Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Phần Di truyền học người - Võ Ngọc Mãnh

doc 7 trang thungat 2380
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Phần Di truyền học người - Võ Ngọc Mãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_phan_di_truyen.doc

Nội dung text: Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Phần Di truyền học người - Võ Ngọc Mãnh

  1. Biên Soạn & Sưu Tầm : Võ Ngọc Mãnh – SK14 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam LUYỆN THI THPTQG 2018 BÀI TẬP VẬN DỤNG DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Câu 1: Ở một người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn (a và b) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, khoảng cách di truyền giữa 2 locus là 12cM. Một cặp vợ chồng có vợ bình thường, chồng bị bệnh máu khó đông, bố vợ bị cả 2 bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được một con trai bình thường, một con trai bị cả 2 bệnh, một con trai bị bệnh máu khó đông. Cho các nhận định dưới đây: (1) Cặp vợ chồng này nếu sinh con tiếp theo, xác suất sinh con gái bình thường ở cả 2 tính trạng là 22%. (2) Đứa con trai bị mắc cả 2 bệnh là kết quả của sự tổ hợp giao tử hoán vị ở mẹ và giao tử không hoán vị ở bố. (3) Trong số những đứa con trai sinh ra, có ít nhất một đứa con được tạo thành do sự tổ hợp các giao tử liên kết với nhau. (4) Đứa con trai lành cả 2 bệnh được sinh ra của cặp vợ chồng này nằm trong xác suất 22%. Số kết luận không phù hợp với lý thuyết là: A. 1 B. 4C. 3D. 2 Câu 2: Người có nhóm máu AB có các kháng nguyên A và B và được gọi là "thể bài tiết” (kiểu gen SS và Ss) vì họ tiết các kháng nguyên A và B vào nước bọt và các chất lỏng khác của cơ thể . Trong khi người được gọi là "thể không bài tiết" (ss) không tiết được. Nếu dùng nước bọt đế xác định nhóm máu thì tỷ lệ nhóm máu AB có thế xác định được ớ đời con của người phụ nữ có kiểu gen I AIB Ss và người đàn ông IAIA Ss là bao nhiêu? 1 3 1 1 A. B. C. D. 4 8 2 16 Câu 3: Ở người, gen quy định nhóm máu có 3 alen: IA, IB, IO. Khảo sát một quần thể cân bằng di truyền có 4% người có nhóm máu O, 21% người có nhóm máu B. Xét một gia đình trong quần thể trên: một người đàn ông mang nhóm máu B, em trai mang nhóm máu O, bố mẹ đều có nhóm máu B. Người đàn ông trên kết hôn với người vợ có nhóm máu B. Cặp vợ chồng này sinh được một người con có nhóm máu B, xác suất để đứa con có kiểu gen dị hợp là A. 16,3%B. 47,4%C. 42,9%D. 39,3% Câu 4: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường.bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh.Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là: A. 43,66%B. 98%C. 41,7%D. 25% Câu 5: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng bình thường bên phía người vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị cân điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong cả hai gia đình đều không bị bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng không bị cả hai bệnh nói trên là: 35 5 7 13 A. B. C. D. 48 36 64 48 Câu 6: Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định (gen gồm 2 alen). Hiền và Hoa đều có mẹ bị bạch tạng, bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng bình thường (nhưng đều có bố bị bệnh). Hiền sinh 1 con gái bình thường đặt tên là An, Hoa sinh 1 con trai bình thường đặt tên là Bình. Bình và An lấy nhau. Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Hiền, Hoa, và chồng của cả 2 người này đều có kiểu gen dị hợp. “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến” Trang 1/7
  2. Biên Soạn & Sưu Tầm : Võ Ngọc Mãnh – SK14 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam 1 (2) Khả năng An có kiểu gen dị hợp là . 3 1 (3) Khả năng Bình mang alen lặn là . 3 1 (4) Xác suất cặp vợ chồng Bình và An sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng là . 4 A. 2B. 1C. 3D. 4 Câu 7: Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn a nằm trên NST thường quy định, alen trội A quy định da bình thường. Hà và Lan đều có bố không mang gen gây bệnh, mẹ bị bệnh và họ lấy chồng bình thường nhưng bố chồng họ đều bị bệnh này. Lan sinh một con trai, Hà sinh một con gái đều bình thường. Khi con họ lớn lên lại kết hôn với nhau. Xác suất cặp vợ chồng này sinh 2 con đều có da bình thường là bao nhiêu? 