số hiệu lệnh cơ bản - Gõ hai tiếng thước: giơ bảng - Gõ hai tiếng tiếp: xoay bảng - Gõ một tiếng tiếp: hạ bảng - HS nghe và thực hành theo hiệu lệnh 4- Củng cố - dặn dò: + Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh" - GV nêu luật chơi và cách chơi - Chia lớp thành hai nhóm. Cử một người làm quản trò để nêu hiệu lệnh, các - HS chơi theo sự đk của quản trò nhóm thực hiện theo hiệu lệnh. Mỗi lần đúng sẽ được 1 điểm sẽ thắng cuộc. : Chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết sau: 3
  4. Tiết 3 : Toán: Tiết học đầu tiên I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán 1 - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập toán 1. II- Đồ dùng dạy học: - Sách toán 1 - Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS III- Các hoạt động dạy học: A- ổn định tổ chức: B- Kiểm tra bài cũ: * HĐ1: Giới thiệu sách vở , đồ dùng học tập của HS - Bài tập sách vở và đồ dùng của HS - HS lấy sách vở và đồ dùng học - GV kiểm tra và nhận xét chung toán cho GV kiểm tra C- Bài mới: * HĐ2: Khám phá (ghi bảng) 1- Hoạt động 3: HD học sinh sử dụng toán 1 - Cho HS mở sách toán 1 - HD học sinh mở sách đến trang có tiết học đầu tiên. + Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về - HS lấy sách toán ra em sách toán 1 - Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên - Sau tiết học đầu tiên mỗi tiết học có 1 phiếu, tên của bài học đặt ở đầu trang (Cho học sinh xem phần bài học) - Cho HS thực hành gấp sách, mở sách và hướng dẫn cách giữ gìn sách. - HS chú ý - HS thực hành gấp, mở sách 2- Hoạt động 4: HD học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1 - Cho HS mở sách toán 1 đến bài "Tiết học đầu tiên" và cho HS thảo luận ? Trong tiết học toán lớp 1 thường có những hoạt động nào? bằng cách 4
  5. nào ? - Trong tiết học có khi GV phải giới Sử dụng những đồ dùng nào ? thiệu, giải thích (H1) có khi làm quen với qtính (H2) có khi phải học nhóm (H4) - Tuy nhiên trong học toán thì học CN là quan trọng nhất, HS nên tự học bài, tự làm và kiểm tra. Cho học sinh nghỉ giữa tiết - HS múa, hát tập thể 3- Hoạt động 5: Nêu các yêu cầu cần đạt khi học toán. - Học toán 1 các em sẽ biết - Đếm, đọc số, viết số, so sánh hai số - Làm tính cộng, tính trừ - Nhìn hình vẽ nên được bài toán, rồi yêu cầu phép tính giải. - Biết giải các bài toán. - Biết đo độ dài, biết xem lịch - HS chú ý nghe ? Vậy học toán 1 em sẽ biết được - Một số HS nhắc lại những gì ? - Phải đi học đều, học thuộc bài, ? Muốn học toán giỏi các em phải làm chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. gì ? 4- Hoạt động 6: Giới thiệu bộ đồ dùng học toán cuả HS. - Y/c HS lấy bộ đồ dùng học toán ra - GV lấy từng đồ dùng trong bộ đề dùng giơ lên và nêu tên gọi - HS làm theo yêu cầu của GV - GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu học sinh lấy - HS theo dõi - Giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó để - HS nghe và lấy đồ dùng theo yêu làm gì ? cầu - 1 số HS nhắc lại - HD HS cách mở, cất và bảo quản - HS thực hành hộp đồ dùng * HĐ nối tiếp : - Trò chơi: Thi cách lấy và cất đồ dùng - HS chơi (2 lần) : Chuẩn bị cho tiết học sau. 5
  6. Tiết 4 : Đạo đức: Em là học sinh lớp 1 (T1) I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học - Vào lớp 1 em có nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, trường mới và những điều mới lạ. 2- Kỹ năng cơ bản được giáo dục : - KN tự giới thiệu về bản thân . - KN thể hiện sự tự tin trước đông người . KN lắng nghe tích cực . - KN trình bày suy nghĩ / ý tưởng về ngày đầu tiên đi học , về trường lớp , thầy ,cô ,bạn bè . - Biết được mình có quyền có họ tên và được đi học - Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo và trường lớp. 3- Thái độ: - Vui vẻ, phấn khởi, yêu quý thầy cô giáo và bạn bè - Tự hào vì đã trở thành học sinh lớp 1 * Phương pháp / kĩ thuật dạy học có thể sử dụng : - Tổ chức trò chơi . - Thảo luận nhóm ; Động não ; TRình bày 1 phút . II- Tài liệu và phương tiện : - Vở bài tập đạo đức - Các điều 7, 28 về quyền trẻ em - Các bài hát "trường em", "em đi học" III- Các hoạt động dạy - học: A- ổn định tổ chức: - Báo cáo sĩ số và hát đầu giờ B- Kiểm tra bài cũ: - HS lấy sách vở nêu đặc điểm để lên - Kiểm tra đồ dùng sách vở của lớp. bàn cho GV kiểm tra. C- Dạy - học bài mới: + Giới thiệu bài (ghi bảng). 1- Hoạt động 1: Chơi trò chơi "Vòng tròn giới thiệu tên" (BT1) + Mục đích: Giúp HS biết tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp biết trẻ em có quyền có họ tên + Cách chơi: Cho HS đứng thành vòng tròn điểm danh từ 1 đến hết sau đó lần lượt giới thiệu tên của mình bắt đầu từ em đầu tiên đến hết. 6
