Hướng dẫn ôn luyện môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3

docx 14 trang thungat 2191
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn luyện môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_luyen_mon_tieng_viet_toan_lop_3.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn luyện môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3

  1. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: ONG THỢ Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang. Theo Võ Quảng. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu? A. Trên ngọn cây. B. Trên vòm lá. C. Trong gốc cây. D. Trên cành cây. Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh? A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả. B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen. C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật. D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh. Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì? A. Để đi chơi cùng Ong Thợ. B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ. C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ. D. Để kết bạn với Ong Thợ. Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào? A. Ong Thợ. B. Quạ Đen, Ông mặt trời C. Ong Thợ, Quạ Đen D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp? A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen. B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen. C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang. D. Ong Thợ bay về tổ. Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa? A. Ông mặt trời nhô lên cười. B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.
  2. Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là: . . Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì? Nói về Quạ Đen. Câu 10: Đặt câu có sử dụng phép nhân hóa để nói về Ong Thợ. II. Chính tả (Cho HS rèn chữ vào vở HDH) Mùa thu trong trẻo Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ III.Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) kể về việc em thường làm khi nghỉ dịch cúm Corona. ĐỀ 2 I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CHIM CHÍCH VÀ SÂU ĐO Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một con chim chích sà xuống: - A, có một tên sâu rồi. Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên. - Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo cây hồng cao bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta?
  3. - Chim chích phân vân: "Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật không?" Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền. Nó nghĩ: "Mình đo cây hồng Mình phải được trả công chứ!" Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: "Ô, sao mầm cây gãy cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi!" Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi Nhưng lần này thì đừng hòng! Chim chích mổ một cái thế là đi đời sâu đo. Theo Phương Hoài Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Con sâu đo trong bài là con vật ? A. Nguy hiểm chuyên phá hại cây xanh. B. Hiền lành, giúp ích cho cây xanh. C. Siêng năng vừa có ích, vừa có hại cho cây xanh. Câu 2. Chim chích mắc lừa sâu đo là do ? A. Chim chích nhìn thấy sâu đo đang làm việc miệt mài để đo cây hồng. B. Chim chích nửa ngờ, nửa tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo. C. Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo. Câu 3. Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì? A. Chim chích hung dữ, nóng tính và rất háu ăn. B. Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu đo hại cây. C. Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây. Câu 4. Hãy gạch dưới từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu? "Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm." Câu 5. Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu? Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Câu 6. Trong các câu sau câu nào đặt đúng dấu phẩy? A. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích nhà nông. B. Chim chích là chú chim hiền lành, chuyên bắt sâu, giúp ích nhà nông. C. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích, nhà nông. Câu 7: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong câu chuyện trên ? Câu 8: Đặt câu có sử dụng nhân hóa để nói về Chim chích? Câu 9 : Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để nói về Sâu đo?
  4. II. Chính tả (Cho HS rèn chữ vào vở HDH) Đường vào bản Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. III. Tập làm văn Hãy viết một bức thư cho một người bạn ở lớp mà em yêu quý. ĐỀ 3 I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: LỄ HỘI ĐUA GHE Lễ hội đua ghe của đồng bào Khơ-me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng mười âm lịch hằng năm. Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số. Tiếng trống, tiếng phèng cùng dàn nhạc ngũ âm rộn rã ngân vang. Rồi một hồi còi rúc lên lanh lảnh, hiệu lệnh xuất phát đã điểm. Hàng chục vạn đôi mắt chăm chú theo dõi từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt, nhịp phèng la, đẩy chiếc ghe ngo về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay náo động cả một vùng sông nước. Với đồng bào Khơ-me, hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà.
