Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

doc 6 trang thungat 4520
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm sông ngòi Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_dia_ly_lop_8_dac_diem_song_ngoi_viet_nam.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Địa lý Lớp 8 - Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

  1. 6 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.Theo thống kê nước ta có khoảng 2360 con sông trong đó 93% là các sông nhỏ, ngắn và dốc. - Nguyên nhân: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa lớn quanh năm nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông nhiều nước quanh năm. Mặt khác, lãnh thổ hẹp ngang, địa hình ¾ là đồi núi, địa hình nghiêng và thấp dần theo hướng Tây Bắc -Đông Nam, có nhiều dẫy núi ăn ra sát biển . Nên sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc. b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hương chính là tây bắc – đông nam và vòng cung. - Nguyên nhân: Do địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là hướng tây bắc – đông nam và vòng cung. Hướng địa hình quy định hướng đổ của các dòng sông. c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. -Nguyên nhân: Khí hậu nước ta có hai mùa: mùa mưa(mùa gió Tây Nam, Đông Nam), mùa khô(mùa gío Đông bắc). d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. -Nguyên nhân. Địa hình nhiều đồi núi, khí hậu phân hóa theo mùa, mùa mưa lượng nước tập trung lớn bào mòn, rửa trôi,xâm thực cắt xe địa hình,cuốn theo một khối lượng vật liệu lớn bồi đắp phần hạ nguồn các dòng sông, tạo ra các đồng bằng phù sa màu mỡ. 1
  2. “Sông ngòi là sản phẩm của địa hình và khí hậu”. Qua đặc điểm sông ngòi Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận định trên ? a. “Sông ngòi là sản phẩm của địa hình và khí hậu” Địa hình và khí hậu là các nhân tố tự nhiên cơ bản tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đặc điểm sông ngòi. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam đã phản ánh rõ nét tác động của địa hình và khí hậu: * Tác động của địa hình: - Địa hình hẹp ngang nên Việt Nam có nhiều sông nhỏ, ngắn (điển hình là hệ thống sông ngòi miền Trung) - Địa hình Việt Nam ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi nên sông dốc nhiều thác ghềnh. - Địa hình Việt Nam chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung nên sông ngòi Việt Nam có hướng chảy chủ yếu là hai hướng trên. * Tác động của khí hậu: - Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn nên Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước. - Chế độ mưa phân theo mùa nên chế độ nước sông ngòi Việt Nam cũng được phân theo mùa . Sông có một mùa lũ, trùng với mùa mưa nhiều và một mùa cạn trùng với mùa khô. - Mưa lớn tập trung theo mùa, địa hình ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi nên địa hình bị xói mòn mạnh dẫn đến sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. 2
  3. Sông ngòi nước ta đem lại những giá trị gì cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người? Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm ? Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì ? a. Giá trị của sông ngòi - Phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; - Cung cấp phù sa tăng độ phù cho đất; - Khai thác, nuôi trồng thủy sản; - Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, thủy năng cho ngành thủy điện; - Phục vụ giao thông đường thủy nội địa; Du lịch - Cung cấp nước cho sinh hoạt. b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm do. + Rác thải, nước thải các khu dân cư, các đô thị + Chất thải công nghiệp, ghe tàu + Dư lượng hoá chất, phân bón trong nông nghiệp + Đánh bắt thuỷ sản bằng chất độc - Rừng cây đầu nguồn bị chặt phá , nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông