Tài liệu đề ôn tập giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5

pdf 14 trang thungat 8100
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu đề ôn tập giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_de_on_tap_giua_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5.pdf

Nội dung text: Tài liệu đề ôn tập giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. TRANG MỤC LỤC BÀI TẬP ĐÁP ÁN 10 ĐỀ ÔN GIỮA KÌ I ĐỀ 1 5 131 ĐỀ 2 9 133 ĐỀ 3 13 136 ĐỀ 4 17 138 ĐỀ 5 21 140 ĐỀ 6 25 143 ĐỀ 7 29 145 ĐỀ 8 33 147 ĐỀ 9 37 149 ĐỀ 10 41 151 20 ĐỀ ÔN CUỐI KÌ I ĐỀ 1 45 152 ĐỀ 2 49 154 ĐỀ 3 53 156 ĐỀ 4 57 157 ĐỀ 5 61 159 ĐỀ 6 66 166 ĐỀ 7 70 173 ĐỀ 8 74 179 ĐỀ 9 79 185 ĐỀ 10 84 189 ĐỀ 11 89 191 ĐỀ 12 93 197 ĐỀ 13 97 198 ĐỀ 14 102 198 ĐỀ 15 107 198 ĐỀ 16 111 203 ĐỀ 17 115 206 ĐỀ 18 120 210 ĐỀ 19 124 214 ĐỀ 20 128 217 Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 1
  2. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ 4 A. KIỂM TRA ĐỌC A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng( 3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho ngƣời lớn nhƣ: "Tứ thƣ", "Ngũ kinh". Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu đƣợc nhiều điều. Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thƣ, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hƣơng đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm ngƣời có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hƣơng đất nƣớc đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chƣơng làm con đƣờng tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hƣơng, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. Theo Trần Viết Lƣu Câu 1: ( 0,5-M1 đ) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học. A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu đƣợc nhiều điều. B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ ngƣời thân C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho ngƣời lớn nhƣ: "Tứ Thƣ", "Ngũ kinh" D. Trong lúc quê hƣơng đất nƣớc đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chƣơng làm con đƣờng tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Câu 2: ( 0,5 – M2 đ) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? A. Học từ cuộc sống thiên nhiên. B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hƣơng. C. Học từ ngƣời thân nhƣ bố, mẹ D, Học từ những ngƣời bạn trong xóm 2
  3. Câu 3: ( 0,5đ –M3) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? A. Anh Kim Đồng. B. Lê Quí Đôn. C. Cha của Bác Hồ D. Bác Hồ. Câu 4: ( 0,5 đ-M2) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông. B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh. C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát. D. nhỏ nhắn, bé xíu, bao la, mênh mông Câu 5: ( 0,5 đ-M1) Trong câu: "Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều". Từ tiền bối thuộc từ loại: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ Câu 6: ( 1 đ-M2) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì?. Em hãy viết câu trả lời ngắn của mình vào chỗ chấm . Câu 7: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về Nguyễn Sinh Cung? Noi gương Người, em sẽ sống và học tập như thế nào? ( 1 đ-M4) Câu 8: ( 0,5 đ) Câu nào có từ đổ mang nghĩa chuyển? A. Bão to nên nhiều cây bị đổ. B.Mực đổ làm bẩn hết cả bàn. C.Ngƣời đổ ra đƣờng nhƣ đi hội. D.Bé làm đổ nƣớc ra sàn nhà. Câu 9: ( 1 đ) Xác định thành phần câu trong câu sau: Trong im ắng, hƣơng vƣờn thơm thoảng bắt đầu rón rén bƣớc ra, và tung tăng trong ngọn gió, nhảy trên cỏ, trƣờn theo những thân cành. Câu 10: ( 1đ-M4) Ghi lại một thành ngữ nói lên vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên. Viết 1- 2 câu có sử dụng thành ngữ em vừa tìm được 3
  4. B, KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) I. Chính tả ( 2 điểm): Nghe viết Lƣơng Ngọc Quyến (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 17) 4