  7. ? Trò chơi giúp em điều gì ? ? Em có thấy tự hào và sung sướng khi - HS thực hiện trò chơi (2 lần) giới thiệu tên mình với bạn và khi nghe - Biết tên các bạn trong lớp các bạn giới thiệu tên với mình không ? *Kết luận: Mỗi người đều có cái tên, trẻ em cũng có quyền có tên. - HS trả lời 2- Hoạt động 2: Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2) + Mục đích: Giúp HS tự giới thiệu về sở thích của mình. + Cách làm : Cho HS tự giới thiệu tên nhưng điều mình thích rong nhóm 2 người sau đó CN HS sẽ giới thiệu trước lớp. ? Những điều các bạn thích lo hoàn toàn giống như em không ? - HS tự giới thiệu sở thích của mình *Kết luận: Mỗi người đều có nhưng trước nhóm và trước lớp. điều mình thích và không thích, Những - HS trả lời theo ý thích điều đó có thể giống nhau và khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của mọi người. Cho HS nghỉ giữa tiết - HS múa hát tập thể 3- Hoạt động 3: - HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (BT3) + Mục đích: Giúp HS nhớ lại buổi đầu đi học của mình và kể lại được . + Cách làm: Cho HS thảo luận nhóm và kể cá nhân. - GV nêu câu hỏi: ? Em đã mong chờ và chuẩn bị cho ngày đầu tiên đến lớp ntn ? ? Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ra sao ? ? Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp 1. + Giáo viên kết luận: - Vào lớp 1 em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học được - nhiều điều mới lạ. Em sẽ biết đọc, biết viết và làm toán 7
  8. - Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. - Em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 1 - Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan 4- Hoạt động nối tiếp: Củng cố: trẻ em có quyền gì ? - Trẻ em có quyền họ tên và quyền được đi học - Em phải làm gì để xứng đáng là học - Phải cố gắng học thật giỏi, thật sinh lớp 1? ngoan : Vận dụng và làm theo những điều đã học Thứ 3 ngày 19 tháng 8 năm 2014 Tiết 1-2: Tiếng việt ổn định tổ chức I Mục đích - Yêu cầu: Giúp học sinh: - Nắm được nội quy học tập trong lớp học. - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp. - Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học. - Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao. - Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có - Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp. II- Đồ dùng dạy học: + Học sinh : - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình + Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp. - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học. III- Các hoạt động dạy học: Tiết 1: A- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sĩ số học sinh - Lớp trưởng báo cáo - Kiểm tra sách vở và đồ dùng của - Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn học môn TV cho GV kiểm tra 8
  9. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. II- Dạy, học bài mới: 1- Giới thiệu bài: (linh hoạt) 2- Dạy nội dung lớp học. - GV đọc nội quy lớp học (2 lần) - HS chú ý nghe ? Khi đi học em cần phải tuân theo - 1 số HS phát biểu những quy định gì? - Đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. - GV chốt ý và tuyên dương. - Cho học sinh múa hát tập thể - Lớp trưởng điều khiển 3- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ - HS ngồi theo vị trí quy định của - Xếp chỗ ngồi cho học sinh giáo viên - Chia lớp thành 2 tổ Tổ 1: 7em Tổ 2: 7em - Đọc tên từng học sinh của mỗi tổ - Nghe để nhớ xem mình ở tổ nào - HS giơ tay ? Những em nào ở tổ 1 giơ tay ? - ở tổ 2 ? Những em còn lại ở tổ nào ? - Chốt lại nội dung 4- Bầu ban cán sự lớp: - GV đưa ra dự kiến về ban cán sự - HS nghe và lấy biểu quyết lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng - HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của - Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân mình. trong ban cán sự lớp - Lần lượt từng cá nhân tron ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình. - Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn và chỉnh sửa 5- Củng cố tiết học: ? Khi đi học em cần tuân theo những - 2 học sinh nêu nội quy gì ? Tiết 2 I- Kiểm tra bài cũ: ? Khi đến lớp; lớp trưởng, lớp phó, - HS nêu; lớp trưởng điều khiển chung quản ca, cần làm những việc gì ? cả lớp, quản ca cho các bạn hát trước khi 9
