Nội dung ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- noi_dung_on_tap_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2018_2019.docx
Nội dung text: Nội dung ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am
- TRƯỜNG THCS THANH AM NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2018-2019 MÔN LỊCH SỬ 8 I. Hệ thống bài học: - Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). - Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921) - Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941). - Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). - Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). - Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). II. Yêu cầu cần đạt: - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga. - Chính sách kinh tế mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. - Tình hình kinh tế, xã hội của các nước châu Âu, Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Trình bày, diễn đạt, nhận xét, liên hệ thực tế các sự kiện lịch sử. - Khuyến khích tự học, tự khai thác tư liệu trên các kênh thông tin hiện đại. - Rút ra được bài học ý nghĩa lịch sử. III. Câu hỏi cụ thể. Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Câu 2: Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Câu 3: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 4: Hãy nêu nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên xô (1921 - 1925) . Câu 5: a. So sánh tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. b. Các nước đã có biện pháp gì để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? c. Từ tình hình các nước Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh, theo em đất nước ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển đất nước? BGH Tổ, nhóm CM Người lập Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Hoàng Đan Nguyễn Thị Thu Huyền