  5. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Bài văn trên tả cảnh gì? a. Cảnh ghe xuồng vùng sông nước Nam Bộ. b. Lễ hội đua ghe của đồng bào Khơ-me Nam Bộ. c. Cảnh vui chơi của đồng bào Khơ-me. d. Cuộc thi đấu thể thao. Câu 2. Quang cảnh lễ hội như thế nào? a. Đông vui. b. Tưng bừng, rực rỡ. c. Im ắng, buồn tẻ. d. Náo nhiệt, đông vui. Câu 3: Lễ hội đua ghe có ý nghĩa như thế nào với đồng bào Khơ-me? Câu 4. Câu mở đầu của bài văn trên thuộc kiểu câu nào? a. Ai (cái gì, con gì) là gì? b. Ai (cái gì, con gì) thế nào? c. Ai (cái gì, con gì) làm gì? d. Tất cả đều sai. Câu 5: Đồng bào Khơ-me tạ ơn vị thần nào đã ban tặng một năm mưa thuận gió hòa? a. Thần Mặt Trăng. b. Thần Mặt Trời. c. Thần Mặt Đất. d. Thần Sông Nước. Câu 6. Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “Như thế nào”? trong câu ? “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” Câu 7: Tìm và ghi lại câu văn có hình ảnh so sánh có trong bài văn trên. Câu 8: Đặt một câu văn có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? Câu 9: Nêu nội dung bài tập đọc trên ? II. Chính tả( Cho HS rèn chữ vào vở HDH) Cây Răng Sư Tử Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây Răng Sư Tử.Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ cái trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo trắng màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh. III. Tập làm văn Hãy viết một bài văn kể một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
  6. ĐỀ 4 I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi? TÌNH BẠN Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân: Cứu tôi với! Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp. Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen: Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con! Theo Mẹ kể con nghe Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng: Câu 1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát. B. Cún rất sợ Cáo nhưng lại thương Gà con C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. D. Cún con chạy đi trốn. Câu 2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con. B. Vì Cún con đuổi Cáo đi. C. Vì Cáo già rất sợ Cún con. D. Vì Cáo già rất sợ sư tử. Câu 3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi. B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn. C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn. D. Cún băng bó vết thương cho bạn.
  7. Câu 4. Vì sao Cún cứu Gà con ? A. Cún ghét Cáo B. Cún thương Gà con C . Cún thích đội mũ sư tử D. Gà con gọi Cún tới giúp Câu 5. Em có nhận xét gì về Cún con trong bài đọc trên? . Câu 6. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? . . Câu 7. Bộ phận in đậm trong câu văn sau trả lời cho câu hỏi nào: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? A. Thế nào? B. Làm gì? C. Là gì? D. Để làm gì? Câu 8. Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi.” Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? A. Dùng từ chỉ người cho vật. B. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật. C. Dùng từ hành động của người cho vật. D. Dùng từ chỉ đặc điểm của người cho vật. Câu 9.Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy,dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: - Vịt con đáp - Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà II. Chính tả (Cho HS rèn chữ vào vở HDH) Lê Lai cứu chúa Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu nghĩa quân còn yếu thường bị giặc vây. Có lần giặc vây siết chặt quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ông Lê Lai liền đóng giả Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông, nhờ vậy mà lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát. III. Tập làm văn Em hãy viết đoạn văn từ 7-10 câu nói về một loại quả mà em thích.(cam, dưa hấu,táo ) . . . . . .
  8. ĐỀ 5 I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: LỄ HỘI ĐỀN HÙNG Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam. Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội: - Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. - Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày nào trong năm? A. Ngày 10 tháng 3 dương lịch B. Ngày 10 tháng 3 âm lịch C. Ngày 3 tháng 3 âm lịch D. Ngày 15 tháng giêng Câu 2: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? A. Những người có công với đất nước B. Người dân Phú Thọ C. Các đoàn thủy binh D. Các vua Hùng Câu 3: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? A. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc B. Nghi thức dâng hương C. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng D. Nghi thức rước kiệu Câu 4: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? A. Phần lễ B. Phần hội C. Không ở phần nào D. Cả phần lễ và phần hội. Câu 5. Lễ hội đền Hùng đã được công nhận là ngày gì của Việt Nam? A. Quốc giỗ của Việt Nam. B. Ngày Quốc Khánh C. Ngày Hội văn hóa Dân tộc D. Ngày Tết nguên Đán Câu 6: Hiện nay, khi đi dự lễ hội, người ta chen lấn để cướp lễ, em đánh giá gì về hành động đó? . .
  9. Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu: “Trên cái đất trơ cằn sỏi đá ấy, người ta chỉ trồng toàn dưa hấu và cam chua” trả lời cho câu hỏi nào? A. Ở đâu? B. Khi nào? C. Vì sao? D. Bằng gì? Câu 8: Điền dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp : a) Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng B) Những trò chơi dân gian như hát xoan thi vật thi kéo co được diễn ra trong lễ hội Đền Hùng Câu 9: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa. II. Chính tả (Cho HS rèn chữ vào vở HDH) Nghệ nhân Bát Tràng Em cầm bút vẽ lên tay Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa Cánh cò bay lả, bay la Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút trao gợn nước Tây Hồ lăn tăn Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. Hồ Minh Hà III. Tập làm văn Viết một bài văn kể về một lễ hội mà em được biết hoặc được tham gia. . . . . . . .