  10. ra vào lớp. - Giáo viên nhận xét và cho điểm II- Dạy học bài mới: 1- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh - HS thực hiện theo Y/c - Yêu cầu để toàn bộ đồ dùng, sách vở lên mặt bàn. - GV kiểm tra và thống kê số sách vở và đồ dùng còn thiếu của học sinh (nếu có) và yêu cầu các em mua bổ xung cho đủ. - Khen ngợi những HS có đủ sách vở và đồ dùng học tập. 2- Hướng dẫn cách học, dán và - HS theo dõi và thực hành bảo quản. - GV dùng giấy bọc và sách vở đã chuẩn bị sẵn và làm thao tác mẫu vừa làm vừa hướng dẫn. - GV theo dõi và HD những HS còn lúng túng 3- Giới thiệu một số ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên trong giờ học. - GV viết ký hiệu và nêu + Khoanh tay, nhìn lên bảng - HS theo dõi B lấy bảng V lấy vở S lấy sách C lấy hộp đồ dùng N hoạt động nhóm - GV chỉ vào từng ký hiệu có trên - HS thực hành. bảng và yêu cầu HS thực hành. + Nêu một số hiệu lệnh cơ bản - Gõ hai tiếng thước: giơ bảng - Gõ hai tiếng tiếp: xoay bảng - Gõ một tiếng tiếp: hạ bảng - HS nghe và thực hành theo hiệu lệnh 4- Củng cố - dặn dò: + Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh" - GV nêu luật chơi và cách chơi 10
  11. - Chia lớp thành hai nhóm. Cử một người làm quản trò để nêu hiệu lệnh, - HS chơi theo sự đk của quản trò các nhóm thực hiện theo hiệu lệnh. Mỗi lần đúng sẽ được 1 điểm sẽ thắng cuộc. : Chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết sau: Tiết 3: Toán: Nhiều hơn - ít hơn I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - HS nắm được cách so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật - Nắm được cách sử dụng từ "nhiều hơn" "ít hơn" khi so sánh về số lượng 2- Kĩ năng: - Biết so sánh 2 nhóm đồ vật. - Biết chỉ ra được nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn. II- Đồ dùng dạy học: - SGK, tranh và một số nhóm đồ vật cụ thể III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: A- Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu những yêu cầu cần đạt khi - Học toán 1 em sẽ biết đến, đọc số, học toán 1? viết số, bài tính cộng trừ - Em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ chịu khó suy nghĩ ? Môn học giỏi toán em phải làm gì ? - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học toán B- Bài mới: 1-HĐ1: Khám phá (ghi bảng) 2- Dạy bài mới: * HĐ2 : Giới thiệu về nhiều hơn , ít hơn. - GV đưa ra 5 cái cốc và 4 cái thìa - Yều cầu HS lên đặt mỗi cái thìa vào 1 cái cốc. 11
  12. ? Còn cốc nào chưa có thìa ? + GV nói: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 - 1 HS lên bảng thực hành cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa, ta - HS chỉ vào cốc chưa có thìa nói "số cốc nhiều hơn số thìa" - Cho HS nhắc lại "số cốc nhiều hơn số thìa" - 1 số HS nhắc lại + GV nói tiếp: Khi đặt vào mỗi cái - 1 số HS nhắc lại "số thìa nhiều hơn cốc 1 cái thìa thì không còn thìa để đặt số cốc vào cốc còn lại, ta nói "số thìa ít hơn số cốc" - 1 vài HS nêu - Gọi 1 vài HS nêu "số cốc nhiều hơn số thìa" rồi nêu "số thìa nhiều hơn số cốc" - Cho HS nghỉ giữa tiết - HS tập thể dục và múa hát tập thể. 3-HĐ3 : Luyện tập: + Hướng dẫn cách so sánh - Nối 1 đồ vật này với 1 đồ vật kia - HS chú ý nghe - Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra - HS làm việc CN và nêu kết quả. thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn H1: Số thỏ nhiều hơn số cà rốt, số củ nhóm kia có số lượng ít hơn. cà rốt ít hơn số thỏ. - Cho HS quan sát từng phần và so H2: Số vung nhiều hơn số nồi, số nồi sánh ít hơn số vung. H3: Số rắc cắm ít hơn số ổ cắm số ổ cắm nhiều hơn số rắc cắm. - GV nhận xét, chỉnh sửa C . HĐ nối tiếp : Trò chơi : So sánh nhanh - HS chơi theo hướng dẫn của GV - GV lấy 2 nhom HS có số lượng khác nhau , để HS so sánh nhóm nhiều hơn và nhóm ít hơn . nhóm nào nêu đúng và nhanh là thắng. 12
  13. Tiết 4: Thể dục Làm quen - trò chơi "Diệt các con vật có hại " A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Phổ biến nội dung tập luyện, biên chế tổ học tập. - Chơi trò chơi "Diệt các con vật có hại" 2- Khái niệm: - Biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục. - Bước đầu biết tham gia được trò chơi. 3- Thái độ: Yêu thích môn học II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: 1 còi, tranh ảnh và một số con vật III- Các hoạt động cơ bản: Nội dung Đinh lượng Phương pháp tổ chức I- Phần mở đầu: 4-5phút 1- Nhận lớp: x x x x - Điểm danh x x x x - Phổ biến mục tiêu bài học 2 Khởi động: 3-5m - Chạy nhẹ nhàng (x) ĐHNL - Đi vòng tròn, hít thở sâu GV - Thành một hàng dọc II- Phần cơ bản: 1- Bài mới: HD: Nếu nói đến tên các con 22-25phút vật có hại thì hô "Diệt" còn nói đến tên các con vật có ích thì không được hô. Nếu bạn nào hô là phạm luật ? Các em vừa học những nội - HS nêu ý kiến và biểu quyết dung gì ? - Tập đồng loạt sau khi GV làm - Trò chơi: "Diệt các con vật mẫu có hại" x x x x - Cho HS xem tranh các con x x x x ĐHTL vật. III- Phần kết thúc: (x) lớp trưởng - Giậm chân tại chỗ và vỗ tay 4-5phút theo nhịp 1-2 - Nhận xét chung giờ học 13
