Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm địa hình Việt Nam

doc 12 trang thungat 3970
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm địa hình Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_dia_ly_lop_8_dac_diem_dia_hinh_viet_nam.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm địa hình Việt Nam

  1. 4 Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam 1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. a. Đồi núi - Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, + Địa hình dưới 1000m: chiếm trong đó chủ yếu là đồi núi thấp. 85%. + Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1% Cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m - Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông, kéo dài 1400 km, từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ. - Nhiều vùng núi lan ra sát biển phá Vd: Đèo ngang, dãy Bạch Mã (Đèo vỡ tính liên tục của các dải đồng bằng Hải Vân), Đèo cả (Phú yên-Khánh ven biển nước ta. Hòa) - Nhiều vùng núi bị biển nhấn chìm Vd: Vùng biển Hạ Long (Quảng thành các quần đảo. Ninh) trong vịnh Bắc Bộ. b. Đồng - Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách bằng thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung. 2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho Vd: địa hình nước ta nâng cao và phân thành - Các vùng núi cao: vùng Tây Bắc. nhiều bậc kế tiếp nhau: + đồi núi, + đồng - Các cao nguyên badan: Tây Nguyên bằng, + thềm lục địa . . . - Các đồng bằng trẻ: ĐBSH, ĐBSCL - Trong từng bậc địa hình lớn như đồi Vd: núi, đồng bằng, bờ biển còn có các bậc địa + các bề mặt sang bằng. hình nhỏ. + các cao nguyên xếp tầng + các bậc thềm sông + các bậc thềm biển - Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu tây bắc- đông nam và vòng cung. - Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam và được thể hiện qua hướng chảy của các dòng sông lớn. 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. a. Địa hình - Do hoạt động + Trong môi trường nóng, ẩm, gió mùa, đất đai bị nước ta ngoại lực của phong hóa mạnh mẽ. mang tính khí hậu, của + Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chất nhiệt dòng nước chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn, bồi đới gió mùa tụ các đồng bằng. + Tạo nên các dạng địa hình độc đáo như địa hình Cacxtơ nhiệt đới (Động Phong Nha – Quảng Bình). CaCO3 + H2CO3 => Ca(HCO3)2 b. Địa hình - Tác động trực thường xuyên tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê, nước ta tiếp: đập, kênh, rạch, hồ chứa nước chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Tác động gián chặt phá rừng lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy, xây dựng tiếp: các công trình cũng là nguyên nhân làm địa hình biến đổi mạnh mẽ. 1
  2. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ? Chứng minh ? a ) Cùng với Tân kiến tạo , hoạt động ngoại lực của khí hậu,của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành và biến đổi địa hình của nước ta b ) Chứng minh : - Môi trường nóng ẩm , gió mùa làm cho đất đá bị phong hoá mạnh mẽ . - Mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn , cắt xẻ , xâm thực các khối núi lớn . - Nước mưa hoà tan đá vôi tạo nên địa hình cacxtơ nhiệt đới. - Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi tạo nên những hang động rộng lớn , kì vĩ và phổ biến ở Việt Nam. - Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều : công trình kiến trúc đô thị , hầm mỏ , giao thông , đê , đập , kênh rạch , hồ chứa nước . 2
  3. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu - Địa hình làm khí hậu phân hóa mạnh mẽ theo không gian tạo ra các miền khí hậu khác nhau trên toàn quốc. (Phân hóa theo đai cao, phân hóa theo chiều bắc - nam, chiều đông- tây) 3
  4. Giải thích sự hình thành các dạng địa hình: a, Địa hình cacxtơ - Nước mưa có thành phần CO2, khi tác dụng với đá vôi gây phản ứng hoà tan đá CACO3 + H2CO3 => Ca(HCO3)2 Vì vậy bên trên núi đá vôi lởm chởm, sắc nhọn, bên trong có các hang động, thạch nhũ rất đẹp b, Địa hình cao nguyên bazan Vào giai đoạn Tân sinh, vận động tạo núi làm đứt gãy địa hình, dung nham núi lữa phun theo các đứt gãy, tạo ta các cao nguyên bazan ở Tây Nguyên, Nghệ An c, Địa hình đồng bằng phù sa mới: Tân kiến tạo gây ra các sụt lún, sau đó được sông ngòi mang vật liệu, phù sa tới bồi đắp mà thành. d, Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa - Đê sông chủ yếu ở dọc 2 bờ sông Hồng, sông Thái Bình do nhân dân đắp để chống lũ lụt. - Đê biển: đắp ven biển chống thuỷ triều, ngăn mặn. - Hồ chứa: Đắp đập ngăn sông, suối để làm thuỷ lợi và thuỷ điện. 4