  5. II. Tập làm văn ( 8đ) Đề bài: Tả cánh đồng quê em vào lúc sáng sớm Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 5
  6. 20 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I ĐỀ 10 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sƣờn núi trƣờn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mƣa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hƣơng vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sƣơng bên sƣờn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nƣớc chỉ còn lại những chú nhện chân dài nhƣ gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngƣợc dòng vƣợt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trƣớc khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhƣng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại nhƣ cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đƣa thân mình, tƣởng nhƣ chúng sinh ra còn là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng. Theo MA VĂN KHÁNG Câu 1 Đoạn văn tả cảnh gì? A. Cảnh giao mùa từ thu sang đông. B. Cảnh mùa đông ở làng Dạ. C. Cảnh đẹp ở miền núi. D. Cảnh mây trời ở miền núi. Câu 2. Điều gì đã “gieo những đợt mƣa bụi” xuống những mái lá chít bạc trắng? A. Mùa đông về. B. Con suối. C. Mây từ trên núi trƣờn xuống. D. Thác nƣớc trắng xóa. Câu 3 Những tàu lá cau đƣợc tác giả so sánh với gì? A. Đuôi chim én. B. Những chú nhện chân dài nhƣ gọng vó. C. Dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. D. Cảnh lao xao trƣớc khi từ giã thân mẹ. 6
  7. Câu 4 Trong đoạn văn trên tác giả đã nhân hoá những sự vật nào? A. hoa cải hƣơng, con suối B. con suối, cây cau C. cây cau, cây cơi. D. Hoa cải hƣơng, cây cau, con suối. Câu 5 Trong câu “Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại sạch sẽ” , từ “thu mình” có thể hiểu là: A. Mùa đông, con suối đã cạn nƣớc. B. Mùa đông, con suối hẹp lại. C. Mùa đông, con suối trở nên khiêm tốn. D. Mùa đông, con suối nhƣ buồn bã hơn. Câu 6 Những từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thực sự”? A. sự thực B. thật sự C. sự thật. D. hiện thực Câu 7. Từ “chúng” trong câu “Nhƣng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại nhƣ cái đuôi én.” chỉ gì? A. hàng cau B. đuôi én C. tàu lá. D. mây núi Câu 8. Có những từ láy nào trong bài văn? A. chốc chốc, ồn ào, quanh co, nhẵn nhụi, sạch sẽ, vui vẻ, lao xao,mềm mại, duyên dáng, đu đƣa, nhẹ nhàng. B. chốc chốc, ồn ào, nhãn nhụi, sạch sẽ, vui vẻ, lao xao, mềm mại, duyên dáng, đu đƣa, thanh tú. C. chốc chốc, ồn ào, quanh co, nhẵn nhụi, sạch sẽ, vui vẻ, lao xao,mềm mại, duyên dáng, đu đƣa, đơn sơ. D. chốc chốc, sạch sẽ, mềm mại, duyên dáng vui vẻ, đu đƣa, nhẹ nhàng, nhẵn nhụi, quanh co. Câu 9 Từ “sƣờn” trong đoạn văn là: A. Từ đồng âm B. Từ đồng nghĩa 7
  8. C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa. Câu 10 Trong câu “Nhƣng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại nhƣ cái đuôi én.” có mấy quan hệ từ? A. Hai quan hệ từ. (Đó là từ ) B. Ba quan hệ từ. (Đó là các từ ) C. Bốn quan hệ từ. (Đó là các từ ) D. Năm quan hệ từ. (Đó là các từ ) Câu 11 Xác định bộ phận câu: “Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.” Chủ ngữ : Vị ngữ : Trạng ngữ : B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn: Kì diệu rừng xanh Nắng trƣa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vƣợn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh nhƣ tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đƣa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trƣớc mắt chúng tôi, lá úa vàng nhƣ cảnh mùa thu. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một ngƣời thân mà em yêu quý. Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 8