  14. Thứ 4 ngày 20 tháng 8 năm 2014 Tiết 1-2: Tiếng việt Bài 1: Âm e A- Mục đích yêu cầu: - HS làm quen và nhận biết chữ và âm e - Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật - Phát biểu lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. B- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ có kẻ ô li - Sợi dây để minh hoạ nét chữ e - Tranh minh hoạ các tiếng: bé, me, xe, ve - Tranh minh hoạ phần luyện nói về các "lớp học" của loài chim, ve, ếch, gấu và HS - Sách Tiếng việt T1, vở tập viết tập 1 C- Các hoạt động dạy - học: Tiết 1: I- Kiểm tra bài cũ: - Mỗi tổ viết một số nét cơ bản theo yêu - Viết và đọc cầu của GV. T1: Viết nét cong - Đọc các nét cơ bản T2: Viết nét móc T3: Viết nét khuyết - 1 đến 3 HS đọc II- Dạy học bài mới - HS chú ý nghe 1- Giới thiệu bài ( Trực tiếp) 2- Dạy chữ ghi âm: E a- Nhận diện chữ: - Chữ e giống hình sợi dây vắt chéo - GV viết lên bảng chữ e và nói: - HS theo dõi chữ e gồm 1 nét thắt. ? Chữ e giống hình gì ? - GV dùng sợi dây len thao tác cho HS xem b- Phát âm: - HS theo dõi cách phát âm của cô giáo - GV chỉ vào chữ và phát âm mẫu - HS nhìn bảng phát âm ( nhóm cá nhân, (giải thích) lớp) 14
  15. - Cho HS tập phát âm e - GV theo dõi và sửa cho HS + Yêu cầu HS tìn và gài chữ ghi âm - HS thực hành bộ đồ dùng HS e vừa đọc c- Hướng dẫn viết chữ: - Viết mẫu, nêu quy trình viết - HS chú ý theo dõi - Cho HS tập tô chữ e trên không - HS dùng ngón trở để tô - Ch HS tập viết chẽ e trên bảng - HS tập viết chữ e trên bảng con con. - GV KT, NX và chỉnh sửa d- Củng cố - dặn dò: Trò chơi: Tìm tiếng có âm e - Chia lớp thành 3 nhóm và chơi theo HD - GV nêu cách chơi và luật chơi của GV Cách chơi: Trong 1 phút nhóm nào tìm được nhiều tiếng có âm e nhóm đó sẽ thắng cuộc + Nhận xét chung tiết học Tiết 2: 3- Luyện tập: a- Luyện đọc: - HS đọc ( cá nhân, nhóm, lớp) - Đọc lại bài tiết 1 ( bảng lớp) - Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa cụ thể cho HS đọc sai b- Luyện viết: - HS theo dõi - Hướng dẫn cách tô chữ trong vở - KT cách cầm bút, tư thế ngồi viết - HS tập tô chữ trong vở tập viết theo - Giao việc HD của GV - GV quan sát và giúp đỡ những HS yếu - HS chú ý theo dõi + Chấm điểm một số bài viết - Nhận xét chung bài viết của HS, chữa một số lỗi sai phổ biến c- Luyện nói: - HS thảo luận nhóm tho yêu cầu của - GV nêu yêu cầu thảo luận GV - Hướng dẫn và giao việc - Các nhóm cử đại diện nêu kết quả - Cho HS nêu kết quả thảo luận thảo luận 15
  16. + GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời - Tranh 1: Chim mẹ dạy 3 chim con ? Quan sát tranh em thấy những gì tập hót ? -Tranh 2: Các chú ve đang học đàn ? Các bức tranh có gì là chung ? ? Lớp ta có thích đi học đều và chăm chỉ không ? - Tranh 3: 4 chú ếch đang học bài - Tranh 4: Gấu đang tập đọc chẽ e - Tranh 5: Các bạn nhỏ đang học bài - Tất cả đều đang học bài chăm chỉ - HS tự trả lời d- Củng cố - dặn dò: Trò chơi: GV nêu tên trò chơi và luật chơi Cách chơi: - GV ghi 1 số chữ có chứa âm e lên - HS chơi theo nhóm bảng, 3 nhóm cử đại diện lên tìm - HS đọc ( 2 lần) đúng chữ có âm e và kẻ chân chữ đó. - Nhóm nào tìm được nhiều thì nhóm đõ sẽ thắng cuộc - Cho cả lớp đọc lại chữ e - Nhận xét chung tiết học : Đọc lại bài, tập viết chữ e - Chuẩn bị trước bài 2 Tiết 4 : Thủ công: Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công I- Mục tiêu - HS nắm được 1 số loại giấy, bìa và dụng cụ môn học - Biết phân biệt giữa giấy và bìa - Kể được tên các dụng cụ của môn học - GV học sinh yêu thích môn học. II- Chuẩn bị: Giáo viên: Các loại giấy mầu, bìa, kéo, hồ dán, thước kẻ Học sinh : Dụng cụ học thủ công 16