  5. Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực ? Trình bày đặc điểm chính của từng khu vực địa hình. Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực : Khu vực đồi núi , Khu vực Đồng Bằng , Địa hình bờ biển và thềm lục địa. a ) Khu vực đồi núi : gồm : 4 vùng - Vùng núi Đông Bắc : là vùng đồi núi thấp , có những cánh cung lớn , với địa hình cacxtơ khá phổ biến. - Vùng núi Tây Bắc : là những dải núi cao , sơn nguyên đá vôi hiểm trở và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam . Vùng còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa núi : Mường Thanh , Than Uyên , Nghĩa Lộ - Vùng núi Trường Sơn Bắc : là vùng núi thấp có 2 sườn không đối xứng , sườn Đông hẹp và dốc có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ - Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam : Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ . Nổi bật là các cao nguyên rộng lớn , đất đỏ ba dan , xếp thành từng tầng với độ cao 400m , 800m , 1000m * Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi Trung du Bắc bộ phần lớn là những thềm phù sa cổ có nơi cao 200m , mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng . b ) Khu vực Đồng Bằng : Gồm : + Đồng bằng phù sa châu thổ hạ lưu các sông lớn . - Lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long diện tích khoảng 40.000km2. - Đồng bằng sông Hồng : 15.000km2 . - Đồng bằng duyên hải Trung Bộ dài , hẹp , kém phì nhiêu , chia thành nhiều đồng bằng nhỏ , tổng diện tích khoảng 15.000km2 c ) Địa hình bờ biển và thềm lục địa : - Địa hình bờ biển : Có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn chân núi và hải đảo . - Thềm lục địa: Mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100 m. 5
  6. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH (3 khu vực) 1. Khu vực đồi núi Vùng núi Vị trí: Đặc điểm nổi bật của địa hình a. Đông Vị trí: Nằm ở - Vùng đồi núi thấp. Bắc bên trái sông Hồng theo + Có nhiều cách cung núi lớn Vd: CC Sông Gâm, hướng chảy, từ CC Ngân Sơn, CC dãy núi Con Voi Bắc Sơn, CC Đông đến vùng đồi Triều. núi ven biển + vùng đồi (trung du) phát triển rộng. Quảng Ninh. + Địa hình Các-xtơ khá phổ biến. - có các cảnh quan đẹp như Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể. b. Tây Bắc Vị trí: Nằm - Là vùng núi cao. Vd: Hoàng Liên giữa s. Hồng & Sơn.(3143 m) s. Cả - có các cao nguyên đá vôi hiểm trở, chạy theo hướng TB-ĐN. - Có các đồng bằng nhỏ nằm giữa vùng núi Vd: ĐB Mường cao. Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ. c. Trường Vị trí: Từ phía - Là vùng đồi núi thấp, có hai sườn không đối xứng. Sơn Bắc Nam s. Cả tới + Sườn Đông Trường sơn hẹp, dốc, có nhiều Vd: Dãy Hoành Sơn dãy núi Bạch nhánh núi nằm ngang, ăn sát ra biển, chia cắt (đèo ngang); Dãy Mã ( 600 km) đồng bằng duyên hải Trung Bộ. Bạch Mã (đèo Hải Vân) d. Vùng - dãy núi Bạch - Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Núi và cao MãĐNB) - Địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng Vd: CN Kon Tum, nguyên lớn, mặt phủ đất đỏ ba dan dày. xếp thành PlâyKu, Đắk Trường từng tầng với độ cao 400m , 800m , 1000m. Lắk, Di Linh. Sơn Nam e. Địa hình Đông Nam Bộ - Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi Trung du Bắc chuyển tiếp và vùng đồi bộ phần lớn là những thềm phù sa cổ có nơi cao 200m , mang tính giữa miền Trung du Bắc chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng . núi và bộ đồng bằng. 2. Khu vực đồng bằng a. Đồng bằng châu thổ - ĐB sông 15.000km2 Đất có độ phì nhiêu màu mỡ hạ lưu các sông lớn Hồng cao. - ĐB sông 40.000km2 Cửu Long b. Đồng bằng duyên hải 15.000km2 dài , hẹp , kém phì nhiêu , chia Trung Bộ. thành nhiều đồng bằng nhỏ. 3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa : a. Địa hình bờ biển. Có 2 dạng chính: + bờ biển bồi tụ Vd: Bờ biển tại các châu thổ S. Hồng, S. Cửu Long. Có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển. + bờ biển mài mòn Vd: Bờ biển từ Đà Nẵng đến vũng tàu; có chân núi và hải đảo nhiều vũng, vịnh nước sâu. b. thềm lục địa - Mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100 m. 6