  10. ĐỀ 6 Câu 1: Đặt 3 câu nhân hóa (có hoạt động, trạng thái như con người). . Câu 2: Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch, từ chỉ sự vật bằng 2 gạch. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm đầu chạy về nước.Đất nước ta sạch bóng quân thù.Hai Bà Trưng trở thành hai vịi anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Câu 3: Đặt câu với mỗi từ sau: - chăm chỉ: - thông minh: - nhanh nhẹn: Câu 4: Gạch chân các từ chỉ đặc điểm ,tính chất trong đoạn sau: Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rờ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên. Câu 5: Tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động: a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s/x - 5 tiếng bắt đầu bằng s: - 5 tiếng bắt đầu bằng x: b) ) Chứa tiếng có vần Thanh hỏi/ thanh ngã - 5 tiếng có vần Thanh hỏi: - 5 tiếng có vần thanh ngã: . Câu 6: Ghi lại tên sự vật được so sánh với nhau trong câu sau: “Hoa nở đầy, trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ.” Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với từ “lười biếng” và đặt một câu với từ vừa tìm được. Câu 8: Với mỗi từ ngữ dưới đây, em hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa - Cái trống trường: - Cây bàng: - Cây dừa : -Con Voi: .
  11. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN TOÁN Câu 1: Số bò nhiều hơn số trâu là 28 con. Biết rằng số trâu là 7 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò? . . Câu 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 240m, chiều rộng là 105m. Tính chu vi hình chữ nhật. . . Câu 3:Một cửa hàng có 453 kg gạo, đã bán được 1/3 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo? . . . Câu 4: 1 giờ có 60 phút. Hỏi 9 giờ có bao nhiêu phút ? . . Câu 5: Tính chu vi hình chữ nhật biết chiều rộng là 157 cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. . .
  12. Câu 6: Tổ Một trồng được 252 cây, tổ Hai trồng gấp 3 lần tổ Một, tổ Ba trồng bằng ½ tổ Hai. Hỏi cả ba tổ trồng được tất cả bao nhiêu cây? . . . . Câu 7: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 725 m. Chiều rộng bằng 1/5 chiều dài. Tính chu vi của mảnh đất đó? . . Câu 8: Bể 832l nước. Đã xả đi 1/4 số nước trong bể. Hỏi bể còn bao nhiêu lít nước? . . Câu 9: Buổi sáng cửa hàng gạo của bà Ba bán được 426 kg gạo, buổi chiều số gạo bán được giảm 3 lần so với buổi sáng. Hỏi cả ngày cửa hàng bà Ba bán được bao nhiêu gạo? . . Câu 10: Một cửa hàng có 4628m vải. Ngày thứ nhất bán được 2547m vải. Ngày thứ hai bán được ít hơn ngày thứ nhất 1100m vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải? . .
  13. Câu 11: Trong kho có 9576 kg thóc. Buổi sáng chuyển đi 3500kg, buổi chiều chuyển nhiều hơn buổi sáng 1610 kg. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki – lô – gam thóc? . . Câu 12: Tính chu vi của hình chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 80cm. . . Câu 13 : Cô Hồng có 738 quả trứng gà. Cô đã bán đi 1/6 số trứng đó. Hỏi cô còn bao nhiêu quả trứng gà? . . Câu 14: Trong làn có 258 quả cam, số quýt gấp 3 lần số cam. Hỏi số quýt nhiều hơn số cam bao nhiêu quả? . . Câu 15: Tính độ dài cạnh của một hình vuông có chu vi là 824m. .
  14. 1 Câu 16: Có 816m vải đỏ, số vải xanh bằng số vải đỏ,số vải vàng gấp 2 lần vải xanh. 3 Hỏi có tất cả bao nhiêu mét vải ? . . Câu 17: An nghĩ ra một số, nếu lấy số đó chia cho 5 thì được thương là 145 và số dư là số dư lớn nhất. Hãy tìm số đó. . . . Câu 18: Tính tổng của số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau và số lớn nhất có ba chữ số. . . Câu 19: Tìm hiệu của số lớn nhất có 4 chữ số và số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau. . . Câu 20: Viết tất cả các số có 4 chữ số mà tổng các chữ số là 3. .