  17. IIi- Các hoạt động dạy học: A- ổn định tổ chức: - HS báo cáo sĩ số và hát đầu giờ B- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, sách - HS lấy đồ dùng, sách vở để lên bàn vở cho GVKT - GV nhật xét sau khi kiểm tra C- Dạy học bài mới: 1- giới thiệu bài ( ghi giảng) 2- Giơi thiệu giấy, bìa + Giơ tờ giấy cho HS quan sát và nói" Đây là tờ giấy" - HS quan sát mẫu ? Giấy này dùng để làm gì ? - Giấy dùng để viết + Giơ tiếp cho HS xem một số loại giấy màu, mặt sau có dòng kẻ ô li. -Giấy này có dùng để viết không ? - Không - Vậy dùng để làm gì ? - Dùng để xé, dán, cắt hoa + Giơ cho HS xem một số tấm bìa và nói:" Đây là bìa" ? Bìa cứng hay mềm ? ? Bìa dùng để làm gì ? GV nói: Giấy và bìa đều được làm từ tre nứa ? Giấy và bìa có gì giống và khác - HS sờ vào tờ bìa và trả lời nhau - Để làm tờ bìa ở ngoài các quyển - Cho HS xem quyển sách tiếng việt. sách và dùng bọc bên ngoài vở - Giống: Đều làm bằng tre, nứa - Khác: Bìa dày có nhiều màu, dùng để bọc + Giấy mỏng dùng để viết - HS xem để phân biệt được phần bìa và phần giấy 17
  18. 3- Giới thiệu dụng cụ thủ công: - GV giới thiệu lần lượt từng loại đồ dùng sau đó nêu trên và công dụng + Thước kẻ: làm bằng gỗ hoặc nhựa - HS chú ý nghe dùng để đo chiều dài, kẻ + Bút chì: Dùng để kẻ đường thẳng + Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa + Hồ dán: Dùng để dán sản phẩm - Cho HS nêu lại công dụng của từng - Một số HS nêu loại 4- Thực hành: - GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu HS - HS thực hành theo yêu cầu lấy đúng - GV giơ từng đồ dùng và yêu cầu HS nêu tên gọi - GV theo dõi, nhận xét D- Củng cố - dặn dò: ? Hôm nay chúng ta học bài gì ? - 2 HS nêu ? Qua bài em nắm được điều gì ? - Phân biệt giữa giấy và bìa. : Chuẩn bị cho bài 2. ___ Tiết 4 : Tự nhiên xã hội Cơ thể chúng ta A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: Nắm được tên các bộ phận chính của cơ thể và 1 số cử động của đầu, mình, chân, tay. 2- Kỹ năng: Kể được tên các bộ phận chính của cơ thể người. Chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của cơ thể 3- Giáo dục: Giáo dục HS có thói quen hoạt động để có cơ thể phát triển B- Đồ dùng dạy - học: - Các hình của bài 1 trong SGK C- Các hoạt động dạy học: I- Kiểm tra bài cũ: - HS lấy đồ dùng sách vở theo yêu cầu - GV nêu nhận xét sau khi kiểm tra của giáo viên 18
  19. II- Dạy học bài mới: 1- Giới thiệu bài ( ghi bảng) 2- Hoạt động 1: Quan sát tranh (T4) * Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể * Cách làm: Bước 1: Hoạt động theo nhóm. - Cho HS quan sát tranh ở trang 4. ? Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể ? Bước 1: Hoạt động theo nhóm. - Cho HS quan sát tranh ở trang 4. - HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu ? Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên câu hỏi của GV ngoài của cơ thể ? - Các nhóm cử nhóm trưởng nêu VD: rốn, ti, tai - Cho các nhóm nêu kết quả thảo luận Bước 2: Hoạt động cả lớp - Treo tranh lên bảng và giao việc - 1 vài em lên chỉ trên tranh và nói * Kết luận: GV không cần nhắc lại nếu HS đã nêu chính xác 3- Hoạt động 2: Quan sát tranh (T5) * Mục tiêu: HS quan sát tranh về 1 số hoạt động của cơ thể và nhận biết được cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình và tay chân * Cách làm: - HS quan sát tranh trang 5 và thảo Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ luận nhóm 2 - Cho HS quan sát các hình ở trang 5 và cho biết các bạn đang làm gì ? ? Cơ thể ta gồm mấy phần ? đó là những phần nào? Bước2: Hoạt động cả lớp: - Các nhóm cử đại diện nêu kết quả - Cho đại diện nhóm lên nêu kết quả TL thảo luận và làm 1 số động tác như các bạn trong hình * Kết luận: 19
  20. - Cơ thể ta gồm 3 phần: đầu, mình, và tay - Chúng ta nên tích cực hoạt động để cơ thể khoẻ và phát triển. Cho HS nghỉ giữa tiết Nhóm trưởng điều khiển 4- Hoạt động 3: Tập thể dục * Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể * Cách làm: Bước 1: Dạy HS bài hát " Cúi mãi - HS học hát theo GV mỏi" - HS theo dõi và làm theo Bước 2: Dạy hát kết hợp với làm động tác phụ hoạ - 1 số em lên bảng Bước 3: Gọi 1 số HS lên bảng hát và - HS làm 1-2 lần làm động tác - Cho cả lớp vừa hát vừa làm động tác * Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt ta cần tập TD hàng ngày 5. Củng cố – dặn dò: * Trò chơi : Ai nhanh – ai đúng . * Cách chơi : Cho từng HS lên nói từng bộ phận ngoài của cơ thể vừa nói vừa chỉ trong hình vẽ . - HS chơi theo hướng dẫn của GV. - Trong 1 phút bạn nào chỉ được đúng và nhiều là thắng cuộc. - GV nhận xét chung giờ học. Thứ 5 ngày 21 tháng 8 năm 2014 Tiết 1-2: Tiếng việt Bài 2: B I- Mục đích yêu cầu: - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm - Ghép được tiếng be - Bước đầu nhận thức được môi liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ để vật, vật sự vật. - Những lời nói tự nhiên theo nội dung, các hoạt động học tập khác nhau của 20
