Hệ thống câu hỏi tự ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 đến 8 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Trâm Anh

doc 7 trang thungat 2530
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi tự ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 đến 8 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Trâm Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doche_thong_cau_hoi_tu_on_tap_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6_den_8.doc

Nội dung text: Hệ thống câu hỏi tự ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 đến 8 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Trâm Anh

  1. HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7 (ĐỢT 2). NĂM HỌC: 2019 - 2020. GV PHỤ TRÁCH: TRẦM THỊ TRÂM ANH. 1. Vì sao từ nửa sau thế kỉ XVIII chính quyền phong kiến Đàng Ngoài bước vào thời kì suy yếu và mục nát? 2. Trình bày khái quát cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu năm 1789? Ý nghĩa của chiến thắng trên? 3. Nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789? 4. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? 5. Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc? 6. Em hãy đánh giá công lao của Quang Trung trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta? 7. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? 8. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn? Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn? 9. Vì sao nghệ thuật dân gian thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII phát triển? 10. Hãy nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX? (HS dựa vào nội dung SGK và tìm, nghiên cứu thêm tài liệu có liên quan để trả lời các câu hỏi).
  2. HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 6 (ĐỢT 2). NĂM HỌC: 2019 - 2020. GV PHỤ TRÁCH: TRẦM THỊ TRÂM ANH. 1. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương của Triệu Quang Phục? Tại sao Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương? 2. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào? 3. Nhà Đường đã thay đổi chính sách cai trị đối với nước ta như thế nào? 4. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách nào là thâm độc nhât? 5. Theo em, thời kì Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì? Ý nghĩa của điều này? 6. Trình bày những chính sách của họ Khúc xây dựng đất nước và ý nghĩa của những chính sách đó? 7. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta trong các thế kỉ VII - IX có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? Nêu ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa đó? 8. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên để lại cho chúng ta những gì? 9. Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? 10. Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần hai? (HS dựa vào nội dung SGK và tìm, nghiên cứu thêm tài liệu có liên quan để trả lời các câu hỏi).
  3. HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD 8 (ĐỢT 2). NĂM HỌC: 2019 - 2020. GV PHỤ TRÁCH: TRẦM THỊ TRÂM ANH. I. LÍ THUYẾT: 1. Khi thấy bạn mình lấy trộm đồ dùng và tiền của một người khác, em sẽ làm gì? Theo em, bạn đã vi phạm quyền gì của công dân? 2. Em hiểu thế nào là quyền tố cáo của công dân? Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo? 3. Hiến pháp là gì? Bản thân em phải làm gì để thực hiện sống và làm theo Hiến pháp? 4. Hãy cho biết nội dung của Hiến pháp nước ta thể hiện quy định gì? 5. Nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào? Cơ quan nào có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp? 6. Em hãy nêu bản chất của pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam? 7. Theo em, đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào? 8. Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy? Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Nếu không có nội quy, trường học sẽ ra sao? Giải thích vì sao mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật? II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: Tình huống 1: H rủ T đến nhà H chơi nhân ngày sinh nhật của H. T nói: “Cậu không biết là chị của H bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu!”. 1. Em có đồng tình với T không? Vì sao? 2. Nếu em là H, trong trường hợp đó em sẽ làm gì? Tình huống 2: B là một học sinh chậm tiến. B thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường như: đi học muộn, không làm bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi khi còn đánh nhau trong trường. 1. Trong hành vi trên, hành vi nào là vi phạm pháp luật, .hành vi nào vi phạm kỉ luật? 2. Theo em, ai có quyền xử vi phạm cửa B? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó? Tình huống 3: Ông T được giao phụ trách máy pho-to-cop-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi. 1. Việc làm của ông T đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào? Vì sao? 2. Người quản lí tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao? Tình huống 4: B và M chơi thân với nhau. Một hôm, vào giờ ra chơi, thấy B có nhiều giấy dùng để kiểm tra trong cặp, M liền lấy vài tờ. Có bạn nhìn thấy bảo: - Sao cậu lại tự tiện lấy giấy kiểm tra của B? Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy! - M cười: Tớ với B chơi thân với nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao. 1. Em hãy nhận xét việc làm của bạn M? Giải thích? 2. Nếu là bạn của M, em sẽ góp ý với M như thế nào?
