Tài liệu lý thuyết môn Sinh học Lớp 12 - Nguyễn Đình Nhân
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu lý thuyết môn Sinh học Lớp 12 - Nguyễn Đình Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_ly_thuyet_mon_sinh_hoc_lop_12_nguyen_dinh_nhan.doc
Nội dung text: Tài liệu lý thuyết môn Sinh học Lớp 12 - Nguyễn Đình Nhân
- Tài liệu của Nguyễn Đình Nhân BÀI 35: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Định nghĩa: - Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại với sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật. - Môi trường trên cạn bao gồm: mặt đất và lớp khí quyển; môi trường nước bao gồm: nước ngọt, nước lợ, nước mặn; môi trường đất bao gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau trong đó các sinh vật đất sinh sống; ngoài ra còn có môi trường sinh vật: thực vật, động vật và con người là nơi sinh sống của những loài cộng sinh, kí sinh. 2. Phân loại: - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. được chia thành 2 nhóm: * Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: - Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật. * Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: - Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 1. Giới hạn sinh thái: - Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được. Giới hạn ST có: * Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất. * Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật. Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC 2. Ổ sinh thái - Ổ sinh thái của 1 loài là 1 không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong 1 giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. - Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó. + Ổ sinh thái tầng cây, ổ sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái thời gian hoạt động Ví dụ: + Trên 1 cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài trên cao, có loài dưới thấp à hình thành các ổ sinh thái khác nhau. + Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái khác nhau Ví dụ: Chim ăn sâu và chim ăn hạt dù có cùng nơi ở nhưng vẫn thuộc 2 ổ sinh thái khác nhau. + Thời gian hoạt động kiếm mồi, sinh sản, là ổ sinh thái về thời gian sống của loài đó Vi dụ: Rắn hổ kiếm ăn ban ngày có ổ sinh thái về thời gian khác rắn hổ kiếm ăn ban đêm. - Việc phân hoá thành các ổ sinh thái khác nhau là do mỗi loài sinh vật thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, sự phân hoá còn giúp giảm sự cạnh tranh và tận dụng tốt nguồn sống III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG 1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng - Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẩu và hoạt động sinh lý CÂY ƯA SÁNG CÂY ƯA BÓNG Thân cao thẳng giúp cây vươn cao lên tầng Thân nhỏ, mọc dưới bóng của các cây khác trên cao có nhiều ánh sáng Lá màu nhạt. Phiến lá dày có nhiều lớp tế Lá màu sẫm, to giúp cây tiếp nhận được bào mô giậu, hạt lục lạp nằm sâu trong lớp tế nhiều ánh sáng. Phiến lá mỏng, ít hoặc bào mô giậu để tránh bị đốt nóng. không có mô giậu Lá thường xếp nghiêng để tránh những tia Lá nằm ngang để thu được nhiều tia sáng tán sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá. Mặt trên có xạ lớp cutin dày và bóng Thân cây có vỏ dày, màu nhạt Thân cây có vỏ mỏng TD: cây Chò nâu, Bạch đàn TD: cây Ráy, cây lá dong - 1 -
- Tài liệu của Nguyễn Đình Nhân - Động vật có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư xác định đường bay bằng ánh sáng mặt trời, các vì sao. - Tuỳ mức độ hoạt động khác nhau người ta chia động vật thành các nhóm: * Nhóm hoạt động ban ngày: gà, chim, người * Nhóm hoạt động ban đêm, trong bóng tối: dơi, cú mèo, hổ 2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ. - Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. a. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) - Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt. Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới b. Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi của cơ thể (quy tắc Anlen) - Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi bé hơn tai, đuôi, chi của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Ví dụ: tai và đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ 1. Định nghĩa: - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. 2. Quá trình hình thành quần thể: - Đầu tiên những cá thể cùng loài đến môi trường sống mới; những cá thể nào không thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hay di cư đến nơi khác. Những cá thể còn lại sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ 1. Quan hệ hỗ trợ: - Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống. - Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể. Ví dụ: các cây sống thành nhóm gần nhau có thể chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước; các cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ để chia sẽ chất dinh dưỡng với nhau làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên 2. Quan hệ cạnh tranh: - Xuất hiện khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, con đực tranh giành con cái Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Vídụ: khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau; cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể khác. Đó là các đặc trưng về tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước quần thể . I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH: - Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật. II. NHÓM TUỔI: - Người ta chia cấu trúc tuổi thành: + Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể. + Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể + Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. - Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình. - 2 -
