Kế hoạch ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

docx 5 trang thungat 2690
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_on_tap_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc.docx

Nội dung text: Kế hoạch ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

  1. Trường THCS Thanh Am KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2017-2018 Môn: GDCD 7 I. Hệ thống bài học - Bài 2: Trung thực - Bài 4: Đạo đức kỉ luật - Bài 5: Yêu thương con người - Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Bài 7: Đoàn kết, tương trợ. - Bài 8: Khoan dung - Bài chủ đề: Truyền thống gia đình. II. Yêu cầu cần đạt - Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của đoàn kết tương trợ, khoan dung, yêu thương con người - Xác định tiêu chuẩn của gia đình văn hóa, trách nhiệm của bản thân góp phần xây dựng truyền thống gia đình. III. Câu hỏi cụ thể Câu 1. Sống giản dị. - Thế nào là sống giản dị? ý nghĩa? Câu 2. Trung thực. - Trung thực là gì? Người sống trung thực sẽ đem lại điều gì? - Muốn trở thành người trung thực chúng ta phải làm gì? Câu 3. Tự trọng. - Tự trọng là gì? ý nghĩa của lòng tự trọng? Câu 4. Đạo đức và kỉ luật. - Thế nào là đạo đức và kỉ luật? - Kể 4 biểu hiện của đạo đức kỉ luật mà em biết? Câu 5. Yêu thương con người. - Thế nào là yêu thương con người? ý nghĩa? - Hãy kể một tấm gương thể hiện lòng yêu thương con người mà em biết? Câu 6. Tôn sư trọng đạo. - Tôn sư trọng đạo là gì? Em đã làm gì để thể hiện mình là người biết tôn sư trọng đạo? - Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 8 câu kể về người thầy cô giáo mà em yêu quý nhất? Câu 7. Đoàn kết tương trợ. - Thế nào là đoàn kết tương trợ? ý nghĩa? - Em hãy kể một số phong trào thể hiện tình đoàn kết tương trợ ở trường lớp hoặc ở địa phương em? Câu 8. Khoan dung. - Khoan dung là gì? Vì sao chúng ta phải sống khoan dung? - Em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người biết sống khoan dung? Câu 9. Chủ đề: Truyền thống gia đình - Nêu những tiêu chuẩn của gia đình văn hoá? Tính đến năm 2017, gia đình em đã được công nhận là gia đình văn hóa chưa? Hãy nêu trách nhiệm của bản thân đối với việc xây dựng gia đình văn hóa?
  2. Câu 10. Một số bài tập tình huống: a. Bố T là công nhân khuân vác, công việc rất nặng nhọc, nhưng không bao giờ nghe bố than thở. Bố muốn T được học hành nên người. Chiều qua, khi cùng các bạn đến thăm cô giáo bị ốm, gặp bố nghe bố gọi rối rít, T giả như không nghe thấy gì. Tối hôm ấy, bố rất buồn bã. Sự im lặng của bố làm tim T thắt lại, T biết mình xúc phạm đến bố. Trước giọt nước mắt ân hận của con, bố chỉ nhẹ nhàng nói “ Lần sau con đừng như thế nữa nhé, lao động chân chính thì không có gì là xấu con ạ!”. Em nghĩ gì về thái độ của T và bố bạn ấy? Nếu em là T em sẽ làm như thế nào? b.D là một cậu bé đã từng phạm tội gây rối trật tự công cộng và trở về từ trường giáo dưỡng sau 6 tháng học tập ở đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước. Nhưng nhiều người trong khu phó vẫn cấm con em mình chơi với D vì họ cho rằng D là thằng hư hỏng. Trong tình huống này ai là người bị đối xử thiếu khoan dung? Người đó sẽ cảm thấy thế nào? Nguyên nhân của sự thiếu khoan dung trong tình huống trên? Nếu em là D em sẽ làm làm gì? Ban Giám Hiệu Tổ - nhóm CM Người lập Lê Thị Ngọc Anh Hoàng Thị Lệ Phan Thị Thùy Dung
  3. Trường THCS Thanh Am HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2017-2018 Môn: GDCD 7 Câu 1: - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân ,gia đình và xã hội. - Ý nghĩa: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần thiết của mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Câu 2: - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. - Người sống trung thực sẽ được mọi người kính trọng và tin cậy, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. - Muốn trở thành người trung thực cầnsống ngay thẳng thật thà dũng cảm, trung thực sẽ không sợ kẻ xấu không sợ thất bại. Câu 3: - Tự trọng làbiết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội. - Ý nghĩa:Là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và được mọi người tôn trọng quý mến. Câu 4: - Đạo đức:Quy định, chuẩn mực ứng xử con người với con người, với công việc với tự nhiên và môi trường sống. - Kỉ luật:Quy định chung của tập thể, xã hội, mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định - Biểu hiện: Đi học đúng giờ, chấp hành an toàn giao thông, đoàn kết giúp đỡ mọi người. Câu 5: - Yêu thương con người:Quan tâm giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp, giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. - Tấm gương yêu thương con người: Bác Hồ, Võ Nguyên Giáp, Câu 6: - Tôn sư trọng đạo: - Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Hình thức: Đoạn văn từ 5- 8 câu, cách trình bày, chính tả + Nội dung: tùy theo cách trình bày của HS cần đảm bảo được nội dung chính kể về thầy cô giáo mà em yêu quý nhất. Câu 7: - Khái niệm đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. - Ca dao tục ngữ: “đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công” “ Một cây làm chẳng nên non
  4. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Việc làm cụ thể: giúp đỡ các bạn học kém trong lớp, cùng làng xóm quét dọn đường làng Câu 8: - Khái niệm khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và biết sửa chữa lỗi lầm. - Ca dao tực ngữ: “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” - Việc làm cụ thể: biết lắng nghê để hiểu người khác, biết tha thứ cho người khác, không chấp nhặt, không thô bạo Câu 9: - Tiêu chuẩn của gia đình văn hóa: xây dựng kế hoach hoá gia đình, xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc sinh hoạt văn hoá lành mạnh, đoàn kết với cộng đồng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân - Trách nhiệm của bản thân với truyền thống gia đình: sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị, kính trọng, giúp đỡông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi , tránh xa các tệ nạn xã hội, không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. Câu 10: Bài tập tình huống: a. Thái độ của T: T giả vờ như không thấy bố mình, T đã coi thường nghề nghiệp của bố mình sau đó T đã ân hận về việc làm của mình.Thái độ của bố T: im lặng và rất buồn, trươcs sựân hận của con trai bố T đã nhẹ nhàng nói: “ Lần sau con đừng làm như thế ”  Bố của T là người có lòng khoan dung (vì đã tha thứ cho con khi con nhận ra lỗi lầm). - HS tự liên hệ bản thân: Nếu là T em sẽ xin lỗi bố của mình và rút kinh nghiệm cho bản thân. b. Người bịđối xử thiếu khoan dung là bạn D. D sẽ thấy buồn và có cảm giác mình bị xa lánh, hắt hủi.Nguyên nhân của sự thiếu khoan dung là do thiếu hiểu biết của mọi người. - HS tự liên hệ bản thân: Nếu là D em sẽ làm nhiều việc tốt và luôn giúp dỡ mọi người để chứng tỏ bản thân mình. Ban Giám Hiệu Tổ - nhóm CM Người lập Lê Thị Ngọc Anh Hoàng Thị Lệ Phan Thị Thùy Dung