Giáo án tìm hiểu bốn mùa - Phạm Thị Hoa Sen

doc 4 trang thungat 2710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tìm hiểu bốn mùa - Phạm Thị Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tim_hieu_bon_mua_pham_thi_hoa_sen.doc

Nội dung text: Giáo án tìm hiểu bốn mùa - Phạm Thị Hoa Sen

  1. Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên Lĩnh vực: Phát triễn nhận thức Đề tài: Tìm hiểu 4 mùa trong năm Đối tượng trẻ: 4 - 5 tuổi Thời gian: 30 phút Số lượng trẻ: 30 trẻ Ngày soạn: 28/03/2019 Ngày dạy: 02/04/2019 Người soạn: Phạm Thị Hoa Sen Người dạy: Phạm Thị Hoa Sen I. Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Trẻ biết được thời tiết cây cối đặc trưng của các mùa trong năm. - Biết tính chất, Biết được đặc điểm nổi bật đặc trưng của các mùa. Thứ tự các mùa trong năm. - Dự đoán được một số hiện tượng đơn giản sắp xảy ra. - Trẻ nhận ra được quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện quy tắc đó. 2/ Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. - Phát triễn nhận thức của trẻ. 3/ Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động - Giáo dục trẻ yêu quý các mùa, mặc đồng phục phù hợp với các mùa, bảo vệ sức khỏe theo mùa. 4/ Phương pháp hướng dẫn: Quan sát, theo dõi, đàm thoại, dùng lời. II/ Chuẩn bị : * Đồ dùng của cô: - Đĩa nhạc “Em yêu bốn mùa”, hình ảnh bốn mùa mà cô chuẩn bị. - Phiếu thăm có từ: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. - 01 bộ thẻ từ : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
  2. - 4 lọ hoa, 4 hộp quà , 4 bảng - Phông màn trang trí hội thi. * Đồ dùng của trẻ: - 8 mặt hề (4 mặt vui - màu đỏ, 4 mặt buồn - màu xanh), một số bông hoa giấy - 04 bộ tranh . - 01 số tranh ảnh, họa báo cắt rời - Băng hình về bốn mùa. Địa điểm: Tại lớp lá 3 III/ Tổ chức thực hiện : * Giới thiệu hội thi: Cô giao lưu cùng trẻ, giới thiệu tên hội thi “Em yêu khoa học” với chủ đề “Tìm hiểu về các mùa trong năm”. Cô giới thiệu nội dung hội thi gồm có 4 phần: + Phần 1: Khởi động + Phần 2: Hùng biện + Phần 3: Năng khiếu + Phần 4: Chung sức Cho trẻ tự thỏa thuận và chia thành 4 đội chơi. Hoạt động 1: Tổ chức hội thi. * Phần 1:Khởi động: - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm “đúng – sai” - Cô thông qua cách thức của phần thi “khởi động”: Cô đọc câu hỏi, trẻ lắng nghe và trả lời bằng cách đưa mặt vui, màu đỏ - nếu đúng hoặc mặt buồn, màu xanh - nếu sai. Câu 1: Một năm có 3 mùa. Đúng hay sai? Câu 2: Thứ tự các mùa trong năm là xuân, hạ, thu, đông. Đúng hay sai? Câu 3: Mùa xuân có khí hậu mát mẻ, bầu trời trong xanh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Đúng hay sai? Câu 4: Mùa hạ thường có mưa nhiều, khí hậu lạnh. Đúng hay sai?
