35 Đề ôn luyện học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 2

doc 91 trang thungat 16783
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "35 Đề ôn luyện học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc35_de_on_luyen_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_2.doc

Nội dung text: 35 Đề ôn luyện học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT ( BDHSG – KHỐI LỚP 2 ) Đề 1 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Hòn đá nhẵn Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ rầy la vì chỉ thích chơi không chịu học, không chịu vào “Khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi”. Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ. Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội, Biết chuyện buồn của tôi, bà không nói gì mà chỉ đi bên cạnh tôi và cùng tôi ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Buổi chiều, bà đưa tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kỹ lưỡng, mong có được một viên thật tròn. Tôi lội xuống nước và mò được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi. - Nó tuyệt đẹp, phải không nội ? - ừ, đẹp thật.Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm kiếm dưới nước ? - Vì đá ở trên bờ đều thô ráp. - Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không? Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay: - Nhờ nước ạ. - Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau, hết lần này tới lần khác, hết năm này tới năm khác. Cho đến khi những chỗ ghồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy. Tôi nhìn thẳng vào mắt bà nội và kinh ngạc vì bỗng nhiên hiểu được ý nghĩa lời nói của bà. - Hãy nghĩ ba mẹ giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế - Bà nội nói tiếp. Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy. (Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Khi bị ba mẹ rầy la vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào? a. Bạn cảm thấy rất hối hận b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn c. Bạn cảm thấy hài lòng vì được ba mẹ giáo dục một cách nghiêm khắc. 2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì ? a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn. b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ. c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi chơi. 1
  2. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào? a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng. b. Bạn tìm những viên đá to c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp. 4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp? a. Vì những viên đá đó được bảo vệ không bị bụi bẩn b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng. c. Vì những viên đá nằm sâu dưới lòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra. 5. Câu nói của bà nội đã giúp bạn nhỏ hiểu rõ điều gì? a. Muốn tìm những viên đá đẹp phải lội xuống nước. b. Con người phải được tôi luyện mới trưởng thành. c. Đá muốn trở nên đẹp phải cần nhiều thời gian. * Luyện từ và câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau: a) Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, bà cháu, con người. b) Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, làm bài, tắm biển, ra chơi, đi học. c) Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, ngoan ngoãn, ham chơi, lễ phép, thật thà. 2. Hãy sắp xếp các từ sau thành nhóm: tròn, tìm, chọn, nhẵn bóng, tuyệt đẹp, nhặt. a) Từ chỉ việc làm của bạn nhỏ b) Từ chỉ đặc điểm của viên đá 3. Những dòng nào đã thành câu ? a) Bạn nhỏ b) Hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành c) Bạn nhỏ hiểu ra rằng d) Bạn nhỏ hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành. 4. Cho 3 từ: bạn nhỏ, bà, hiểu. Hãy sắp xếp 3 từ trên thành hai câu khác nhau và ghi lại: 5. Dựa vào câu chuyện Hòn đá nhẵn, hãy viết một câu: 2
  3. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 a) Nói về hòn đá b) Nói về người bà c) Nói về bạn nhỏ * Luyện nói - viết 1. Đặt tên cho bạn nhỏ trong câu chuyện Hòn đá nhẵn ở trên là Nam. Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để kể lại câu chuyện. Bị ba mẹ rầy la, Nam rất và Bà dẫn Nam Nam tìm thấy Viên đá nhẵn bóng vì Bà giúp Nam hiểu ra rằng 2. Hồi học lớp một, em cũng đã từng mắc lỗi khiến ba mẹ phải phiền lòng (Chưa học xong bài đã bỏ đi chơi, cãi lời ba mẹ, trêu chọc em bé nhà hàng xóm, ). Sau đó em đã rất hối hận. Em hãy kể lại câu chuyện đó. Bài làm Đề 2 3
  4. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Bé và chim chích bông Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm. Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn. Bé hỏi: - Chích bông ơi, chích bông làm gì thế ? Chim trả lời: - Chúng em bắt sâu. Chim hỏi lại Bé: - Chị Bé làm gì thế? Bé ngẩn ra rồi nói: - À , Bé học bài. (Tô Hoài) Khoanh vào những chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bé dậy sớm để làm gì? a. Bé dậy sớm để học bài. b. Bé dậy sớm để tập thể dục. c. Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau. 2. Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé ? a. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. b. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. c. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. 3. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì? a. Chim sâu xuống vườn cải để dạo chơi. b. Chim sâu xuống vườn cải để bắt sâu. c. Chim sâu xuống vườn cải để trò chuyện với Bé. 4. Đánh số thứ tự 1,2,3 cho ba dòng sau theo đúng trật tự nội dung của bài: a. Đàn chim sâu và vườn cải. b. Cuộc trò chuyện giữa Bé và chim chích bông c. Bé dậy sớm học bài 5. Những tên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện? a. Chích bông và vườn cải 4
  5. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 b. Cô bé chăm học c. Bé học bài 6. Viết 3 câu nói rõ trong bài Bé và chim chích bông, những ai đáng khen? Vì sao đáng khen? * Luyện từ và câu 1. Những tiếng nào có thể đứng sau tiếng “học” để tạo thành từ ngữ? a. bài b. tập c. thuộc d. toán e. biết g. hành h. vẽ 2. Những tiếng nào có thể đứng sau tiếng “tập” để nói về hoạt động học tập ? a. đọc b. vở c. trận d. hát e. vẽ g. tễnh h. viết 3. Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau: a) Bé/quý/chích bông/rất. b) chăm chỉ/đều/và/chích bông/Bé. . 4. Trong bài Bé và chim chích bông có mấy câu hỏi? a. 1 câu hỏi b. 2 câu hỏi c. 3 câu hỏi 5. Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống: a) Bé là một người chăm học b) Bé dậy sớm để làm gì c) Chích bông có chăm chỉ không d) Chích bông rất chăm chỉ Đề 3 5