  21. trẻ em và của các con vật II- Đồ dùng dạy - học: - Bảng có kẻ ô li - Sợi dây để minh hoạ nét cho chữ b - Tranh minh hoạ các tiếng: bé, bê, bóng, bà - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Chim non, gấu, voi, em bé đang học, hai bạn gái chơi xếp đồ III- Các hoạt động dạy - học: HĐ của thầy HĐ của trò A/ Kiểm tra bàicũ: - Viết chữ e; đọc chữ e. - 3 HS lên bảng , lớp viết bảng - GV nhận xét cho điểm con 1/ Dạy bài mới : - 1 HS đọc 1/ Khám phá / Giới thiệu bài : 2 / Dạy chữ ghi âm: a. Nhận diện chữ : - Viết bảng chữ b,(Đây là chữ b in ) - HS theo dõi GV: b ( bờ) - GV viết chữ b cho HS quan - Quan sát b sát . ? Chữ (b) gồm mấy nét? - Chữ (b) gồm 2 nét: nét khuyết trên - Cho học sinh tìm và gài âm b và nét thắt, cao 5li vừa học ? Chữ (b) và chữ (e) giống và - Giống: nét thắt của e và nét khác nhau ở điểm nào? khuyết trên của b - Khác: chữ b có thêm nét thắt b- Phát âm và đánh vần tiếng: - HS nhìn bảng phát âm (Nhóm, - GV phát âm mẫu (giải thích) CN, lớp) - GV theo dõi, chỉnh sửa - HS thực hành bộ đồ dùng - Hăy tìm chữ ghi âm e ghép bên - HS tìm và gài phải chữ b? - Tiếng be có âm b đứng trước âm - GV viết lên bảng: be e đứng sau ? Nêu vị trí của các chữ trong - HS đánh vần (CN, lớp, nhóm) tiếng? - HS đọc trơn: b-be + Hướng dẫn cách đánh vần bờ - e - be - GV theo dõi, chỉnh sửa 21
  22. - Cho HS nghỉ giữa tiết - Lớp trưởng điều khiển c- Hướng dẫn viết chữ trên bảng con - Viết mẫu, nói quy trình viết - HS tô chữ trên không - HS viết bảng con chữ b xong viết chữ be - GV kiểm tra, nhận xét, chỉnh sửa d- Củng cố - dặn dò: + Trò chơi: "Thi viết chữ đẹp" - Cách chơi: Các nhóm cử đại diện lên thi viết chữ vừa học, trong thời gian 1 phút nhóm nào viết xong trước sẽ thắng cuộc. ? Các em vừa học âm gì ? - HS chơi một lần - Nhận xét chung tiết học - Âm b (cả lớp đọc 1 lần) 3 - Luyện tập: a- Luyện đọc: - Đọc lại bài tiết 1 (GSK) - HS đọc CN, nhóm, lớp - GV theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa b- Luyện viết trong vở tập viết: - GV hướng dẫn cách viết trong vở -Kiểm tra tư thế ngồi, cách cầm bút - HS chỉnh chỗ ngồi, cầm bút - Giao việc - HS tập viết từng dòng theo yêu - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu cầu của GV - Chấm điểm để động viên 1 số bài - Nêu và chữa lỗi sai phổ biến - Nhận xét chung bài viết - Cho HS nghỉ giữa tiết - Lớp trưởng điều khiển 22
  23. c- Luyện nói: Chủ đề: Việc học tập của từng cá - HS QST & thảo luận nhóm 4 nhân Bước 1: Hoạt động nhóm - Cho HS mở SGK, nêu nhiệm vụ GV theo dõi, hướng dẫn - Từng nhóm HS đứng lên hỏi và Bước 2: Hoạt động cả lớp trả lời trước lớp - Cho HS nêu kết quả thảo luận - Các nhóm khác theo dõi, bổ xung - GV theo dõi và hướng dẫn HS trả lời và nói thành câu Bước 3: GV nêu câu hỏi - Chim chích choè đang học bài ? Ai đang học bài ? ? Ai đang tập viết chữ e? - Bạn thỏ đang tập viết chữ e ? Bạn voi đang làm gì ? - Bạn voi đang học bài ? Ai đang kẻ vở ? - Bạn gái đang kẻ vở ? Hai bạn gái đang làm gì ? - Chơi trò chơi ? Các bức tranh này có gì giống - Giống: Ai cũng đang tập trung nhau và khác nhau? vào việc học tập - Khác: các bài khác nhau , các công việc khác nhau ? Chủ đề chuyện nói hôm nay là - Nói về việc học tập của từng cá gì ? nhân C- Củng cố dặn dò: Trò chơi: Tìm chữ vừa học Cách chơi: GV gắn lên bảng các - Các nhóm cử đại diện tham gia chữ yêu cầu HS lên tìm chữ có âm chơi theo yêu cầu vừa học và gạch chân - Lớp đọc bài (2 lần) - Cho HS đọc lại bài - Nhận xét chung giờ học : Đọc bài, tập viết chữ vừa học trong vở ô li 23
  24. Tiết 3 : Toán: Hình vuông - Hình tròn I- Mục tiêu: - Nhận ra và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật II- Đồ dùng dạy học: - 1 số hình vuông, hình tròn ( gỗ, nhựa) có màu sắc, kích cỡ khác nhau. - 1 số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn. II- Các hoạt động dạy - học: A- Kiểm tra bài cũ: * HĐ1 : Củng cố về nhiều hơn , ít hơn. - học bài ít - nhiều hơn ? Giờ trước ta học bài gì ? - 1 số HS so sánh và nêu kết quả - Gọi 1 số học sinh so sánh nhóm đồ vật của GV. - GV nhận xét và cho điểm. B- Bài mới: 1- HĐ2 : Giới thiệu hình vuông: - HS quan sát mẫu - GV giơ tấm bìa hình vuông cho HS xem và nói: " Đây là hình - Hình vuông có 4 cạnh vuông". - 4 cạnh bằng nhau - GV nói sơ qua về hình vuông. ? Hình vuông có mấy cạnh - Viên gạch hoa, khăn mùi ? 4 Cạnh của hình vuông ntn ? xoa ? Em biết những đồ vật nào có - HS sử dụng hộp đồ dùng dạng hình vuông ? - Cho HS tìm và gài hình vuông 2-HĐ3 : Giới thiệu hình tròn: - GV giơ tấm bìa hình tròn và nói:" Đây là hình tròn". ? Em có nhận xét gì về hình tròn ? - Hình tròn là 1 nét cong kín ? Em biết những vật nào có dạng - Bánh xe đạp, miệng cốc, hình tròn ? miệng chậu - Cho HS tìm và gài hình tròn - HS sử dụng hộp đồ dùng 24