64 29 8 7 A. B. C. D. 81 36 9 36 Câu 8: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là A. 1,97%.B. 9,4%.C. 1,72%.D. 52% Câu 9: Ở người, một gen trên NST thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là A. 62,5%B. 43,75%C. 37,5%D. 50% Câu 10: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong hai gia đình trên đều không bị bệnh? A. 5/9 B. 3/4 C. 1/2 D. 8/9 Câu 11: Ở người bệnh hóa xơ nang do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, một cặp vợ chồng bình thường, bên vợ có bố không mang gen bệnh, mẹ bình thường nhưng em trai của mẹ mắc bệnh; bên chồng có chị gái mắc bệnh. Biết rằng ngoài những người trên cả hai gia đình không có ai mắc bệnh. Theo lí thuyết, (1) Kiểu gen của người vợ là Aa (2) Xác suất sinh con không mắc bệnh của cặp vợ chồng trên là 5/18 2 (3) Người chồng có thể cho giao tử A với tỉ lệ 3 (4) Bà ngoại có thể cho giao tử A với tỉ lệ 100% 1 (5) Xác suất sinh con mắc bệnh của cặp vợ chồng trên là 18 Số phương án đúng là: A. 2B. 4C. 1D. 3 Câu 12: Ở người, bệnh bạch tạng do găn lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Tại 1 xã, khi thống kê các gia đình, cả bố và mẹ da bình thường có 250 người con có da bình thường và 8 người con da bạch tạng. Theo lí thuyết,số con có kiểu hình bình thường được sinh ra từ nhưng cặp vợ chồng có ít nhất 1 bên bố hoặc mẹ mang kiểu gen đồng hợp tử trội là: A. 218B. 220C. 274D. 226 Câu 13: Loan và Nam ( đều không bị bệnh bạch tạng) tìm đến bạn và xin tư vấn về di truyền , Nam đã lấy 1 lần vợ và li dị, anh ta và vợ đầu tiên có 1 đứa con mắc bệnh bạch tạng, đây là một bệnh do gen lặn trên NST thường quy định, Loan có một người anh trai bị bệnh bạch tạng nhưng cô chưa bao giờ đi xét nghiệm “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến” Trang 2/7
  3. Biên Soạn & Sưu Tầm : Võ Ngọc Mãnh – SK14 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam gen xem mình có mang alen này không. Nếu Loan và Nam cưới nhau thì xác suất họ sinh ra một đứa con trai không mang bất cứ một alen gây bệnh nào là bao nhiêu ? 1 1 1 1 A. B. C. D. 12 8 6 4 Câu 14: Bệnh mù màu đỏ, lục và bệnh máu khó đông là do 2 gen lặn không alen m và h trên NST X quy định, các len bình thường tương ứng là M và H. Người phụ nữ bình thường kết hôn với người đàn ông không bị bệnh mù màu nhưng bị máu khó đông. Họ có khả năng sinh con trai không mắc cả 2 bệnh trên là 20, 5%. Nhận định nào sau đây đúng? A. Họ có khả năng sinh con giá bị bệnh mù màu máu đông bình thường với tỉ lệ 12,5% B. Con trai nhận alen quy định mắt bình thường từ bố và alen quy định máu đông bình thường từ mẹ C. Mẹ có kiểu gen XMH Xmh và xảy ra với tần số 10% D. Họ có thể sinh con gái nhìn bình thường bị mắc bệnh máu khó đông với tỉ lệ 25 % Câu 15: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là A. 0,0025%.B. 99,9975%C. 0,75%D. 99,25%. Câu 16: Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn ở một bệnh viện .Sau khi xem xét các dữ kiện, hãy cho biết tập hợp (cặp cha mẹ - con ) nào dưới đây là đúng? Cặp cha mẹ I II III Nhóm máu A và A A và B B và O Con 1 2 3 Nhóm máu B O AB A. I -3, II -1, III -2B. I -2, II -3, III -1 C. I -1, II -3, III -2D. I -1, II -2, III -3 Câu 17: Ở người, alen A quy định máu đông mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục của mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây? A. XAXaY, XaYB. X AXAY, XaY C. X AXaY, Xa XaYD. X AY, XaY Câu 18: Bệnh thiếu máu hình liềm (HbS) ở người là do đột biến gen mã hóa chuỗi Hb gây nên, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu ở thể dị hợp sẽ gây bệnh thiếu máu hình liềm nhẹ, còn ở thể đồng hợp (HbSHbS) thì gây chết. Trong một gia đình: Mẹ thiếu máu hình liềm nhẹ, bố bình thường, khả năng họ sinh con trai đầu lòng thiếu máu nhẹ là: A. 50%B. 6,25%C. 12,5%D. 25% Câu 19: Ở người, xét 4 gen mỗi gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, các gen di truyền độc lập và tác động riêng rẽ. Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDdEe. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh được một người con gái, mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là: 27 19 19 1 A. B. C. D. 256 256 128 8 Câu 20: Ở người, bệnh pheniketo niệu do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, alen trội A không gây bệnh. Trong một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ người mắc bệnh là 4% có một cặp vợ chồng không bị bệnh chuẩn bị sinh con đầu lòng. Xác suất để người con của họ sinh ra là con gái và bị bệnh là: A. 5,56%B. 98,61%C. 1,39%D. 48,61% Câu 21: Ở người, bệnh galacto huyết do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một người đàn ông có bố mẹ bình thường, có ông nội và em trai bị bệnh lấy người vợ bình thường có bố mẹ “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến” Trang 3/7