  6. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Xe Lu và xe ca Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu: - Cậu đi chậm như rùa ấy ! Xem tớ đây này ! Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm. Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bờy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường. Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy. (Phong Thu) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì? a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau. c. Quay lại hỏi chuyện gì đã sảy ra với xe lu. 2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe xa ? a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh. b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá. c. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường. 3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường ? a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì. b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua. c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch. 4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì? a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận. b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội. c.Không nên xem thường người khác 5. Thay lời xe ca, em hãy chọn từ ngữ điền vào từng chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: Mình thật đáng trách vì đã xe lu. Bạn ấy là một người bạn đã mình vượt qua khó khăn. * Luyện từ và câu 6
  7. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ sự vật trong hai câu văn sau: Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. a. xe ca, xe lu, đôi bạn, thân b. xe ca, đôi bạn, đi, đường c. xe ca,xe lu , đôi bạn, đường 2. Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì ? a. xe ca và xe lu là đôi bạn thân. b. Xe lu đi rất chậm. c. Xe ca không chế giễu xe lu nữa. d. Công việc của xe lu là như vậy. 3. Viết tiếp để có câu them mẫu Ai là gì ? a) Xe ca là b) Xe lu là . c) Đoạn đường này là * Luyện nói - viết 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có câu chuyện Xe lu và xe ca: Thấy xe lu , xe ca Đến quãng đường hỏng, nhờ xe lu . nên xe ca mới Xe ca hiểu ra rằng không nên , mỗi xe đều có .của mình và đều 2. Đặt mình vào vai xe ca, em hãy kể lại câu chuyện trên. Đề 4 7
  8. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Chim sẻ Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ. Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng Sẻ. Sẻ hốt hoảng kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ. Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn. ( Theo Nguyễn Tấn Phát) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ ? a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn. b. Vì Sẻ tự cho rằng mình thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình. c. Vì Sẻ thích sống một mình. 2. Khi Sẻ bị thương, ai giúp đỡ Sẻ ? a. Quạ giúp đỡ Sẻ. b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ. c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ. 3. Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ ? a. Vì Sẻ không cẩn thận nên trúng đạn. b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ. c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ. 4. Em hãy viết từ 1 đến 2 câu nói về suy nghĩ của Sẻ khi được các bạn giúp đỡ. * Luyện từ và câu 1. Từ nào có thể thay cho từ xấu hổ trong câu “Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn”? a. ngượng ngùng b. lúng túng c. e thẹn 8
  9. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Chim Sẻ, chim sâu, quạ, ong, bướm, kiến, chuồn chuồn là các từ chỉ gì ? a. cây cối b. con vật c. đồ vật d. người 3. Nhóm từ nào dưới đây là những từ chỉ sự vật ? a. Quạ, chim sẻ, chim sâu, ong. b. Quạ, chuồn chuồn, kiến, tốt bụng. c. Cô đơn, trống trải, quạ, chim sẻ. 4. Viết 3 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về các nhân vật trong câu chuyện Chim Sẻ. a) Sẻ b) Quạ . c) Chuồn Chuồn, Chim Sâu, Ong, Bướm, Kiến * Luyện nói - viết 1. Đặt mình vào vai Chim Sẻ, nói từ 1 đến 2 câu cảm ơn, xin lỗi các bạn trong khu vườn. 2. Ai cũng có những người bạn thân. Hãy viết từ 4 đến 5 câu để giới thiệu một người bạn thân của em và nêu sự gắn bó giữa em và bạn. Bài làm Đề 5 9
  10. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Đọc hiểu Đọc thầm bài thơ sau: Ngày đầu tiên đi học Ngày đầu tiên đi học Ngày đầu tiên đi học Ngày đầu như thế đó Mẹ dắt tay đến trường Cô giáo như mẹ hiền Em vừa đi vừa khóc Em bây giờ cứ ngỡ Mẹ dỗ dành yêu thương Cô giáo là cô tiên Ngày đầu tiên đi học Em bây giờ khôn lớn Em mắt ướt nhạt nhoà Bỗng nhớ về ngày xưa Cô vỗ về an ủi Ngày đầu tiên đi học Chao ôi ! Sao thiết tha Mẹ cô cùng vỗ về . (Viễn Phương) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Hình ảnh bạn nhỏ ngày đầu tiên đi học được tả như thế nào? a. Tươi vui, phấn khởi. b. Vừa đi vừa khóc c. Rụt rè nép sau lưng mẹ. 2. Hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy tình cảm của cô giáo với bạn nhỏ? a. Dỗ dành yêu thương. b. Dắt tay đến trường c. Vỗ về an ủi. 3. Cô giáo được bạn nhỏ so sánh với những ai ? a. Cô giáo như mẹ hiền. b. Cô giáo hiền như cô Tấm. c. Cô giáo là cô tiên 4. Có thể dùng hai từ nào để nói về tình cảm của bạn nhỏ với cô giáo ? a. Kính yêu, biết ơn. b. Lễ phép, ngoan ngoãn. c. Quan tâm, lo lắng. 5. Viết tiếp để có câu nhận xét về nội dung bài thơ: Bài thơ cho ta thấy * Luyện từ và câu 1. Trong các từ sau, những từ nào chỉ người, sự vật ? 10
  11. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 a. ngày b. đi học c. mẹ d. trường e. yêu thương g. cô h. an ủi i. thiết tha 2. Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu Ai là gì ? a. Thật là có chí thì nên. b. Cô giáo là cô tiên c. Thế là mùa xuân mong ước đã đến 3. Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để cho biết : a) Ngày đầu tiên đi học của em là ngày nào. b) Tên trường em c) Trường em là ngôi trường như thế nào. d) Tên cô giáo lớp Một của em. e) Môn học em yêu thích. * Luyện nói - viết 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn nói về hình ảnh cô giáo trong tâm trí bạn nhỏ. Hình ảnh cô giáo đọng lại trong tâm trí bạn nhỏ thật đẹp. Khi bạn khóc, cô đã bạn. Cô . bạn vào lớp. Với bạn nhỏ, cô giáo là 2. Bạn nhỏ trong bài thơ Đi học vẫn nhớ ngày đầu tiên đi học, đặc biệt là nhớ cô giáo đã dỗ dành mình như thế nào. Còn cô giáo lớp Một của em là ai ? Cô đón em vào lớp ra sao ? Tình cảm của em với cô giáo như thế nào ? Hãy viết từ 3 đến 4 câu nói về cô giáo. 11
  12. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Đề 6 * Đọc hiểu Đọc thầm bài thơ sau: Chùm hoa giẻ Bây giờ chen chúc lá Bạn trai, túi áo đầy Chùm giẻ treo nơi nào? Bạn gái, cài sau nón. Gió về đưa hương lạ Chùm này hoa vàng rộm Cứ thơm hoài, xôn xao ! Rủ nhau dành tặng cô Lớp học chưa đến giờ Bạn trai vin cành hái Đã thơm bàn cô giáo. Bạn gái lượm đầy tay (Xuân Hoài) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ Gió về đưa hương lạ? a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến. b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng. c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen 2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ? a. chen chúc b. hương (thơm)lạ c. ngào ngạt d. thơm hoài e. xôn xao g. sực nức 3. Những từ bại trai, bạn gái được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì ? a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái. b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ. c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoá giẻ. 4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì? a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo. b. Hoa giẻ có mầu vàng rộm sẽ thơm. c. Hoa giẻ là thứ hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo. 5. Từ xôn xao trong bài gợi tả điều gì ? a. Tiếng gió làm cành cây va đập vào nhau. b. Tiếng cười nói của các bạn nhỏ. c. Mùi hương hoa giẻ thơm đến mức như biết nói khiến ta thấy xúc động, xao xuyến trong lòng. 12