  7. So sánh địa hình vùng Tây Bắc và Đông Bắc? Nội dung Tây Bắc Đông Bắc 1. Vị trí - Hữu ngạn sông Hồng cho tới - Tả ngạn sông Hồng thượng nguồn sông Cả 2. Độ cao - Núi trung bình và cao. - Núi thấp và trung bình 3. Hướng -Tây bắc –đông nam - Vòng cung ( đông bắc- tây nam) 4. Địa chất - Chủ yếu là đá vôi. - Chủ yếu là đá vôi 5. Các yếu tố khác - Gồm dãy Hoàng Liên Sơn,các - Có 4 cánh cung: Đông dãy núi biên giới và các sơn Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, nguyên đá vôi Sông Gâm. - Có nhiều các đồng bằng thung - ít có các đồng bằng thung lũng : Mường Thanh, Nghĩa lũng. Lộ,Than Uyên. 7
  8. So sánh địa hình châu thổ sông Hồng giống và khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào? a ) Giống : Cả 2 đồng bằng đều là vùng sụt võng được phù sa của 2 con sông : sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp trong giai đoạn Tân kiến tạo . b ) Khác : ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỒNG BẰNG S. CỬU LONG Diện tích 15 000 km2 40 000 km2 Độ cao Trung bình 10m – 20m so với mực Trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. nước biển Đặc điểm - Có hệ thống đê sông lớn chống lũ - Không có hệ thống đê lớn để dài trên 2700km. ngăn lũ. - Có những ô trũng trong đê - Mùa lũ nhiều vùng đất trũng không được bồi đắp tự nhiên hằng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó năm. thoát nước. 8
  9. Cho biết đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung? a. Đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung. - Các đồng bằng duyên hải miền Trung là những đồng bằng nhỏ, hẹp, kém phì nhiêu. - Tổng diện tích các đồng bằng khoảng 15.000 km2, lớn nhất là đồng bằng Thanh Hoá ( 3100 km2 ). b. Giải thích - Do lãnh thổ miền Trung là nơi nhỏ hẹp nhất nước ta và có các dãy núi đâm ngang ra sát biển chia cắt các đồng bằng nên các đồng bằng ở đây nhỏ hẹp. - Các đồng bằng ở đây kém phì nhiêu vì các sông ở đây đều là những sông ngắn và dốc nên lượng phù sa bồi đắp không được nhiều. 9
  10. Địa hình đã vôi tập trung nhiều ở miền nào ? Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào ? Nguyên nhân hình thành đồng bằng phù sa châu thổ? Trả lời : - Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền núi phía Bắc ( vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc ). - Địa hình cao nguyên badan tập trung nhiều ở vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam. - Nguyên nhân hình thành đồng bằng phù sa châu thổ : + Trong giai đoạn Tân kiến tạo , hoạt động địa chất tạo những vùng sụt võng lớn . + Phù sa của các hệ thống sông bồi đắp vùng trũng tạo đồng bằng phù sa trẻ. 10
  11. Nêu các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đến việc phát triển kinh tế, xã hội nước ta. * Các thế mạnh của thiên nhiên khu vực đồi núi. - Là khu vực tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp đa ngành (dẫn chứng) - Rừng và đất trồng tạo cơ sở phát triển nền nông – lâm nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng) - Các con sông có tiềm năng thủy điện lớn (dẫn chứng) - Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch (dẫn chứng) * Các hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi. - Địa hình bị chia cắt, nhiều sông suối, sườn dốc gây khó khăn cho việc phát triển giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Mưa nhiều, độ dốc lớn nên hay xảy ra các thiên tai như lũ quét, xói mòn, lũ nguồn, trượt lở đất ). - Có nguy cơ động đất cao tại các đứt gãy sâu. - Nhiều thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư. 11
  12. Nêu các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng đến việc phát triển kinh tế, xã hội nước ta. - Các thế mạnh: + là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản mà nông sản chính là gạo. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác: như thủy sản, khoáng sản + Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. + Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. - Hạn chế: các thiên tai như: Bão, lụt, hạn hán, thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. 12