  9. ĐỀ 11 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: CÂY LÁ ĐỎ Vƣờn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vƣờn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phƣơng rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên nhƣ một đám lửa. Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe thấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hƣng Yên nhƣng vƣờn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phƣơng biết. Ba hôm sau, Loan nhận đƣợc thƣ của chị Phƣơng : “Chị phải viết thƣ ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé ! Tuy quả nó không ăn đƣợc nhƣng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không ? Chị bạn thân nhất của chị hồi xƣa ấy mà ! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sƣ phạm còn chị Duyên đi thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nƣớc. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hi sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trƣờng, em ạ .” Loan đọc lá thƣ của chị Phƣơng giữa một buổi chiều mƣa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết. Theo TRẦN HOÀI DƢƠNG Câu 1 Cây lá đỏ trồng ở góc vƣờn nhà Loan là do ai đem về ? A. Chị Phƣơng B. Ông của Loan C. Mẹ của Loan D. Chị Duyên Câu 2 Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ ? A. Vì muốn cho đất vƣờn rộng rãi B. Vì muốn có đất trồng cây nhãn C. Vì quả cây lá đỏ không ăn đƣợc D. Vì lá cây chỉ đỏ rực vào dịp Tết 9
  10. Câu 3 Đối với chị Phƣơng, cây lá đỏ có ý nghĩa nhƣ thế nào ? A. Gợi nhớ những ngày ở chiến trƣờng ác liệt nhiều lửa đạn B. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc. C. Gợi nhớ đến chị Phƣơng và tình thầy trò đẹp đẽ thời đi học. D. Gợi nhớ đến chị Duyên và tình bạn đẹp đẽ thời học sinh Câu 4 Vì sao đọc xong thƣ chị Phƣơng, Loan bỗng thấy cây lá đỏ quý hơn giờ hết ? A. Vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây lại đỏ rực nhƣ một đám lửa trông rất đẹp. B. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nghĩ đến kỉ niệm thời học sinh của chị Phƣơng. C. Vì cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp đẽ của chị. D. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nhớ hình ảnh chị Phƣơng đang công tác xa nhà. Câu 5 Dòng nào dƣới đây nêu đúng nghĩa từ kỉ niệm trong cụm từ nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ ? A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua. B. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc diễn ra hằng ngày. C. Vật đƣợc lƣu giữ lại để gợi nhớ những sự việc đang diễn ra. D. Vật đƣợc lƣu giữ lại để gợi nhớ hình ảnh của ngƣời đã khuất. Câu 6 Dòng nào dƣới đây có các từ cây đêu đƣợc dùng theo nghĩa gốc ? A. Cây rau, cây rơm, cây hoa B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả D. Cây mít, cây đàn, cây đèn bàn Câu 7 Hai từ chặt và nắm ở dòng nào dƣới đây đều là động từ ? A. Tên trộm bị trói chặt / nắm lấy sợi dây thừng B. Mẹ chặt thịt gà dƣới bếp / ăn hết một nắm cơm C. Đừng buộc chặt quá / cầm một nắm đất D. Đừng chặt cây lá đỏ / bé nắm chắc tay em Câu 8 Gạch chân các quan hệ từ có trong các câu : Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết. Câu 9 Tìm đại từ trong câu sau: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé ! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó.” Câu 10 Xác định bộ phận CN,VN,TN trong câu sau: “ Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hi sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường.” Chủ ngữ : 10
  11. Vị ngữ : . Trạng ngữ : Câu 11 Hoàn thành các câu thành ngữ sau bằng cách điền vào chỗ chấm các từ ngữ thích hợp. a)Chân .đá b)Nói quên . c) Kẻ ngƣời Câu 12 Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ thắng lợi Đặt câu với từ trái nghĩa vừa tìm đƣợc. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Rừng phƣơng Nam Chim hót líu lo. Nắng bốc hƣơng hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đƣa mùi hƣơng ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lƣng trên gốc cây mục, sắc da lƣng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì bến ra màu xanh lá ngái. Theo Đoàn Giỏi 11
  12. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một cụ già mà em yêu quý, kính trọng 12
  13. Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 13