  13. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 6. Tình cảm của các bạn học sinh trong bài thơ đối với cô giáo như thế nào? Hãy viết thêm 2 câu để có đoạn văn với câu mở đầu sau: Tình cảm của các bạn học sinh với cô giáo thật đáng quý * Luyện từ và câu 1. Những từ ngữ nào chỉ người, đồ vật thuộc chủ đề trường học có trong bài thơ trên ? a. cô giáo b. lớp học c. bàn d. bạn trai e. hiệu trưởng g. bạn gái ch. hoa giẻ 2. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì ? trong câu sau đây: Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ. a. Mùi hương b. Mùi hương đặc biệt c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ 3. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ hai trả lời cho câu hỏi Là gì ? trong câu sau đây: Chùm hoa giẻ đẹp nhất là chùm hoa được dành tặng cô giáo. a. dành tặng cô giáo b. là chùm hoa được dành tặng cô giáo c. chùm hoa được dành tặng cô giáo 4. Những câu nào khẳng định hoa giẻ có mùi thơm ? a. Hoa giẻ đâu có thơm b. Đâu phải hoa giẻ không thơm c. Hoa giẻ có thơm đâu d. Ai bảo hoa giẻ không thơm 5. Những câu nào cùng nghĩa với câu Các bạn không quên tặng hoa cho cô giáo? a. Các bạn có quên tặng hoa cho cô giáo đâu. b. Các bạn đâu có quên tặng hoa cho cô giáo. c. Các bạn quên tặng hoa cho cô giáo rồi. d. Các bạn đâu quên tặng hoa cho cô giáo. * Luyện nói - viết 1. Dựa vào bài thơ Chùm hoa giẻ, em hãy tưởng tượng và kể lại việc các bạn nhỏ hái hoa giẻ tặng cô giáo. 13
  14. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Các bạn nhỏ trong bài thơ đã tặng cô giáo chùm hoa giẻ đẹp nhất để tỏ lòng yêu mến, kính trọng cô giáo của mình. Em (hoặc em cùng các bạn) cũng có những việc làm thể hiện tình cảm yêu mến của mình đối với thầy, cô giáo. Hãy kể lại một trong những việc làm đó. Đề 7 * Đọc hiểu Đọc thầm bài thơ sau: Tháng ba đến lớp Năm học đi qua tháng ba Tháng ba, những ngày giáp hạt(1) Sáng ra, tôi đứng cửa trường Đón từng em tới lớp Miệng nhẩm tính: bốn mươi, bốn mốt . Những ngày này thấy quý các em hơn Ăn bữa sáng một phần tư độn củ(2) Nhưng hành trang đến trường lúc nào cũng đủ Bài học trong đầu, sách vở gọn trong tay. Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui Dẫu tháng ba còn đi qua năm học Mỗi khoảng trống trên bàn - có em vắng mặt Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi. (Thanh Ưng) (1) Giáp hạt: Khoảng thời gian lương thực đã cạn nhưng chưa đến vụ thu hoạch mới. 14
  15. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 (2) Độn: trộn, thêm vào (đồ ăn) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Khoảng thời gian nào được nhắc đến trong bài thơ ? a. Những ngày mùa bội thu. b. Những ngày đói kém, không còn lương thực để ăn. c. Những ngày chuẩn bị nghỉ hè. 2. Vì sao trong những ngày này, thầy giáo thấy quý các em học sinh hơn? a. Vì thầy sắp phải chia tay các em. b. Vì trải qua thời gian dài thầy trò đã gắn bó với nhau hơn, quý nhau hơn. c. Vì thầy hiểu mặc dầu bị đói, các em đã rất cố gắng để đến trường. 3. Những hỡnh ảnh nào cho thấy cái đói không làm thay đổi quyết tâm học tập của các em? a. Bữa sáng một phần tư độn củ. b. Hành trang đến trường vẫn đủ. c. Bài học trong đầu. d. Sách vở gọn gàng. 4. Hình ảnh hai câu cuối bài thơ nói lên điều gì ? a. Mỗi một em học sinh vắng mặt được ghi vào một chỗ trống trong sổ của thầy giáo. b. Thầy giáo nhớ rõ những bạn nào nghỉ học. c. Mỗi một em học sinh vắng tạo nên biết bao nhiêu nỗi băn khoăn, niềm thương cảm, sự đau xót trong lòng người thầy giáo. 5. Khi thấy có khoảng trống trên bàn do có học sinh nghỉ học vì đói, tâm trạng của thầy giáo như thế nào? Em hãy viết 2 câu để trả lời. * Luyện từ và câu 1. Những từ nào chỉ hoạt động trong dãy từ sau: a. năm học b. đến lớp c. đi qua d. đứng e. đón g. nhẩm tính h. các em i. ăn 15
  16. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Điền tên môn học thích hợp vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau: a) là môn học dạy em biết dùng và yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình. b) Môn học dạy em làm phép tính, tính toán là môn c) Nhờ môn .mà giúp em hiểu biết thật nhiều về thế giới tự nhiên. d) Môn giúp em thể hiện được sự vật bằng nét vẽ và màu sắc. 3. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống tro (nghỉ học, buồn, mong, học thuộc, đồ dùng học tập, đến trường) Bài thơ Tháng ba đến lớp cho ta thấy dù đói, các bạn học sinh vẫn cố gắng Các bạn vẫn mang theo đầy đủ và .bài. Thầy giáo luôn .các bạn đi học. Mỗi bạn .làm thầy giáo rất . * Luyện nói - viết 1. Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho thích hợp để có đoạn văn nói về tình cảm của cô giáo đối với học sinh: (khuyến khích, tận tình giảng giải, nhẹ nhàng khuyên bảo, người mẹ thứ hai, ánh mắt trìu mến và nụ cười tươi tắn). Cô giáo em luôn nhìn chúng em với một .Cô luôn .chúng em học hành chăm chỉ. Khi chúng em mắc lỗi cô Khi chúng em không hiểu bài, cô cho đến khi chúng em hiểu mới thôi. Cô là .của chúng em. 2. Người thầy trong bài thơ rất yêu thương, thông cảm với học sinh. Các thầy (cô) giáo khác cũng vậy. Hãy kể về lòng thương yêu, thông cảm với học sinh của một thầy (cô) giáo mà em biết. Đề 8 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: 16
  17. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Một chuyện cảm động Cô Tôm-xơn dạy lớp Năm tại trường tiểu học ở một thị trấn nhỏ. Vào ngày khai giảng, cô đặc biệt chú ý tới cậu học sinh Tét -đi ngồi ngay bàn đầu, quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu, hay gây gổ với bạn bè. Sau ngày khai giảng, cô Tôm -xơn mới có thì giờ đọc học bạ của Tét-đi. Cô hết sức ngạc nhiên khi biết hồi học lớp 1, lớp 2, Tét-đi là một học sinh xuất sắc, sau khi mẹ mất, do thiếu sự quan tâm chăm sóc trở nên lãnh đạm và không thích học. Lễ Giáng sinh năm ấy, học sinh trong lớp tặng cô những món quà gắn nơ rất đẹp. Riêng Tét-đi tặng cô gói quà bọc vụng về bằng giấy gói hàng cũ màu nâu xỉn. Khi cô mở món qùa của Tét-đi, các bạn trong lớp cười ồ lên vì thấy đó là chiếc vòng giả kim cương cũ đã mất vài hột đá và lọ nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo bằng cách đeo chiếc vòng vào tay và xức một ít nước hoa lên cổ tay. Cuối giờ, Tét-đi nán lại nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa” Sau khi Tét- đi về, cô Tôm -xơn