c. Các biện pháp. + Bảo vệ rừng đầu nguồn Xử lí tốt các nguồn rác, chất thải sinh hoạt và công nghiệp, dịch vụ Bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi + Xây dựng các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện : tạo ra các hồ chứa nước lớn vừa có giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi, du lịch, nuôi thuỷ sản vứa có điều hoà dòng chảy sông ngòi, giảm bớt lũ lụt. + Sử dụng nguồn nước ngọt của sông ngòi để tăng vụ, thau chua, rửa mặn. Khai thác nước mặt để nuôI thuỷ sản. + Tận dụng nguồn phù sa để tăng năng suất cây trồng. + Đánh bắt thuỷ sản, nạo vét lòng sông, cải tạo dòng chảy để phát triển giao thông đường sông. 3
  4. Những thuận lợi khó khăn của sông ngòi đối với đời sống sản xuất. - Thuận lợi: về giao thông vận tải, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, bồi tụ phù sa, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, phát triển thủy điện,thủy lợi, du lịch sinh thái, điều hoa khí hậu, thau chua rửa mặn đất đồng bằng - Khó khăn: gây lũ lụt, sạt lở, gây thiệt hạ cho người và của, gây ách tắc giao thông khi tới mùa lũ, gây dịch bệnh 4
  5. Trình bày những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long. Mùa lũ ở sông Mê Công từ tháng 7 đến tháng 11, đỉnh lũ là tháng 10. Lũ đem lại cho đồng bằng những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. a. Thuận lợi - Lũ mang phù sa bồi lấp cho đồng bằng, làm đất đai đồng bằng thêm màu mỡ. - Lũ rửa sạch đồng bằng hành năm, tiêu diệt các loài sâu bọ , chuột phá hại mùa màng - Lũ cũng rửa phèn, mặn cho đồng bằng, thu hẹp diện tích đất phèn ở các vùng trũng. - Lũ đem về cho đồng bằng một lượng tôm cá rất lớn. b. Khó khăn - Lũ làm ngập một diên tích lớn đồng bằng không thể sản xuất được, khó khăn cho sinh hoạt. - Lũ làm cho giao thông khó khăn. - Lũ phá hoại các công trình công cộng, nguy hiểm đến tính mạng con người. 5
  6. Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Giải thích tại sao chế độ nước sông ngòi nước ta lại có sự khác nhau? Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ Gồm: sông Hồng, sông Thái Hệ thống sông mã, sông Hệ thống sông Đồng Bình, sông Kỳ cùng – Cả, sông Thu Bồn, sông Nai , hệ thống sông Mê Bằng Giang. Ba (Đà rằng). Công (S. Cửu Long) Hệ - Hệ thống sông Hồng Hệ thống sông mã, sông Hệ thống sông Đồng thống (sông Hồng (còn gọi là S. Cả, sông Thu Bồn, sông Nai , hệ thống sông Mê sông Thao), sông lô, sông Đà), Ba (Đà rằng). Công (S. Cửu Long) tiêu hợp lưu ở gần Việt Trì). biểu Hình dạng nan quạt, có đỉnh ở - Dạng lông chim hoặc Tam giác có đáy ở hạ dạng hạ lưu. nhánh cây. lưu Mùa 6,7,8,9,10 - 9,10,11,12. - 7,8,9,10,11 lũ Chế - Thất thường. - Chế độ nước rất thất - khá điều hoà độ - Lũ tập trung nhanh và thường. - Lũ lên chậm, rút chậm nước kéo dài. - Lũ đột ngột, lên nhanh, - Nguyên nhân: Lòng Nguyên nhân: - Trung và rút nhanh. sông rộng, sâu, độ dốc thượng lưu có độ dốc lớn. - Nguyên nhân: Các sông nhỏ, đổ ra biển bằng - dạng nan quạt, có đỉnh ở ở Trung Bộ bắt nguồn từ chín cửa. hạ lưu. sườn phía đông dãy núi Trường Sơn . Dãy núi này ăn lan ra sát biển , sườn dốc do đó sông ở Trung Bộ ngắn và dốc nên vào mùa mưa bão , lũ lên rất nhanh và đột ngột. Thuận - Có hàm lượng phù sa cao - Có giá trị lớn về giao lợi nhất, trữ năng thuỷ điện thông lớn nhất trong các hệ thống sông ở nước ta. Cách - Đê lớn được đắp dọc theo - Chỉ đắp đê bao hạn phòng sông. chế lũ nhỏ. chống - Xã lũ theo sông nhánh ra - Tiêu lũ ra vùng biển lũ vịnh Bắc Bộ hay cho vào phía Tây Nam. các ô trũng đã chuẩn bị - Sống chung với lũ như hoặc bơm nước từ đồng làm nhà nổi , làng nổi. ruộng ra sông. - Xây dựng làng mạc ở các vùng đất cao hạn chế tác động của lũ. Do: Khác nhau về địa hình, hình dạng lãnh thổ, khí hậu- chế độ mưa, diện tích, thực vật, hồ, đầm và nhân tố con người. 6