  25. 3-HĐ4 : Luyện tập: - Cho HS mở sách - HS mở SGK toán 1 Bài 1: (8) - GV nêu yêu cầu và giao việc - HS dùng bút màu và tô vào - Lưu ý HS không tô chờm ra các hình vuông. ngoài - Theo dõi và uốn nắn Bài 2: (8) - HS tô màu vào hình tròn - HD tương tự bài 1 Lưu ý: Hình cuối mỗi hình tròn tô 1 màu - HS tô màu theo HD Bài 3: (8) - HD và giao việc *Lưu ý: Tô không chờm ra ngoài, mỗi hình tô 1 màu - GV theo dõi và uốn nắn Bài 4: (8) - HS quan sát hình - GV chuẩn bị giấy có dạng như - Ta gấp hình vuông này hình trong bài rồi phát cho HS chồng lên hình vuông kia - Làm thế nào để có các hình - HS thực hành vuông ? - GV theo dõi và chỉnh sửa C-HĐ nối tiếp : Trò chơi: - GV vẽ 1 số hình khác nhau lên bảng. cho HS thi tìm hình vuông, - HS chơi trò chơi hình tròn. - Nhận xét chung tiết học : Chuẩn bị cho tiết 4 25
  26. Thứ 6 ngày 31 tháng 8 năm 2012 Tiết 1-2 : Tiếng việt Bài : Dấu / I- Mục đích yêu cầu; - HS biết được dấu và thanh sắc (/) - Biết ghép tiếng bé - HS biết được dấu và thanh sắc (/) ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em II- Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ có kẻ ô li - Các vật tựa như hình dấu sắc - Tranh minh hoạ các tiếng: Bé, cá, chuối, chó, khế - Tranh minh hoạ phần truyện nói: một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường. C- Các hoạt động dạy - học: I- Kiểm tra bài cũ: - Viết và đọc - 3 HS lên bảng viết: b, be lớp viết bảng con - Nêu nhận xét sau kiểm tra. - 1 số HS đọc II- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài (trực tiếp) - HS đọc theo GV (dấu sắc) 2- Dạy dấu thanh: a- Nhận diện dấu: GV chỉ lên bảng và nói: Dấu sắc là 1 nét sổ nghiêng phải - GV theo dõi - Cho HS xem 1 số mẫu vật có hình dấu sắc để HS nhớ lâu. - Dấu sắc giống các thước đặt ? Dấu sắc giống cái gì ? nghiêng. b- Đọc dấu và dánh vần: - GV đọc mẫu - HS nhìn bảng đọc CN, nhóm lớp - GV theo dõi, chỉnh sửa trên e - HS sử dụng bộ đồ dùng - Cho HS tìm và gài dấu (/) vừa học - HS gài chữ (bé) - Cho HS tìm và gài chữ (be) sau đó thêm dấu sắc - GV ghi bảng: bé 26
  27. ? Nêu vị trí các chữ và dấu trong - Tiếng bé có âm b đứng trước, âm tiếng ? e đứng sau dấu (/) trên e - HS đánh vần và dọc trơn (CN, - Hướng dẫn HS đánh vần, đọc nhóm, lớp) trơn 'bé" - GV theo dõi, chỉnh sửa - Cho HS nghỉ giữa tiết - Lớp trưởng điều khiển c- Hướng dẫn viết trên bảng con - HS tô dấu và chữ trên không - GV viết mẫu dấu (/) và nêu quy - HS viết dấu (/) sau đó viết tiếng trình viết (lưu ý HS đặt dấu) bé trong bảng con - Nhận xét và chữas lỗi cho HS d- Củng cố - dặn dò: Trò chơi: "Thi viết chữ đúng, đẹp" Cách chơi: Cho 3 tổ cử đại diện lên thi viết chữ "bé" trong một thời - HS cử đại diện chơi theo hướng gian nhất định bạn nào viết xong dẫn trức, đúng và đẹp thì nhóm đó sẽ - 3 HS đọc thắng - Cho HS đọc lại bài + Nhận xét tiết học 3- Luyện tập a- Luyện đọc: + Đọc lại bài tiết 1 (SGK hoặc bảng - HS đọc CN, nhóm, lớp lớp) - GV theo dõi và chỉnh sửa b- Luyện viết: + Hướng dẫn viết vở - Kiểm tra tư thế ngồi, cách cầm - HS tập viết trong vở theo mẫu bút của HS - GV theo dõi, giúp đỡ thêm HS yếu - Nhận xét bài viết 27
  28. c- Luyện nói; + Yêu cầu HS thảo luận - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm ? Quan sát tranh em thấy những gì 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện ? nói hôm nay ? Các bức tranh này có gì giống nhau ? ? Các bức tranh này có gì khác nhau ? ? Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao? ? Ngoài các hoạt động kể trên em còn thấy những hoạt động nào khác nữa? ? Ngoài giờ học em thích làm gì ? ? Em đọc lại tên của bài này ? (bé) III- Củng cố - dặn dò: Trò chơi: Thi tìm tiếng có dấu (/) Cách chơi: GV gắn 3 nhóm chữ lên bảng yêu cầu HS lên tìm tiếng có dấu (/) và gạch chân. - Các nhóm cở đại diện lên chơi - Trong cùng một thời gian nhóm nào tìm đúng và xong trước thì thắng cuộc - Đọc lại bài trong SGK : Đọc bài ở nhà, xem trước bài 4 Tiết 3: Toán Hình tam giác A- Mục tiêu: - Nhận xét ra và nêu đúng tên hình tam giác - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật B- Đồ dùng dạy học: 1- Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước mầu sắc khác nhau 28