đã khóc. Từ đó, cô lưu tâm chăm sóc Tét-đi hơn trước. Cô càng động viên, em càng tiến bộ nhanh và trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Thời gian trôi đi. Năm nào cô Tôm-xơn cũng nhận được thư của Tét-đi. Tét -đi viết: “Cô mãi mãi là cô giáo tuyệt vời nhất của em”. Dù hoàn cảnh khó khăn, Tét-đi vẫn quyết tâm tốt nghiệp đại học loại ưu và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ. Đến ngày cưới của mình, Tét-đi mời cô Tôm-xơn đến dự. Tét- đi cảm động nói với cô. - Cảm ơn cô đã tin tưởng em. Cô đã làm cho em thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ. (Theo Đàm Thư) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Vì sao lúc đầu cô Tôm-xơn lo ngại về Tét-đi? a. Vì sao Tét-đi lãnh đạm và khó gần. b. Vì Tét-đi mặc quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu, hay gây gổ với bạn. c. Vì Tét-đi không thích học và hay ngủ gật trong lớp. 2. Vì sao cô Tôm-xơn thay đổi suy nghĩ về Tét-đi ? a. Vì cô tâm sự với Tét-đi. b. Vì cô đã trao đổi với các bạn trong lớp. c. Vì cô đã đọc học bạ để hiểu về quá trình học tập và cuộc sống gia đình của Tét- đi. 3. Vì sao Tét-đi tặng cô giáo một món quà đã cũ mà cô vẫn trân trọng ? a. Vì cô không để ý đến giá trị của mòn quà mà yêu thương, trân trọng những tình cảm của học sinh dành cho mình. b. Vì món quà hợp sở thích của cô. c. Vì đó là món quà lạ, hiếm thấy. 4. Nhờ đâu mà Tét-đi ngày càng tiến bộ? 17
  18. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 a. Nhờ bạn bè trong lớp động viên, giúp đỡ Tét-đi. b. Nhờ tình yêu thương, sự động viên, quan tâm, chăm sóc của cô Tôm-xơn. c. Nhờ sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình em. 5. Vì sao trước mỗi sự tiến bộ của mình. Tét-đi lại nhớ và viết thư cho cô Tôm-xơn? a. Vì cô Tôm-xơn dặn Tét-đi phải viết thư mỗi khi có sự thay đổi. b. Vì cô Tôm-xơn đang sống cô đơn, buồn dầu. c. Vì Tét-đi luôn nhớ và biết ơn cô Tôm-xơn, người đầu tiên đã tin tưởng, yêu thương giúp đỡ và động viên Tét-đi. 6. Đặt mình vào vai Tét-đi, em hãy viết tiếp từ 2 đến 3 câu để thể hiện sự biết ơn của mình với cô giáo Tôm-xơn. Cô ơi ! Cô mãi mãi là cô giáo tuyệt vời nhất của em! . * Luyện từ và câu 1. Dòng nào nêu đúng những từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong hai câu văn sau: Cô Tôm-xơn dạy lớp Năm tại trường tiểu học ở một thị trấn nhỏ. Vào ngày khai giảng, cô đặc biệt chú ý tới cậu học sinh Tét -đi ngồi ngay bàn đầu, quần áo lôi thôi lếch thếch, người ngợm bẩn thỉu, hay gây gổ với bạn bè. a. đặc biệt, ngồi, quần áo. b. khai giảng, dạy, chú ý, ngồi, gây gổ. c. khai giảng, nhỏ, bẩn thỉu, ngồi, gây gổ. 2. Từ nào không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau: a) Cô giao, thầy giáo, đi học, cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô tổng phụ trách. b) Xếp hàng, vào lớp, điểm danh, phát biểu, ngoan ngoãn, ghi, đọc, viết. 3. Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong mỗi câu sau: a) Hôm khai giảng cô Tôm-xơn nhìn thấy Tét-đi bẩn thỉu ăn mặc lôi thôi b) Tét-đi nói: “ Thưa cô hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa ” c) Tét-đi cố gắng học hành siêng năng chăm chỉ để đền đáp công lao của cô Tôm-xơn 4. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho phù hợp: (yêu thương, giúp đỡ, dạy) 18
  19. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Tét-đi nhớ mãi hình ảnh cô giáo lớp Năm của em. Cô là người rất và quý mến học sinh. Nhờ sự chăm sóc, .của cô, Tét-đi đã trở thành học sinh giỏi của lớp. * Luyện nói-viết 1. Viết những câu nói dùng để nhờ, mời, yêu cầu, đề nghị trong những tình huống sau: a) Cô Tôm-xơn thấy Tét-đi ăn mặc lôi thôi và người ngợm bẩn thỉu. b) Cô Tôm-xơn nói lời động viên Tét-đi học tập. c) Cô Tôm-xơn đề nghị các bạn có thái độ thân ái với Tét-đi. d) Tét-đi mời cô Tôm-xơn đến dự đám cưới của mình. Đề 9 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Ngọt ngào tình bạn “Một bông hoa dù đẹp đến mấy, trước sau rồi cũng phải tàn. Giá như sau đó kết thành quả ngọt thì tốt quá nhỉ !” Hoa nghĩ như vậy, rồi nói điều đó với Ong. Ong bảo: - Tôi có thể giúp bạn làm việc đó nhưng bạn sẽ cho tôi một ít mật hoa nhé. Hoa đồng ý. Ong lại bảo: - Một mình họ nhà ong chúng tôi làm thì chưa đủ, hay bạn nhờ thêm Bướm và các bạn khác nữa ? Hoa mừng rỡ: - Thế bạn giúp tôi mời Bướm và các bạn khác nhé ! Ong đáp: - Vâng, vâng. Các bạn cứ làm ra thật nhiều phấn hoa,cả mật hoa nữa.Rồi các bạn hãy toả hương thơm ngát và phô hết vẻ đẹp lộng lẫy của mình. Các loài hoa bắt tay luôn vào việc. Hoa khế lấy chiếc áo phơn phớt tìm ra mặc.Hoa Bưởi cũng chọn chiếc áo trắng muốt của mình ra khoe. Cạnh chiếc áo vàng óng của hoa Mướp là chiếc áo đỏ rực của hoa Hồng. Tất thảy đều toả hương thơm và sửa soạn sẵn thứ 19
  20. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 mật ngọt dịu để đón khách. Quả nhiên,chỉ ít lâu sau, Ong bướm và các bạn khác kéo đến thăm rất đông. Cánh hoa khẽ mở ra gọi mời Ong, Bướm. Ôi, phấn hoa mới thơm, mật hoa mới ngọt làm sao ! Ong, Bướm say sưa hút mật. Hoa rắc phấn lên đầy mình các bạn. Khi hạ cánh vàp bông hoa thứ hai, Ong, Bướm đã mang theo phấn hoa của bông hoa thứ nhất làm cho bông hoa thứ hai kết quả. Và cứ như vậy, Ong, Bướm hút mật và làm cho Hoa kết thành quả. Vườn cây năm đó trĩu quả. Quả nào cũng ngọt ngào tình bạn. (Theo Viết Linh) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Những bông hoa có mong ước gì? a. Đậu thành quả. b. Được kết bạn với Ong, Bướm. c. Giữ được vẻ đẹp của mình mãi mãi. 2. Để mời các bạn đến giúp mình đạt được mong ước, Hoa đã chuẩn bị những gì đón khách ? a. Lấy áo đẹp ra mặc, khoe vẻ đẹp của mình. b. Chuẩn bị bánh ngọt, cắm hoa, trang trí nhà cửa. c. Làm phấn hoa, mật hoa ngọt ngào và toả hương thơm. 3. Các bạn đã làm gì để giúp đỡ Hoa ? a. Các bạn hút mật hoa. b. Các bạn mang phấn hoa từ Hoa này sang Hoa khác làm cho Hoa kết thành quả ngọt. c. Các bạn đến thăm và chơi với Hoa. 4. Hình ảnh “Quả nào cũng ngọt ngào tình bạn” nói lên điều gì ? a. Hoa sẽ kết thành quả ngọt ngào. b. Bạn bè biết yêu thương, giúp đỡ nhau đã tạo ra những quả (trái) ngọt ngào. c. Vườn cây có nhiều quả ngọt. 5. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn nói về tình bạn giữa Hoa, Ong và Bướm. Tình bạn giữa Hoa, Ong và Bướm thật .Nhờ có tình bạn đó mà Hoa đã kết thành Thật đúng là khi bạn bè biết , .lẫn nhau thì làm việc gì cũng mang lại kết quả. * Luyện từ và câu 20
  21. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 1. Xếp các từ Bông hoa, tàn, kết, quả ngọt, nghĩ, nói, Ong, bạn, giúp, cho, mật hoa, Bướm thành hai nhóm. a) Nhóm từ chỉ sự vật b) Nhóm từ chỉ hoạt động , trạng thái: . 2. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp: a) Các loài hoa đang đua nhau .sắc dưới ánh mặt trời. b) Trên mặt hồ, những bông sen hương thơm ngát. c) Sáng nay, chị hoa hồng đã .những bông hoa đầu tiên. 3. Điền vào chỗ trống để tạo câu có mẫu Ai là gì ? a) Hoa hồng là b) là loài hoa có màu trắng tinh khiết. c) là loài hoa rất thơm. 4. Đặt từ 1 đến 2 câu theo mẫu Ai là gì? để: a) Nhận xét về loài Ong. . b) Nhận xét về loài Bướm. 5. Ba câu sau không viết hoa tên riêng. Em hãy tìm các tên riêng rồi gạch chõn và viết hoa lại cho đúng. hà nội là một thành phố có nhiều vùng trồng hoa đẹp. Bên hồ tây xanh trong, làng ngọc hà như một vườn hoa lớn muôn màu rực rỡ. Xa xa, những vườn đào nhật tân khoe sắc thắm để chào đón xuân về. 21