  3. Câu 5: Mùa thu có nắng hanh vàng, khí hậu dịu mát, lá vàng rơi rụng nhiều. Đúng hay sai? - Mùa đông trời trong xanh, khí hậu rất nóng nực. Đúng hay sai? - Trong quá trình chơi, sau khi trẻ lựa chọn phương án, cô có thể đặt thêm câu hỏi để lắng nghe ý kiến của trẻ. Cô nhận xét sau khi trẻ thi xong phần thi “khởi động”. Giáo dục trẻ thói quen vệ sinh cách ăn mặc thích hợp với từng mùa. * Phần 2: Hùng biện: - Cô mời đại diện mỗi đội lên nói về nội dung bức tranh của đội mình ( về tên gọi, nét đặc trưng của mùa như thời tiết, trang phục, cây cối, hoạt động ). - Cô nhận xét sau khi trẻ thi xong phần thi “hùng biện” và khái quát lại: Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa có nét đặc trưng riêng giới thiệu đến đâu cô đưa ảnh cho trẻ quan sát đến đó - Cô cho trẻ xem ảnh và nói những đặc trưng có trong 4 mùa. + Mùa xuân: Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mai, hoa đào nở rộ. Mùa xuân có ngày Tết cổ truyền, các em bé được mặc áo mới, được đi chúc tết ông bà. Cô xuất hiện từ Mùa Xuân trẻ đọc. + Mùa hạ: Trời nắng gay gắt, thời tiết nóng bức, hoa phượng đỏ rực báo tin một năm học đã kết thúc, học sinh được nghỉ hè, được đi tắm biển, thả diều. Cô xuất hiện từ Mùa Hạ trẻ đọc từ. + Mùa thu: Khí hậu dịu mát, gió heo may thổi nhè nhẹ, lá vàng rơi rụng nhiều, có ngày hội đến trường, ngày hội trăng rằm mà trẻ em luôn mong đợi để được phá cỗ, rước đèn. Cô xuất hiện từ Mùa Thu trẻ đọc từ. + Mùa đông: Bầu trời u ám, mưa phùn, gió bấc. Thời tiết lạnh, cây cối khẳng khiu, trụi lá, mọi người phải mặc ấm. Mùa đông có ngày lễ giáng sinh vui nhộn. Cô xuất hiện từ Mùa Đông trẻ đọc từ. + Tuy nhiên: Ở Việt Nam, chỉ có các tỉnh thành miền Bắc là thể hiện rõ 4 mùa. Miền Trung và miền Nam chỉ có 2 mùa mưa, nắng. Các mùa được sắp xếp theo một thứ tự nhất định: Mùa xuân - Mùa hạ - Mùa thu - Mùa đông. * * Phần thi câu hỏi phụ : - Mùa đông và mùa hạ có gì khác nhau?
  4. - Mùa xuân và mùa thu có gì khác nhau? - Cháu thích mùa nào nhất? Vì sao ? - Ở quê hương mình có mấy mùa rõ rệt? * Phần 3: Năng khiếu: - Cô mời đại diện mỗi đội lên hát hoặc đọc thơ về các mùa mà trẻ đã được học những tiết học cũ. - Cô nhận xét sau khi trẻ thi xong phần thi “năng khiếu”. - Cô tổng kết hội thi và phát thưởng cho mỗi đội. *Phần 4: Chung sức: - Trẻ giơ thẻ theo dấu hiệu từng mùa. - Cô cho đại diện mỗi đội lên bốc thăm, trẻ bốc thăm tên mùa gì thì về nhóm hội ý và lựa chọn những hình ảnh để sắp xếp, sau đó dán thành một bức tranh thể hiện được đặc trưng của mùa qua thời tiết, cây cối, trang phục và hoạt động của con người. Ví dụ: Mùa xuân thì trẻ có thể lựa chọn những hình ảnh như cây mai, cây đào, hoa cỏ, đám mây xanh - trắng, các bạn nhỏ mặc quần áo đẹp để trang trí thành bức tranh “Mùa xuân”. - Sau khi trẻ trang trí xong bức tranh, cô cho trẻ ở mỗi đội đem tranh treo lên bảng. Cô cùng trẻ nhận xét về tranh của từng đội. - Cô nhận xét sau khi trẻ thi xong phần thi “chung sức”. - Cô gợi ý cho trẻ lên sắp xếp tranh theo thứ tự các mùa trong năm. Cô kết hợp đặt thẻ từ: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông và cho trẻ đọc lần lượt các từ. Hoạt động 2: Xem băng hình về các mùa. Cô cho trẻ xem băng hình và kết thúc hoạt động. Ký duyệt Giáo sinh thực tập GV hướng dẫn thực tập Võ Thị Thu Hiền Phạm Thị Hoa Sen