  29. 2- Một số đồ vật có mặt là hình tam giác C- Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ của GV HĐ của HS I- Kiểm tra bài cũ: *HĐ1 : Củng cố về hình vuông , hình tròn ? Giờ trước chúng ta học bài gì ? - Hình vuông, hình tròn - Cho HS tìm và gài hình vuông, - HS sử dụng hộp đồ dùng hình tròn ? II- Dạy bài mới: 1-HĐ2 : Giới thiệu hình tam giác: - GV giờ hình tam giác cho HS xem và nói "Đây là hình tam giác" - GV chỉ và nói: Đây là các cạnh của hình tam giác - HS chú ý theo dõi . ? Hình tam giác có mấy cạnh? - Hình tam giác có 3 cạnh ? Hình tam giác và hình vuông có - khác : hình tam giác có 3 cạnh còn gì khác nhau? hình vuông có 4 cạch - HS sử dụng hộp đồ dùng gài và ? Hãy tìm và gài hình tam giác ? nói. Hình ? Hãy nêu tên những đồ vật có - Hình cái nón, cái ê ke hình dạng giống hình tam giác? - HS thực hiện tìm và chỉ đúng - GV gắn một số loại hình lên hình . bảng cho HS tìm hình tam giác - Cho HS xem hình trong SGK - HS quan sát 2-HĐ3 : Thực hành xếp hình: - Hướng dẫn HS dùng các hình - HS thực hành xếp hình và đặt tam giác và hình vuông có mầu sắc tên cho hình. khác nhau để xếp hình - HS nêu - Cho HS giới thiệu và nêu tên - VD: Hình em xếp là hình ngôi hình của mình xếp nhà - GV nhận xét và tuyên dương 3- Trò chơi: "Thi chọn nhanh các hình" 29
  30. Cách chơi: GV gắn lên bảng 5 hình , 5 hình vuông, 5 hình tròn, - 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên chơi cho 3 HS lên bảng mỗi em chọn một loại hình, em nào chọn đúng và nhanh sẽ thắng. - GV khuyến khích, tuyên dương. 4-HĐ nối tiếp : Trò chơi: Thi tìm các đồ vận có - HS tìm và nêu theo yêu cầu hình tam giác ở lớp, ở nhà - Nhận xét chung giờ học : Rèn luyện kỹ năng xếp hình Tiết 4 : Âm nhạc Học hát: Bài Quê hương tươi đẹp Dân ca:Nùng Lời: Anh Hoàng I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Dạy HS bài hát dân ca nùng 2- Kĩ năng: - Biết hát đúng giai điệu và lời ca - Biết hát sô lời và bước đầu biết vỗ tay theo nhịp - Biết bài hát là dân ca của dân tộc Nùng và là lời của tác giả, Anh Hoàng 3- Giáo dục: - Giáo dục các em luôn nhớ và tự hào về quê hương của mình - Yêu thích môn học II- Chuẩn bị của giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát "Quê hương tươi đẹp" - Chép sẵn lời ca lên bảng phụ - Tìm hiểu về bài hát C- Các hoạt động dạy học: 30
  31. I- ổn định tổ chức: - ổn định chỗ ngồi, trật tự - Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở tư thế ngồi học II- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng, sách của môn học III- Dạy bài mới; 1-Giới thiệu bài hát: 2- Nghe hát mẫu: - HS chú ý nghe - GV hát mẫu toàn bài ? Các em cảm nhận về bài hát - HS nêu cảm nhận của mình về bài này như thế nào? hát. Bài này hát nhanh hay chậm? Dễ hát hay khó hát ? ? Tên của bài hát này là gì ? - Quê hương tươi đẹp GV nói: Đây là 1 bài hát hay mà cũng dễ hát chúng ta sẽ biết hát bài hát này trong tiết học hôm nay. + GV chia câu hát: - HS theo dõi - Treo bảng phụ và nói. Bài gồm - HS đồng thanh đọc theo 4 câu hát, trên bảng phụ mỗi câu - HS nghe và nhẩm theo hát là 1 dòng - HS nghe bắt nhịp và tập hát câu 1 + Tập đọc lời ca: - GV dùng thanh phách gõ tiết tấu yêu cầu HS đọc lời ca theo tiết tấu. + Dạy hát từng câu: - HS nghe - GV hát câu 1 và bắt nhịp yêu - HS làm theo hướng dẫn cầu HS nghe và nhẩm theo. - HS hát cả bài (nhóm lớp) - Các câu 2,3,4 dạy tương tự + Hát đầy đủ cả bài: - GV hát mẫu cả bài - GV hướng dẫn cách phách âm và chỗ lấy hỏi - Cho HS hát lại cả bài 31
  32. 3- Hát kết hợp gõ đệm: + Hát và gõ theo tiết tấu lời ca - Khi hát một tiếng trong lời ca các em sẽ gõ 1 cái - GV hát và gõ làm mẫu - GV bắt nhịp cho HS + Hát và gõ theo phách: - Hướng dẫn các em hát và gõ - HS nghe và ghi nhớ đều vào các chữ sau (GV chỉ lên bảng phụ, dùng phấn mầu gạch chân những tiếng - HS thực hiện theo hướng dẫn hát theo phách) Quê hương em biết bao tươi đẹp Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây - GV hát và gõ mẫu - HS thực hiện theo hướng dẫn - GV hát và bắt nhịp 4- Củng cố: - Hướng dẫn HS trình bày hoàng - HS nghe yêu cầu và thực hiện chỉnh bài hát - Hát + gõ tiết tấu lời ca Lần 1: 1 nữa lớp hát và gõ theo - Hát + gõ phát tiết tấu - HS hát nhóm + CN Lần 2: Nửa lớp còn lại hát và gõ theo phách - Cho HS lên trình bày bài hát 5 - Liên hệ và dặn dò: ? Các em vừa học vừa hát gì? - HS nêu tên bài hát ? Em có thích bài hát này không ? - HS trả lời Vì sao? : Ôn lại để thuộc bài hát - HS lắng nghe và ghi nhớ - Chuẩn bị 1 vài động tác đơn giản để minh hoạ cho bài này. 32
  33. Tiết 5 : Sinh hoạt Giáo viên nhận xét lớp 33