  22. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Luyện nói - viết 1. a) Đặt mình vào vai Hoa, em hãy nói và ghi lại từ 1 đến 2 câu để nhờ Ong giúp mình kết thành quả ngọt. b) Thay lời Hoa, nói một câu cảm ơn các bạn Ong, Bướm và ghi lại. 2. Như hoa trong câu chuyện, em cũng có những người bạn tốt. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại việc các bạn đã đem lại cho em niềm vui hoặc giúp đỡ em như thế nào. Đề 10 * Đọc hiểu Đọc thầm bài thơ sau Giữa vòng gió thơm Này chú Gà nâu Bàn tay nhỏ nhắn Cãi nhau gì thế Phe phẩy quạt nan Này thị Vịt bầu Đều đều ngọn gió Chớ gào ầm ĩ ! Rung rinh góc màn Bà tớ ngủ rồi Cánh màn khép rủ Bà ơi hãy ngủ Hãy yên lặng nào Có cháu ngồi bên Cho bà tớ ngủ Căn nhà vắng vẻ Khu vườn lặng im Hương bưởi hương cau Lẩn vào tay quạt 22
  23. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Cho bà nằm mát Giữa vòng gió thơm. (Quang Huy) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bạn nhỏ nhắc Gà nâu,Vịt bầu điều gì? a. Các bạn hãy đi ngủ đi. b. Các bạn hãy yên lặng cho bà tớ ngủ. c. Các bạn hãy chăm chỉ kiếm mồi. 2. Bạn nhỏ làm gì khi bà ngủ? a. Bạn học bài. b. Bạn quạt nhè nhẹ cho bà ngủ. c. Bạn ra vườn cho gà ăn. 3. Bài thơ muốn nói lên điều gì ? a. Mọi người cần yên lặng để cho bà ngủ ngon giấc. b. Bạn nhỏ trong bài thơ thật đáng yêu vì biết yêu thương, chăm sóc bà. c. Bà thích ngủ giữa khu vườn mát mẻ. 4. Vì sao bài thơ lại nói, khi cháu quạt cho bà ngủ, bà đã được nằm ngủ giữa vòng gió thơm? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời. * Luyện từ và câu. 1. Tìm những từ ngữ gồm hai tiếng chỉ người trong gia đình: a) Có tiếng “bà”: . b) Có tiếng “cháu”: . c) Có tiếng “con”: d) Có tiếng “em”: 2. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn nhận xét về tình bạn cảm của bạn nhỏ trong bài thơ Giữa vòng gió thơm: Bạn nhỏ rất bà của mình. Khi bà nằm ngủ, bạn nhỏ đã .cho bà. Bàn tay nhỏ nhắn của bạn nhỏ 23
  24. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 theo hương bưởi, hương cau và tấm lòng của bạn .cho bà, .thành một vòng gió thơm giúp bà ngon giấc. 3. Chọn dấu chấm hoặc dấu hỏi để điền vào từng ô trống cho thích hợp: a) Bạn nhỏ đã làm gì cho bà ngủ ngon giấc b) Bà bạn nhỏ ngủ rất ngon c) Bạn nhỏ rất yêu bà của mình d) Khi bà ngủ, cảnh vật xung quanh như thế nào * Luyện nói -Viết 1. Em hãy tưởng tượng người bà tỉnh giấc, thấy cháu đang quạt cho mình ngủ, bà đã nói lời cảm ơn và khen ngợi cháu. Em hãy ghi lại lời nói đó. 2. Bạn nhỏ trong bài đã quạt cho bà ngủ được ngon giấc. Em đã làm những gì giúp bà của mình. Hãy kể về những việc làm đó. Đề 11 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Suất cơm phần bà Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi: 24
  25. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 - Bà ơi, bà đói lắm phải không ? Bà cụ cười: - Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa? - Chúng cháu ăn rồi. Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi: - Các cháu có được ăn thịt không ? Đứa nhỏ nói: - Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi. Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt, Bà nuốt sao nổi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi”. Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh. Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo: - Sao bà ăn ít thế ? Bà ốm hả bà? Bà cụ cười như khóc: - Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à ! Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc. (Theo Nguyễn Khải) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà ? a. Bà ơi, cháu thương bà lắm. b. Bà ơi, bà đói lắm phải không? c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà? 2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình ? a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau. b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to. c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong. 3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm hai đứa cháu mang đến ? a. Vì bà đã ăn quà rồi. b. Vì bà bị ốm. c. Vì bà muốn nhường cho hai cháu. 4. Vì sao tác giả đã khóc? a. Vì trời buốt lạnh. b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ. c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau. 5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất ? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời. 25
  26. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết khiến em cảm động nhất là * Luyện từ và câu 1. Những từ nào chỉ đồ dùng trong gia đình có trong đoạn văn sau, hóy gạch chõn từ đú: Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới. * Luyện nói - Viết 1. Thay lời một trong hai bạn nhỏ trong câu chuyện, viết từ 3 đến 5 câu thăm hỏi, mời bà xơi cơm hoặc nói lên suy nghĩ, tình cảm của mình đối với bà sau khi đưa cơm cho bà. 2. Em đã từng được ông bà yêu thương, chăm sóc hoặc chứng kiến những câu chuyện cảm động về tình cảm của ông bà dành cho các cháu. Em hãy viết từ 4 đến 6 câu để kể lại. . 26
  27. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Đề 12 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Quà tặng mẹ Sắp đến ngày sinh nhật mẹ rồi ! Mấy ngày hôm nay, chị Hà và bố cứ nhỏ to bàn bạc xem sẽ mua gì cho mẹ làm tớ sốt ruột vô cùng. Ai cũng có ý tưởng về một món quà thật đặc biệt, thật bất ngờ dành cho mẹ. Chị Hà dự định sẽ mua chiếc tạp dề kiểu dáng mới nhất tặng mẹ. Bố tặng mẹ một bữa ăn do chính bố “đạo diễn” và một cặp vé xem bộ phim mà mẹ thích nhất. Còn tớ thì lo lắng vô cùng. Vì cho đến giờ, tớ vẫn chưa nghĩ ra nổi món quà gì. Đang nằm buồn xo trên gác, một ý tưởng chợt loé lên trong đầu tớ. Tặng mẹ những chiếc thẻ giúp việc thì sao nhỉ ? Đây sẽ là món quà độc nhất vô nhị cho mà xem. Thế là tớ hì hục cắt những tấm thẻ to bằng nhãn vở, xung quanh trang trí cây dây leo, ở giữa tấm thẻ tớ ghi dòng chữ “Thẻ giúp việc thần kỳ” để xem tớ sẽ giúp mẹ những việc gì nào. Mẹ tớ làm thợ may, hay mỏi lưng vì vậy tớ viết dòng chữ “mát xoa” màu đỏ. Sau vài giờ cặm cụi, tớ có gần chục cái thẻ: dọn phòng, quét nhà, và một thẻ đặc biệt “Bé bi dậy sớm”để mẹ khỏi phải khổ sở vì sáng nào cũng phải đánh thức tớ. Tớ cẩn thận đặt tất cả những chiếc thẻ vào hộp gói giấy hồng và thắt một chiếc nơ ở ngoài. Ngày sinh nhật mẹ đã đến, bố và chị lần lượt tặng quà mẹ, đến lượt tớ, tớ hồi hộp quá. Tớ yêu cầu mẹ nhắm mắt lại và bẽn lẽn đặt món quà nhỏ xíu vào tay mẹ. Mẹ chầm chậm mở món quà của tớ và đọc rất lâu các dòng chữ. Rồi mẹ cảm ơn ba bố con, hôn tớ thật kêu và nói: “Hôm nay là ngày vui nhất của mẹ”mẹ thích tất cả các món quà những món quà của tớ làm mẹ xúc động hơn cả. Mẹ còn nói : “Món quà quý không phải vì giá trị vật chất của nó mà vì tấm lòng người tặng”. ( Theo Hoàng Việt Hoàng) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Nhân dịp sinh nhật mẹ, bạn nhỏ tặng mẹ món quà gì ? a. Chiếc tạp dề kiểu dáng mới nhất. b. Một đôi vé xem phim. c. Một hộp “Thẻ giúp việc thần kỳ”. 2. Vì sao bạn nhỏ quyết định tặng mẹ món quà đó ? a. Vì đó là món quà dễ làm. b. Vì bạn muốn làm cho mẹ giảm bớt mệt nhọc vì công việc. c. Vì bạn muốn thể hiện sự khéo tay của mình. 3. Vì sao bạn nhỏ lại xúc động trước món quà của bạn nhất ? a. Vì bạn nhỏ tự làm món quà đó bằng cả tấm lòng yêu thương của mình. b. Vì món quà đó rất đẹp. c. Vì đó là món quà rất đắt tiền. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Cần tặng người thân một món quà thật đắt tiền. 27