- Tài liệu của Nguyễn Đình Nhân - Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá mức. III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ Gồm 3 kiểu phân bố: 1. Phân bố theo nhóm: - Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù ) 2. Phân bố đồng đều: - Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt. 3. Phân bố ngẫu nhiên: - Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường. IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: - Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống. Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60 Do tỉ lệ tử vong khác nhau giữa các cá thể đực và Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ thể đực trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau. Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy theo điều kiện môi trường nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn cá thể sống (nhiệt độ) cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần Muỗi đực tập trung ở một nơi riêng với số lượng Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của nhiều hơn muỗi cái con đực và con cái – muỗi đực không hút máu như muỗi cái. Muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muỗi cái bay khắp nơi tìm động vật hút máu. Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng Ráy, củ rễ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng khi nảy tích lũy trong cơ thể. chồi sẽ cho ra cây có hoa cái, còn loại rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây có hoa đực. BÀI 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (tiếp theo) I. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT - Là số lượng cá thể, khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn và ngược lại. 1. Phân loại: Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa. - Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm và diệt vong - Nguyên nhân do số lượng cá thể quá ít à sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm; khả năng sinh sản giảm; xảy ra giao phối cận huyết. ) - 3 -
- Tài liệu của Nguyễn Đình Nhân - Kích thước tối đa: là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được. Nếu kích thước quá lớn xảy ra cạnh tranh gay gắt, ô nhiễm,bệnh tật tăng cao à một số cá thể sẽ di cư ra khỏi quần thể. II. Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. 1. Sức sinh sản của quần thể sinh vật. - Là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong 1 đơn vị thời gian. Sức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng hay con non của 1 lứa đẻ, số lứa đẻ của 1 cá thể cái, tỉ lệ đực cái trong quần thể. Khi thiếu thức ăn hay điều kiện sống không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sức sinh sản của quần thể. 2. Mức độ tử vong của quần thể sinh vật. - Là số lượng cá thể bị chết trong 1 khoảng thời gian. Mức độ tử vong phụ thuộc vào tuổi thọ trunh bình của sinh vật, điều kiện sống, lượng thức ăn, kẻ thù và sự khai thác của con người. 3. Phát tán cá thể của quần thể sinh vật. Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể. + Xuất cư: là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở nơi khác. Xuất cư tăng cao khi nguồn sống cạn kiệt, điều kiện bất lợi. + Nhập cư: là hiện tượng 1 số cá thể ở ngoài quần thể chuyển sang sống trong quần thể. Nhập cư tăng cao khi điều kiện sống thuận lợi. III. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT 1. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: - Nếu nguồn sống của môi trường dồi dào và thỏa mãn nhu cầu của cơ thể đều thuận lợi thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học à đường cong tăng trưởng có dạng hình chữ J. - Có nhiều loài tăng trưởng gần mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đó là các loài có sức sinh sản lớn, số lượng sống sót cao khi điều kiện sống thuận lợi như: VK, nấm, tảo 2. Tăng trưởng theo thực tế của quần thể: - Trong thực tế, điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi cho sự tăng trưởng của quần thể. Ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và tử vong luôn xảy ra à đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S. - Một số loài có sức sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao thì tăng trưởng theo thực tế như: hầu hết các loài động vật có kích thước lớn, tuổi thọ cao (voi, bò tót,cây gỗ trong rừng ) IV. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI 1. Trên thế giới: Dân số thế giới tăng liên tục, đến 2017 có thể lên đến 8 tỉ người. Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao. 2. Ở Việt Nam: Năm 1945: 18 triệu người; 2004: 82 triệu người (tăng gấp 4,5 lần) - Việc tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút à ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. - Dân số tăng cao đòi hỏi nhiều lương thực,thực phẩm, việc làm, bệnh viện, trường học ; tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường sống bị o nhiễm à phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình: khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 à 2 con để nuôi dạy cho tốt BÀI 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ: 1. Biến động theo chu kì: - Là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Ví dụ: sự biến động số lượng mèo rừng Canada đúng theo chu kỳ biến động số lượng của thỏ Chim cu gáy ăn hạt xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô 2. Biến động không theo chu kì: - Là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết: lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh, hay do hoạt động khai thác quá mức của con người. II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐNG LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ: 1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh - Trong các nhân tố sinh thái vô sinh thì khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất. Nhiệt độ không khí xuống quá thấp là nguyên nhân gây chết nhiều động vật. - Các nhân tố vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể mà tác động trực tiếp lên sinh vật nên gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể. - 4 -