  4. Biên Soạn & Sưu Tầm : Võ Ngọc Mãnh – SK14 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Xác suất người con sinh ra bị bệnh là bao nhiêu? A. 0,111 B. 0,063C. 0,083D. 0,043. Câu 22: Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh được hai người con, người con đầu của họ là trai nhóm máu O, người con thứ là gái nhóm máu A. Người con gái của họ lớn lên kết hôn với người chồng nhóm máu AB. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con không cùng giới tính và không cùng nhóm máu là bao nhiêu? 9 7 9 5 A. B. C. D. 16 24 32 36 Câu 23: Hai người phụ nữ đều bình thường có mẹ bị bệnh bạch tạng (bệnh bạch tạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định), họ đều lấy chồng bình thường nhưng không mang gen bệnh. Người phụ nữ thứ nhất sinh 1 con gái bình thường, người phụ nữ thứ 2 sinh 1 con trai bình thường. Hai người con của 2 người phụ nữ này lớn lên lấy nhau. Xác suất cặp vợ chồng người con này sinh đứa con bị bệnh bạch tạng là 49 26 1 1 A. B. C. D. 144 128 4 16 Câu 24: Ở người, tính trạng mù màu do một gen lặn nằm trên NST X chi phối. Ở một gia đình, mẹ bệnh mù màu đỏ lục kết hôn với người bố bình thường, sinh ra đứa con trai mù màu đỏ lục và ở mang bộ NST XXY . Cho rằng không có sự xuất hiện của một đột biến gen mới quy định kiểu hình nói trên, sự xuất hiện của đứa con trai mù màu có thể do những nguyên nhân sau : 1.Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân II ở người bố. 2.Rối loạn không phân ly NST giới tính trong giảm phân I của mẹ và bố giảm phân bình thường 3. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân II ở người mẹ, ở bố bình thường. 4. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân I ở người bố. Số phương án đúng là A. 1B. 2C. 3D. 0 Câu 25: Ở người, alen A tạo ra 1 protein thụ thể lưỡi cảm nhận vị đắng, alen a không tạo ra thụ thể này. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tần số alen a = 0,4. Xác suất 1 cặp vợ chồng đều cảm nhận vị đắng sinh ra 3 đứa con trong đó có 2 con trai cảm nhận vị đắng và 1 đứa con gái không cảm nhận được vị đắng là: A. 1,97%B. 9,44%C. 1,72%D. 52% Câu 26: Xét sự di truyền của 2 căn bệnh trong 1 gia đình. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này.Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là: A. 55,34%B. 48.11%C. 59.12%D. 15.81% Câu 27: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định , bệnh máu khó đông do gẹn lặn b nằm trên NST giới tính X . Ở người một cặp vợ chồng , bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông , có bà ngoại và ông nội bị bệnh bạch tạng . Bên phía nhà chồng có bố bị bạch tạng. Những người con khác trong gia đình đều không bị bệnh này . Cặp vợ chồng dự định sinh một đứa con , xác suất để đứa con này không bị cả hai bệnh là A. 0,5625B. 0,625C. 0,1875D. 0,375 Câu 28: Ở người bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST X ở vùng không tương đồng quy định. Một cặp vợ chồng bình thường, bên phía vợ có anh trai mắc bệnh máu khó đông, chị gái mắc bệnh bạch tạng. Bên phía chồng có ông ngoại bị bệnh máu khó đông, mẹ bị bệnh bạch tạng. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 đứa con, tính theo lý thuyết xác suất để cả 2 đứa con này đều mang alen về 2 bệnh nói trên là bao nhiêu? Biết rằng tất cả các người khác trong gia đình đều bình thường và không có đột biến mới phát sinh A. 0,05729 B. 0,01736 C. 0,00771 D. 0,02864 “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến” Trang 4/7