  28. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 b. Tình yêu thương của con cái dành cho ba mẹ là đáng qúy nhất. c. Phải biết khéo léo chọn quà tặng cho người khác. 5. Hãy viết từ 2 đến 3 câu nói lên cảm xúc của em về tình cảm của bạn nhỏ trong câu chuyện dành cho mẹ. * Luyện từ và câu 1. Những từ ở dòng nào sau đây nêu đúng tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ ? a. Thương yêu, quan tâm, biết ơn. b. An ủi, động viên, khuyến khích. c. Nhớ ơn, kính trọng, ngưỡng mộ. 2. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp: (yêu quý, những món quà, tấm lòng) a) Cả nhà đều mẹ. b) Cả ba bố con đều chuẩn bị đặc biệt để mừng sinh nhật mẹ. c) Món quà quý không phải vì giá trị vật chất của nó mà vì .của người tặng. 3. Những câu nào dùng dấu phẩy đúng ? a . Bố, chị Hà và bạn nhỏ đều có món quà đặc biệt tặng mẹ. a . Bố, chị Hà, và bạn nhỏ đều có món quà đặc biệt tặng mẹ. b. Bạn nhỏ đã cắt, viết trang trí những chiếc “thẻ thần kỳ” b. Bạn nhỏ đã cắt, viết, trang trí những chiếc “thẻ thần kỳ” c. Mẹ rất vui mừng, yêu thích và xúc động khi nhận những món quà của ba bố con. c. Mẹ rất vui mừng, yêu thích xúc động khi nhận những món quà, của ba bố con. * Luyện nói – viết 1. Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau cho thích hợp: (giản dị, người thân, vui, tấm lòng, thú vị, thử, đặc biệt) 28
  29. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Các bạn thấy món quà của tớ có không ? Các bạn đã bao giờ làm món quà như thế tặng chưa? Hãy đi nhé! Tớ tin là ai nhận được những món quá như thế cũng sẽ rất cho mà xem. Như mẹ tớ đấy. Mẹ nói : “Món quà quý không phải vì giá trị vật chất của nó mà vì của người tặng”. Hãy tặng cho người thân của bạn những món quà .với cả tấm lòng bạn nhé. Đề 13 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Cây xương rồng Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành các loài hoa, còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này sảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng. Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp, nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì chết, để lại cho cô một đứa con trai. Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm và đoảng vị. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị đó. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình. Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hoá thành một loài cây không lá, toàn thân đầy sai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng. Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết dọc đường. Cậu không hoá thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rộng là có thể mọc lên từ nơi sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy. Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần hưu quạnh. (theo Văn 4 – sách thực nghiệm CNGD) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Ngày xưa cuộc đời của con người diễn ra như thế nào? a. Con người sinh ra, lớn lên và khi chết đi thì các chàng trai biến thành đại thụ còn các cô gái biến thành các loài hoa. b. Con người sống mãi không bao giờ chết. c. Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi không già. 29
  30. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Hình ảnh người mẹ héo mòn và khi chết đi biến thành cây xương rồng cằn cỗi cho em thấy điều gì? a. Sức sống mãnh liệt của người mẹ. b. Người mẹ vô cùng đau khổ, cằn cỗi, khô héo như cây xương rồng khi có con hư. c. Người mẹ bị trừng phạt. 3. Người con khi chết biến thành gì ? a. Người con biến thành gió. b. Người con biến thành cát, làm thành sa mạc. c. Người con biến thành một cái cây. 4. Vì sao người ta giải thích rằng : “Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng”? a. Vì chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc từ cát bỏng. b. Vì hình ảnh cây xương rồng tượng trưng cho lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu. c. Vì cây xương rồng sinh ra trước cát. * Luyện từ và câu 1. Hãy sắp xếp các từ nuôi nấng, dạy bảo, yêu mến, kính trọng, hiếu thảo, chăm sóc, vâng lời, lễ phép thành hai nhóm: a) Nhóm từ chỉ việc làm, tình cảm của bố mẹ đối với con. b) Nhóm từ chỉ thái độ của con với bố mẹ. 2. Câu nào không thuộc kiểu câu Ai làm gì ? a. Người mẹ hết lòng chăm sóc cho con. b. Gió gom những hạt cát thành sa mạc. c. Cây xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. d. Vì hối hận và xấu hổ, người con bỏ đi lang thang và chết ở dọc đường. 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? của câu văn sau: Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy luôn hầu hạ và tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình. a. Người mẹ. b. Người mẹ vừa nghèo. c. Người mẹ vừa nghèo vừa câm ấy. 30
  31. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Luyện nói - viết 1. Hãy tưởng tượng và viết từ 4 đến 5 câu tả lại cây xương rồng. 2. Bà mẹ trong truyện Cây xương rồng đã hết lòng chăm sóc cho con. Em cũng đã được mẹ yêu thương và chăm sóc. Hãy viết từ 4 đến 5 câu kể về việc mẹ đã chăm sóc em như thế nào. Đề 14 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Ai là anh, ai là em ? Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau và giống nhau như đúc. Mẹ cho hai anh em mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu nên càng khó phân biệt được ai là anh, ai là em. Đến cả bố mẹ nhiều khi cũng lầm. Một hôm bác của Hùng, Cường từ thành phố về chơi, nhìn hai đứa trẻ giống nhau như hai giọt nước, ông thốt lên: - Làm sao biết được đứa nào là anh, đứa nào là em nhỉ ? 31