  4. (HS dựa vào kiến thức các bài đã học qua, có thể tham khảo nội dung SGK và tìm, nghiên cứu thêm tài liệu có liên quan để trả lời các câu hỏi, bài tập tình huống).
  5. HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD 7 (ĐỢT 2). NĂM HỌC: 2019 - 2020. GV PHỤ TRÁCH: TRẦM THỊ TRÂM ANH. I. LÍ THUYẾT: 1. Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội? Học sinh có thể thực hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình, nhà trường bằng những việc làm nào? 2. “Trẻ em được chung sống với bố mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình” là thuộc quyền nào? 3. Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Cho ví dụ? 4. Môi trường là gì? Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? 5. Kể một số hành vi gây ô nhiễm và phá hủy môi trường? Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra điều gì? Cho biết ngày nào trong năm được chọn làm ngày môi trường thế giới? 6. Em hiểu gì về tín ngưỡng, tôn giáo? Cho ví dụ? 7. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì? 8. Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là gì? Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là ai? 9. Bộ máy Nhà nước là gì? Hệ thống tổ chức gồm những cơ quan nào? II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: Tình huống 1: Vào đầu năm học, P lập xong cho mình một bảng kế hoạch làm việc chi tiết các ngày trong tuần. Khi lập bảng kế hoạch này, P đã hỏi ý kiến của bố mẹ và đã được bố mẹ nhất trí. Mới thực hiện được hơn 2 tuần, P đã cảm thấy gò bó nên đã quyết định thay bằng bảng kế hoạch mới. Tưởng đâu đã xong, nào ngờ được 2 tuần P lại cảm thấy chán và lại muốn thay đổi. 1. Em có đồng ý với việc thực hiện kế hoạch làm việc của bạn P không? Vì sao? 2. Theo em, khi kế hoạch làm việc đã được lập thì có thể thay đổi được không? Tình huống 2: Sau một tuần ôn luyện, hôm nay, M đi thi. Mẹ đã mua cho M gói xôi đỗ đen mà M rất thích. Đang định cầm lên ăn, bà của M đã cất đi. Bà bảo không được ăn và bà đưa cho M ăn xôi gấc bà vừa mua. M thắc mắc không hiểu vì sao? Nhưng để bà vui, M vẫn phải ăn. 1. Việc làm của bà bạn M thể hiện điều gì? Vì sao bà của M lại làm như vậy? 2. Trọng học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho một ví dụ cụ thể và nêu quan điểm của em về vấn đề này? Tình huống 3: H sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng lại ham chơi và lười học, không nghe lời cha mẹ. Nhiều lần, H đã trốn học để theo đám bạn đi chơi, việc học ngày càng yếu dần. 1. Theo em, H đã không làm tròn những bổn phận gì? 2. Nếu em là H, em sẽ làm gì? (HS dựa vào kiến thức các bài đã học qua, có thể tham khảo nội dung SGK và tìm, nghiên cứu thêm tài liệu có liên quan để trả lời các câu hỏi, bài tập tình huống).
  6. HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD 6 (ĐỢT 2). NĂM HỌC: 2019 - 2020. GV PHỤ TRÁCH: TRẦM THỊ TRÂM ANH. I. LÍ THUYẾT: 1. Trình bày những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? 2. Em hiểu thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Cho ví dụ về hành vi vi phạm quyền này? 3. Đến nhà bạn mượn truyện nhưng không có ai ở nhà, em sẽ làm gì? 4. Để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào đối với người đi bộ, người đi xe đạp? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông? 5. Tại sao mọi người phải thực hiện đúng trật tự an toàn giao thông (ATGT)? 6. Nêu tên và đặc điểm của các loại đèn giao thông? Khi đèn vàng nhấp nháy liên tục báo hiệu điều gì? 7. Việc học tập có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình, xã hội? Trong học sinh hiện nay có nhiều hiện tượng học sinh bỏ học, trốn tiết đi chơi; lười không chịu học, Em có suy nghĩ gì đối với các hiện tượng này? 8. Hãy kể các hình thức học tập mà em biết? Em đã tham gia thực hiện hình thức học tập nào? 9. Em hiểu như thế nào về quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Kể một số việc làm theo em đó là thực hiện đúng và chưa đúng về quyền này? II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: Tình huống 1: H là học sinh lớp 6D nhưng thường xuyên đi học muộn, đến lớp không học bài và làm bài. Các bạn góp ý nhiều lần thì H bảo: “Mặc kệ tớ”. 1. Theo em, thái độ của bạn H là đúng hay sai? Vì sao? 2. Bản thân em đã thực hiện nghĩa vụ học tập như thế nào? Tình huống 2: Các bạn M, T, H đi xe đạp vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. M vừa đạp xe nhanh qua ngã tư, vừa giục các bạn nhưng T và H đã dừng lại. 1. Trong tình huống trên, ai vi phạm an toàn giao thông và vi phạm gì? 2. Trong trường hợp nào thì khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển xe được phép tiếp tục đi? Tình huống 3: S và N cùng học chung lớp và ngồi cạnh nhau. Một hôm, S bị mất chiếc bút máy mới mua rất đẹp. Tìm mãi không thấy, S đổ tội cho N ăn cắp bút của mình. Hai bạn cãi vả to tiếng. Quá tức giận, N đánh S chảy máu mũi. Lúc đó, cô giáo đến lớp mời 2 bạn lên văn phòng. 1. Em hãy cho biết tình huống trên nhắc đến quyền gì của công dân? Qua đó, em hãy nhận xét hành vi của S và N? 2. Nếu là hai bạn ấy, em sẽ ứng xử như thế nào? Tình huống 4: Lên học ở Trung học cơ sở, L đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. L so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức nên oán trách mẹ.
  7. 1. Theo em, L đúng hay sai? Vì sao? 2. Nếu em là L, em sẽ ứng xử như thế nào? (HS dựa vào kiến thức các bài đã học qua, có thể tham khảo nội dung SGK và tìm, nghiên cứu thêm tài liệu có liên quan để trả lời các câu hỏi, bài tập tình huống).