  5. Biên Soạn & Sưu Tầm : Võ Ngọc Mãnh – SK14 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam Câu 29: Ở một dòng họ, trong số trường hợp sinh đôi thì xác suất sinh đôi cùng trứng chiếm tỉ lệ 25%. Một người phụ nữ đang mang 2 thai nhi cùng lúc và bác sĩ cho biết 2 đứa trẻ sắp sinh có cùng giới tính. Xác suất để 2 đứa trẻ đó phát triển từ cùng một trứng là A. 30% B. 25% C. 37,5% D. 40% Câu 30: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh. 1 8 5 3 A. B. C. D. 2 9 9 4 Câu 31: Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên .Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác 1 đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là . Cặp vợ chồng trên sinh được con gái 10 đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? 16 (1) Xác suất để người con gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 29 29 (2) Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 64 (3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên 2 (4) Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 11 A. 3B. 4C. 1D. 2 Câu 32: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh pheniketo niệu lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị pheniketo niệu. người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh pheniketo niệu. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 1 con trai đầu lòng mà không mắc 2 bệnh trên 1 1 2 2 A. B. C. D. 3 9 9 3 Câu 33: Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen nằm trên NST thường quy định, người ta thấy trong một gia đình, ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ đều có tầm vóc thấp, trong lúc bà nội, bà ngoại và anh người bố đều tầm vóc cao. Hai đứa con của cặp bố mẹ trên gồm một con trai tầm vóc cao, một con gái tầm vóc thấp. Tính xác suất để cặp bố mẹ trên sinh được ba người con đều có tầm vóc thấp, trong đó có hai người con gái và một người con trai? 27 81 27 81 A. B. C. D. 64 512 512 64 Câu 34: Khi xét sự di truyền về nhóm máu hệ O, A, B người ta biết trong gia đình: ông nội, bà ngoại đều có nhóm máu O; ông ngoại và anh của người bố đều có nhóm máu A.Cặp bố mẹ trên sinh được 2 người con, trong đó con gái có nhóm máu B và một người con trai. Người con trai này lấy vợ nhóm máu B, sinh một cháu trai nhóm máu A. Kết luận nào sau đây đúng? I. Ông nội và bà ngoại có kiểu gen I0I0. II. Bà nội có kiểu gen IAIB, ông ngoại có kiểu gen IAIA hoặc IAI0. III. Những người có nhóm máu A trong gia đình, kiểu gen đều dị hợp (không kể ông ngoại). IV. Những người có nhóm máu B trong gia đình, kiểu gen đều dị hợp. Phương án đúng là A. I, IIB. I, II, III, IV.C. I, II, IIID. I. “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến” Trang 5/7
  6. Biên Soạn & Sưu Tầm : Võ Ngọc Mãnh – SK14 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam Câu 35: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là 1 3 1 8 A. B. C. D. 9 4 3 9 Câu 36: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng là con trai thận tay phải là: A. 31,25%B. 18,75%C. 50%D. 62,5% Câu 37: Tính trạng nhóm máu của người do ba alen quy định. ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền , trong đó IA 0,5 ; IB = 0,2 ; iO = 0,3. Có mấy kết luận chính xác ? (1)Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 10% (2)Người có nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9% (3)Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu (4)Người nhóm máu O chiếm tỉ lệ 35% (5)Trong số những người có nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỉ lệ 5/11 A. 2B. 5C. 4D. 3 Câu 38: Ở người, nhóm máu A, B, O, AB do 3 alen I A, IB, IO . Biết rằng 2 alen I A, IB là đồng trội so với alen IO. Mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt xanh, thuận tay phải là trội hoàn toàn so với thuận tay trái. Gen qui định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Chồng nhóm máu A, thuận tay phải, mắt nâu lấy vợ nhóm máu B, thuận tay phải, mắt nâu sinh con đầu lòng có nhóm máu O, thuận tay trái, mắt xanh. Xác suất đứa con thứ hai có kiểu hình không giống bố và mẹ là bao nhiêu? 23 14 18 6 A. B. C. D. 32 32 32 32 Câu 39: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X . Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh này là: 5 5 5 9 A. B. C. D. 16 24 8 32 Câu 40: Mẹ bị đột biến thể một cặp nhiễm sắc thể số 4, bố bị đột biến thể ba cặp nhiễm sắc thể số 2. Cho rằng trong giảm phân của bố và mẹ, nhiễm sắc thể vẫn phân ly bình thường, không phát sinh đột biến mới. Người con đầu của họ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bằng số lượng nhiễm sắc thể của người bình thường. Khả năng người con đó của họ bị đột biến nhiễm sắc thể là: A. 25%B. 75%C. 50%D. 37,5%. Câu 41: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường qui định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X qui định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố mẹ đều bình thường, có chú bị bệnh bạch tạng nhưng ông bà nội đều bình thường. Những người khác trong gia đình đều bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được một đứa con gái bình thường, xác suất để đứa con này mang alen gây bệnh là bao nhiêu? Biết rằng mẹ của người chồng không mang alen gây bệnh bạch tạng. A. 70,59%B. 29,41%C. 13,89%D. 86,11% Câu 42: Xét sự di truyền của 2 bệnh trong 1 dòng họ. Bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen trội A qui định người bình thường. Bệnh mù màu do gen m nằm trên vùng không tương đồng của X quy định, gen trội M quy định người bình thường. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này. Bên phía nhà “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến” Trang 6/7
  7. Biên Soạn & Sưu Tầm : Võ Ngọc Mãnh – SK14 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là A. 55,34% B. 48,11%C. 59,12%D. 53,16% Câu 43: Xét sự di truyền của 2 bệnh trong 1 dòng họ. Bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen trội A qui định người bình thường. Bệnh mù màu do gen m nằm trên vùng không tương đồng của X quy định, gen trội M quy định người bình thường. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này. Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là A. 55,34% B. 48,11%C. 59,12%D. 53,16% Câu 44: Ở người, xét một gen trên NST thường có 2 alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là: A. 43,5% B. 62,5%C. 50%D. 37,5% Câu 45: Ở người, kiểu gen I AIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen I BIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người nhóm máu O; 39% số người nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để cặp vợ chồng này sinh con mang nhóm máu giống bố mẹ là 3 119 25 19 A. B. C. D. 4 144 144 24 Câu 46: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh, những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh. Cặp vợ chồng này dự kiến sinh hai người con, khả năng để trong số đó có một người không bệnh là bao nhiêu? A.1/6B.1/12C.2/27 D. 16/91 Câu 48: Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, alen trội qui định người bình thường. Vợ mang gen dị hợp có chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất để trong số 5 người con của họ có nam bình thường, nam máu khó đông, nữ bình thường, nữ máu khó đông là: A. 7,8125% B. 46,875%C. 23,4375%D. 31,25% Câu 49: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Một cặp vợ chồng, có anh vợ bị mù màu, em vợ bị điếc bẩm sinh; mẹ chồng bị điếc bẩm sinh, những người khác trong gia đình không ai bị một trong hai hoặc bị cả hai bệnh này. Xác suất để đứa con trai đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị đồng thời cả hai bệnh nói trên là 21 15 15 21 A. B. C. D. 64 48 24 32 Câu 50: Ở người, bệnh hói đầu do một gen có 2 alen trên NST thường quy định: Kiểu gen BB quy định kiểu hình hói đầu, kiểu gen bb quy định kiểu hình bình thường, kiểu gen Bb quy định kiểu hình hói đầu ở nam và kiểu hình bình thường ở nữ. Gen quy định nhận biết màu sắc có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X (alen M quy định khả năng nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen m quy định kiểu hình mù màu đỏ - lục). Trong một quần thể người cân bằng di truyền, trong tổng số nam giới tỉ lệ hói đầu là 36%; trong tổng số nữ giới mắc bệnh mù màu là 1%. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh con trai đầu lòng không hói đầu nhưng mắc bệnh mù màu. Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Tần số các alen B = 0,2, b = 0,8 ; tần số alen M = 0,9, m= 0,1. (2) Cấu trúc di truyền của quần thể về bệnh hói đầu là 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb. (3) Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh người con thứ 2 bị cả 2 bệnh trên là 1 /24. (4) Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh người con thứ 2 không bị cả 2 bệnh trên là 17/24. A. 1 B. 2C. 4D. 3 “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến” Trang 7/7