  32. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Thoáng nghĩ rồi ông vui vẻ gọi hai đứa đang chơi ở ngoài sân vào. - Nào, hai cháu lại đây bác cho quà. Và làm như chẳng hề quan tâm, bác đưa cho một đứa cả một gói kẹo, còn đứa kia chỉ được 5 chiếc. Hai đứa cùng lễ phép thưa: - Cháu xin bác ạ! Người bác quan sát thấy đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo. Thấy vậy, bác chạy lại cầm lấy tay đứa cầm túi kẹo hỏi: Cháu là anh đúng không? - Vâng ạ! Cháu là Hùng còn em cháu đây là Cường. Người bác cười vui. - Các cháu tôi ngoan lắm ! Nhưng các cháu có biết vì sao bác nhận biết được đứa nào là anh, đứa nào là em không nào ? (theo Võ Quảng) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Dòng nào nêu đầy đủ nhất về đặc điểm giống nhau của hai anh em Hùng và Cường ? a. Hùng và Cường đều mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu. b. Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau, giống nhau như đúc, lại mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu. c. Hùng và cường đều to cao bằng nhau. 2. Người bác chia kẹo cho hai anh em như thế nào? a. Chia cho hai anh em mỗi người một gói. b. Chia cho 2 anh em mỗi người 5 chiếc. c. Chia cho một cháu cả gói, cháu kia chỉ được 5 chiếc. 3. Vì sao người bác biết Hùng là anh của Cường. a. Vì Hùng cao hơn Cường. b. Vì Hùng giới thiệu với Bác. c. Vì bác thấy Hùng đã đưa gói kẹo của mình cho Cường để lấy 5 chiếc kẹo. Hùng đã nhường nhịn Cường, chứng tỏ Hùng là anh. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Chia kẹo phải chia cho em phần hơn. b. Cần chia kẹo không đều để nhận ra ai là anh, ai là em. c. Anh em phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau. 5. Hùng bằng tuổi Cường và cũng chỉ lớn bằng Cường nhưng thật xứng đáng làm anh. Vì sao? 32
  33. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Luyện từ và câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có câu tục ngữ về tình anh em a) Anh em như thể Rách lành .dở hay b) Chị em . 2. Những câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì? a. Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi. b. Hai anh em chơi ở ngoài sân. c. Bác gọi hai đứa trẻ chơi ngoài sân vào cho kẹo. d. Hai đứa trẻ nhìn nhau rồi quay ra cửa. 3. Dòng nào nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? của câu văn sau: Đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo. a. cầm túi kẹo. b. cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo. c. đổi lấy 5 cái kẹo. 4. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào từng ô trống cho thích hợp: Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc có người bác ở tỉnh xa về chơi, nhìn thấy hai anh em, ông thốt lên. - Hai anh em giống nhau như thế, làm sao mà bác phân biệt được nhỉ Thế rồi ông nghĩ ra cách chia kẹo cho hai anh em Qua việc Hùng đổi gói kẹo của mình cho Cường để lấy 5 chiếc kẹo, người bác biết được Hùng là anh của Cường * Luyện nói và viết 1. Anh Hùng đi học chưa về. Bác Toàn đến nhà và đưa em Cường sang nhà bà ngoại chơi. Em hãy đóng vai Cường viết vài dòng nhắn lại để anh Hùng yên tâm. 33
  34. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Em có lần được anh(chị) nhường nhịn hoặc em đã có những việc làm nhường nhịn cho em của mình. Hãy kể từ 3 đến 4 câu về việc làm đó. Đề 15 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Kho báu của tôi Kho báu của tôi ! Đó là những cuốn truyện bố mang về với lời tặng. Có khi đó là những truyện cổ mẹ cắt ra từ báo và dán lại hoặc quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Những quyển truyện ấy có khi hơi cũ một tý, có khi lại mất bìa dù đã được mẹ bọc lại cẩn thận và phần nhiều là truyện tranh không màu. Dù vậy, những câu chuyện vẫn mở ra một thế giới kỳ thú cho một cô bé sáu tuổi là tôi. Một lần, tôi thấy rằng Tun có cuốn sách Bác sĩ Ai-bô-lít. Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kỳ lạ. Tôi bần thần cả người vì mê quyển sách đến mức mơ thấy bố tặng tôi quyển sách ấy và kỳ lạ là để nó trong tủ lạnh. Tôi đã kể giấc mơ ấy cho mẹ. Thế rồi, sau chuyến công tác của bố, tôi đã tìm thấy quyển sách ấy trong tủ lạnh, giống hết như trong mơ. Khi ấy tôi sáu tuổi, tôi không để ý rằng những bữa cơm chỉ có tôi được ăn thịt cá, còn bố mẹ giành phần ăn rau “cho mát”. Tôi không để ý rằng trong những ngày tháng khó khăn ấy, bố mẹ không để cho tôi cảm thấy mình thiếu thốn. Và tôi không thiếu sách bao giờ. Tôi chỉ biết là bố mẹ đã mang đến một phép lạ, phép lạ đầy màu sắc. Màu sắc ấy tôi không nhìn thấy từ những quyển sách in màu bóng loáng. Tôi nhìn thấy nó từ những trang báo mẹ cắt ra để dành cho tôi, từ những chữ in hoa bố viết trên trang giấy dán trên quyển sách dịch, từ nụ cười của bố mẹ khi tôi mở cánh cửa tủ lạnh ra, như mở ra cánh cửa đến một thế giới diệu kỳ mà bố mẹ đã tạo dựng cho tôi. ( theo Đỗ Trần Mai Trâm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 34
  35. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 1. “Kho báu” của bạn nhỏ trong câu chuyện là gì? a. Một tủ toàn bộ đồ chơi rất đẹp. b. Những cuốn truyện bố mẹ mang về. c. Một con lợn đất đầy tiền xu. 2. Do đâu mà bạn nhỏ có được “kho báu” đó ? a. Do bạn bè tặng. b. Do bạn nhỏ mua bằng tiền mừng tuổi của mình. c. Do bố mẹ bạn dày công sưu tầm. 3. Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện tình yêu thương của bố mẹ dành cho bạn nhỏ? a. Cặm cụi cắt dán, dịch những quyển truyện cho con. b. Bố mẹ chỉ ăn rau, dành thịt cá cho con; dành dụm tiền để mua quyển sách mà con yêu thích. c. Trong những năm tháng khó khăn, bố mẹ đã không để cho bạn nhỏ cảm thấy mình bị thiếu thốn. d. Bố mẹ đưa bạn nhỏ đi du lịch. 4. Điều gì đã tạo ra phép lạ đầy màu sắc và thế giới diệu kỳ của bạn nhỏ. a. Màu sắc của cuốn sách in màu bóng loáng bố mẹ đã mua cho bạn nhỏ. b. Những tri thức kỳ diệu nằm trong những quyển sách bố mẹ dành cho bạn nhỏ. c. Tất cả tình yêu thương mà bố mẹ đã dành cho bạn nhỏ. 5. Theo em, khi gọi những gì bố mẹ dành cho mình là “kho báu của tôi”, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì? Hãy viết từ 1 đến 2 câu để trả lời. * Luyện từ và câu 1. Dòng nào nêu đúng những từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kỳ lạ. a. mỏng manh, rực rỡ, đẹp. 35
  36. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 b. quyển sách, trang giấy, đầy, con vật. c. to, dày, bóng loáng, thơm, đầy những con vật kỳ lạ. 2. Những từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau: Những quyển sách của Mai Trâm rất a. kì thú b. đáng quýc. bóng loáng d. màu sắc e. diệu kỳ 3. Câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào ? a. Kho báu của tôi là những cuốn truyện bố mang về. b. Quyển truyện mỏng manh, màu sắc rực rỡ như một bông hoa. c. Tôi kể giấc mơ ấy cho mẹ tôi. d. Những quyển sách ấy mang đến cho tôi bao nhiêu điều kỳ diệu. 4. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Những trang giấy Bóng loáng, thơm ơi là thơm. a. Là gì ? b. Làm gì? c. Thế nào ? * Luyện nói - viết 1. Em cũng có những quyển sách yêu quý. Hãy giới thiệu về một trong những quyển sách đó. 2. Cũng như Mai Trâm, em được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, tặng quà. Hãy viết tiếp từ 3 đến 4 câu để có đoạn văn nói về những quà tặng của bố mẹ dành cho em với câu mở đầu sau: Bố mẹ rất hay mua quà cho em 36
