Nội dung ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019

doc 4 trang thungat 2760
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc.doc

Nội dung text: Nội dung ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN GDCD - LỚP 7 A. HỆ THỐNG BÀI HỌC: 1. Tôn sư trọng đạo 2. Khoan dung 3. Yêu thương con người 4. Tự trọng 5. Đoàn kết tương trợ B. BÀI TẬP 1. Bài tập sau mỗi bài học trong SGK 2. Tìm được những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn liên quan đến bài học. 3. Biết liên hệ thực tế để giải quyết được những tình huống trong thực tế liên quan đến bài học. C. MỘT SỐ CÂU HỎI CỤ THỂ: Câu 1: Em hiểu thế nào là Tôn sư trọng đạo? Câu 2: Nêu những đặc điểm của lòng khoan dung? Câu 3: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình thương yêu của con người đối với con người? Câu 4: Em hãy tìm một số câu thơ, ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng của con người? Câu 5: Em sẽ ứng xử thế nào trong các tình huống sau? Vì sao? a/ Bạn A làm dây mực ra chiếc áo mới mà em rất thích. b/ Bạn B bị điểm kém, liền vò nát bài kiểm tra và đút vào ngăn bàn. c/ Một bạn ở tổ em bị ốm nặng, phải nghỉ học. d/ Bạn A nhà rất nghèo, không có đủ điều kiện học tập. e/ Khi có khuyết điểm và bị nhắc nhở, bạn B luôn nhận lỗi, nhưng không bao giờ sửa lỗi. f/ Có hai bạn ở lớp em cãi nhau và giận nhau.
  2. BGH DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI LÀM ĐỀ CƯƠNG Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Đặng Sỹ Đức
  3. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN GDCD - LỚP 7 Câu 1 - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy giáo, cô giáo đã dạy mình), ở mọi lúc mọi nơi; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. - Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy. Câu 2 - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Câu 3 - Thương người như thể thương thân - Lá lành đùm lá rách - Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. - Một con ngựa đau cả tàu bỏ (không ăn) cỏ. - Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. v v Câu 4 - Chết vinh còn hơn sống nhục - Chết đứng còn hơn sống quỳ - Đói cho sạch rách cho thơm - Giấy rách phải giữ lấy lề - Cọp chết để da, người chết để tiếng. - Puskin: “Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Câu 5 a/ Bạn A làm dây mực ra chiếc áo mới mà em rất thích. => Thể hiện lòng khoan dung: Tha thứ cho bạn. Sau đó nhắc nhở bạn cẩn thận hơn, vì đây là chiếc áo mà mình rất thích.
  4. b/ Bạn B bị điểm kém, liền vò nát bài kiểm tra và đút vào ngăn bàn. => Khẳng định bạn B không tôn trọng giáo viên (không có tinh thần tôn sư trọng đạo), nhắc nhở bạn cất bài kiểm tra vào túi và không tái phạm hành động này. c/ Một bạn ở tổ em bị ốm nặng, phải nghỉ học. => Đến thăm bạn và cùng các bạn trong tổ giúp bạn ghi chép bài. d/ Bạn A nhà rất nghèo, không có đủ điều kiện học tập. => Báo cáo với GVCN và ban CMHS để có cách thức phù hợp để hỗ trợ bạn A. Cùng với các bạn quyên góp đồ dùng học tập, sách vở để giúp đỡ bạn. e/ Khi có khuyết điểm và bị nhắc nhở, bạn B luôn nhận lỗi, nhưng không bao giờ sửa lỗi. => Khẳng định bạn B làm như vậy là thiếu tự trọng. Nhắc nhở bạn, người có lòng tự trọng thì biết sai phải sửa sai. f/ Có hai bạn ở lớp em cãi nhau và giận nhau. => Phải đứng ra can ngăn, hoà giải, khuyên các bạn không nên cãi nhau, giận nhau. BGH DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI LÀM ĐỀ CƯƠNG Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Đặng Sỹ Đức