- Tài liệu của Nguyễn Đình Nhân b. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh - Sự cạnh tranh của các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù, sức sinh sản, độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể có ảnh hưởng rất lớn đến biến động số lượng cá thể trong quần thể. - Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể - Quần thể sống trong 1 môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh mật độ cá thể ổn định: + Trong điều kiện môi trường thuận lợi: nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù, sức sinh sản của quần thể tăng àsố lượng cá thể tăng nhanh chóng. + Mật độ cá thể tăng cao, sau 1 thời gian nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi ở chật chội, ô nhiễm môi trường tăng à cạnh tranh gay gắt à tử vong tăng, sức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng tăng caoà mật độ cá thể lại được điều chỉnh trở về mức ổn định. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể: - Khả năng tự điều chỉnh số lượng khi số cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao - Là trạng thái khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT: - Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong 1 không gian nhất định gọi là sinh cảnh. - Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ: 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: - Số lượng các loài trong quần xã và sống lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. - Loài ưu thế:là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng. - Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó. 2. Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã: - Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. - Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật. - Phân bố cá thể theo chiều ngang: như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa. 3. Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật: Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm sinh vật có quan hệ dinh dưỡng khác nhau: - Nhóm SV sản xuất: gồm cây xanh và 1 số VSV tự dưỡng (VK lam, VK lưu huỳnh) - Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật. - Nhóm sinh vật phân giải: gồm những vi sinh vật dị dưỡng phân giải các chất hữu cơ có sẳn trong tự nhiên như: VK, nấm, 1 số động vật đất II. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT: 1. Các mối quan hệ sinh thái a. Quan hệ cộng sinh: - Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia. + Cộng sinh giữa thực vật, nấm hoặc vi khuẩn: Ví dụ: * Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và VK trong địa y. * VK cố định đạm (Rhizobium) cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu. + Cộng sinh giữa thực vật và động vật: Ví dụ: * Cộng sinh giữa kiến và cây kiến. + Cộng sinh giữa động vật và động vật: - 5 -
- Tài liệu của Nguyễn Đình Nhân - Trùng roi sống trong ruột mối: giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ thành đường (là nguồn cung cấp cho cả mối và trùng roi) - Một số loài cua mang trên thân những con hải quỳ (hải quỳ tiết chất độc giúp cua tự vệ, cua giúp hải quỳ di chuyển khỏi nơi khô hạn) b. Quan hệ hợp tác: - Cũng giống như cộng sinh, hai loài sống chung và cả 2 cùng có lợi tuy nhiên nếu tách riêng ra thì chúng vẫn tồn tại được. Ví dụ: + Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng (chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu) + Hợp tác giữa chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu (cá sấu không khó chịu vì thức ăn thừa trong răng, chim nhỏ có thức ăn) c. Quan hệ hội sinh: - Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi bên kia không hại gì Ví dụ: + Cá ép sống bám trên cá lớn (cá voi, cá mập), nhờ đó cá ép được mang đi xa, kiếm thức ăn dễ dàng. + Hội sinh giữa dương xỉ và cây gỗ (dương xỉ bám trên thân cây để lấy nước và ánh sáng, cây gỗ chẳng hại gì) d. Quan hệ cạnh tranh: Là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở - Đối với thực vật: cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sang, những cây lấy được nhiều ánh sáng sẽ vươn cao hơn những cây khác, rễ phát triển mạnh sẽ có cơ hội sống sót hơn. - Đối với động vật: cạnh tranh gay gắt ở những loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở Ví dụ: + Cạnh tranh giữa cú và chồn trong rừng (vì cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn). + Cạnh tranh làm dẫn đến phân hóa kích thước mỏ chim (có 3 loài chim mỏ chéo ở châu Âu chuyên ăn hạt thông) e. Kí sinh: - Là quan hệ loài sinh vật này sống nhờ cơ thể của loài sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng để sống. - Loài sống nhờ gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ. - Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ mà làm suy yếu dần, bệnh rồi chết. Ví dụ: + Chấy, rận, kí sinh trên cơ thể người và động vật + Cây tầm gởi sống bám trên thân cây khác. f. Ức chế cảm nhiễm: - Là quan hệ 1 loài sinh vật trong quá trình sống đã kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của loài khác. Ức chế cảm nhiễm là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của 1 loài nào đó. Ví dụ: + Tảo giáp phát triển mạnh gây vào mùa sinh sản tiết ra chất độc gọi là “thuỷ triều đỏ“ hay “nước nở hoa“ làm chết nhiều động vật không xương sống và nhiều loài khác chết do ăn phải những động vật bị nhiễm độc này. g. Sinh vật ăn sinh vật khác: Động vật ăn thực vật: trong quá trình ăn lá, quả, hạt mật hoa động vật đã góp phần thụ phấn cho thực vật. Động vật ăn động vật: động vật ăn thịt tấn công con mồi, tuy nhiên chúng thường bắt được những con gìa hoặc bệnh tật à chọn lọc tự nhiên loại bớt những con yếu. Thực vật ăn động vật: cây bắt ruồi, cây nắp ấm lá cây tiết ra chất phân giải thịt sâu bọ thành chất dinh dưỡng nuôi cây 2. Hiện tượng khống chế sinh học - Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. - Trong nông nghiệp, sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các loài gây hại khác. Ví dụ: sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa, sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà. - 6 -