  37. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Đề 16 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Con chó Bun-Ka của tôi Tôi có một con chó nhỏ. Tên nó là Bun-ka, lông nó đen tuyền, trừ hai đầu bàn chân trước màu trắng. Mõm nó to, mắt to, đen óng ánh. Răng nó trắng, lúc nào cũng nhe ra. Nó không dữ và chẳng cắn ai bao giờ. Nhưng có vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ. Khi có bám vào cái gì thì hai hàm răng của nó cắn chặt đến nỗi nó dính vào đó nhưng một mớ giẻ. Một hôm, nó được suỵt xông vào một con gấu trắng. Nó ngoạm tai gấu và cứ bám mãi như một con đỉa. Con gấu cào và lắc tứ tung vẫn không tài nào thoát ra được. Cuối cùng gấu lăn ra nhất định đè bẹp Bun-ka nhưng con chó chỉ chịu buông ra khi mọi người lấy nước lạnh dội vào nó. Tôi có nó từ khi nó bé tí và tự tay tôi đã nuôi nấng nó. Khi đi Cáp-ca không thể đem nó theo, tôi đã nhốt nó lại và lén ra khỏi nhà. Đến trạm dừng chân đầu tiên, tôi chợt thấy trên đường có cái gì đó vừa đen vừa óng ả. Đó là con Bun-ka với chiếc vòng cổ bằng đồng. Nó lao đến nhảy chồm vào người tôi, liếm tay tôi rồi nằm lăn dưới bóng râm của xe trượt tuyết. Lưỡi nó thè ra như một bàn tay. Nó thở hồng hộc, hai bên sườn run rẩy, nó quàn quại người, đuôi đập xuống đất. Sau đó, tôi được biết rằng, khi tôi ra đi, nó đã nhảy qua cửa sổ, làm vỡ cả kính. Và theo dấu vết tôi, nó chạy nước đại trên quãng đường dài gần hai chục dặm. (Theo lép Tôn – xtôi) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Chú chó Bun-ka có đặc điểm gì về hình dáng? a. Lông màu vàng, mõm nhỏ, mắt mầu nâu. b. Lông đên tuyền, hai đầu bàn chân trước màu trắng, mõm to, mắt to, đen óng ánh, răng trắng. c. Lông màu trắng, mắt nhỏ, đen tròn. 2. Tính tình của chú chó Bun-ka như thế nào? a. Dữ tợn, hay cắn mọi người. b. Hiền lành, nhút nhát. c. Không dữ và chẳng cắn ai bao giờ, nhưng mạnh mẽ và bền bỉ. 3. Những chi tiết nào được dùng để tả sự mạnh mẽ và bền bỉ của Bun-ka khi xông vào cắn gấu? a. Nó ngoạm vào tai con gấu và bám mãi như một con đỉa, gấu cào và lắc tứ tung vẫn không thoát ra được. b. Bun-ka được suỵt xông vào con gấu. c. Gấu lăn ra đất định đè bẹp Bun-ka, Bun-ka cũng không chịu buông tha. 37
  38. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 4. Chú cho Bun-ka đã vượt qua những khó khăn gì để đi theo chủ ? a. Chú nhảy qua cửa sổ, nằm trên xe trượt tuyết. b. Chú nhảy qua cửa sổ, làm vỡ cả cửa kính và chạy nước đại gần hai chục dặm theo dấu xe trượt tuyết. c. Chú chạy gần hai chục dặm trong ngày hè nóng nực. 5. Những chi tiết nào trong bài thơ nói lên tình cảm của chú chó Bun-ka khi gặp được chủ? a. Nó lao đến, nhảy chồm vào người chủ, liếm tay chủ, nằm lăn dưới bóng dâm của xe trượt tuyết. b. Nó run rẩy, quằn quại người, đuôi đập xuống đất. c. Đuôi nó ngoáy tít. 6. Qua bài đọc trên, em có nhận xét gì về chú chó Bun-ka. * Luyện từ và câu 1. Cõu nào nêu đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau, hóy gạch chõn: Tôi có một con chó nhỏ. Tên nó là Bun-ka, lông nó đen tuyền, trừ hai đầu bàn chân trước màu trắng. Mõm nó to, mắt to, đen óng ánh. Răng nó trắng, lúc nào cũng nhe ra. Nó không dữ và chẳng cắn ai bao giờ. Nhưng nó vô cùng mạnh mẽ và bền bỉ. 2. Tỡm từ chỉ đặc điểm nào trái nghĩa với mỗi từ sau: a) đen/ b) dữ tợn/ c) to/ d) mạnh mẽ/ 3. Câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào ? a. Tên nó là Bun-ka. b. Chú chó Bun-ka mạnh mẽ và bền bỉ. c. Nó thở hồng hộc. 4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu theo mẫu Ai thế nào ? a) Con mèo tam thể b) đỏ chót, rực rỡ như bông hoa mào gà. c) chăm chỉ cày ruộng. d) Hai chiếc tai thỏ * Luyện nói và viết 38
  39. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 1. Nói lại câu khen ngợi chú chó Bun-ka và ghi lại. 2. Chú chó Bun-ka trong câu chuyện Con chó Bun-ka của tôi được tác giả Lép Tônxtôi miêu tả rất đẹp, mạnh mẽ và tình nghĩa. Em cũng biết một con vật nuôi trong nhà rất đáng yêu. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 6 câu) nói về con vật đó dựa vào những câu hỏi gợi ý sau: - Đó là con vật nào? - Hình dáng của nó có gì đặc biệt ? Lông có màu gì? Mắt nó ra sao? - Tính tình của nó như thế nào? Đề 17 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Chú trống choai - Kéc! Kè ! Ke! e e! Các bạn có nghe thấy tiếng gì không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phóc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phóc lên đứng ở canh chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ gà Chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau: “Tuyệt ! Tuyệt! Tuyệt”, tỏ vẻ thán phục lắm. 39
  40. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quẩn quanh chân mẹ nữa rồi. Chú lớn nhanh như thổi. Mỗi ngày nom chú phổng phao, hoạt bát hơn. (Hải Hồ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Tác giả tả những bộ phận nào của chú gà Trống Choai? a. mào, cánh b. đôi chân, đuôi c. đuôi, cánh 2. Tác giả tả hình dáng Trống Choai bây giờ khác hồi còn nhỏ ở những điểm nào ? a. Đuôi đã có dáng cong cong. Cái mào của Trống Choai to hơn trước. b. Đuôi Trống Choai đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như trước, bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. c. Đôi cánh đã có duyên. Cái mỏ cũng có duyên lắm rồi. 3. Những câu văn nào cho biết chú Trống Choai lớn rất nhanh ? a. Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. b. Chú chẳng còn phải quẩn quanh chân mẹ nữa rồi. c. Chú lớn nhanh như thổi. d. Mỗi ngày nom chú một phổng phao, hoạt bát hơn. 4. Những từ ngữ : phóc một cái, nhảy tót lên, phóc lên nói lên điều gì về Trống Choai? a. Trống Choai có thân hình to lớn. b. Trống Choai khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. c. Trống Choai đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. 5. Chú Trống Choai có những đặc điểm nào đáng yêu ? a. Cái đuôi cong cong mềm mại, bộ cánh duyên dáng. b. Dáng điệu khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tiếng gãy dõng dạc. c. Có dáng điệu ngất ngưỡng, đuôi thẳng đuồn đuột. 6. Hãy viết tiếp từ 3 đến 4 câu văn để nói về chú gà Trống Choai: * Luyện từ và câu 1. Những từ nào gợi tiếng gáy của các loại gà trống? a. ò ó o b. Cúc cù cu c. Cục ta cục tác d. Kéc kè ke e e 40
  41. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Từ ngữ nào không chỉ gà ? a. gà ác b. gà chọi c. gà mờ d. gà giò e. gà hoa g. gà bài 3. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi . a. Ai làm gì? b. Ai là gì? c.Ai thế nào? 4. Bộ phận nào trong câu Chú Trống Choai lớn nhanh như thổi trả lời cho câu hỏi Chú Trống Choai thế nào ? a. lớn nhanh. b. như thổi. c. lớn nhanh như thổi. * Luyện nói - viết 1. Đọc bài văn trên, ta thấy chú gà Trống Choai được tác giả tả với những nét thật đáng yêu của một chú gà mới lớn. Em hãy nói hai câu thể hiện sự ngạc nhiên về Trống Choai. 2. Hằng ngày, chú Trống Choai phải tập gáy ba tiếng đồng hồ, đi kiếm ăn bảy tiếng và dạo chơi hai tiếng. Cũng như họ nhà gà, chú còn nghỉ ngơi, đứng rỉa lông cánh khoảng một tiếng đồng hồ vào lúc giữa trưa. Chú thường dậy sớm (5 giờ sáng) và lên chuồng đi ngủ sớm(khoảng 6 giờ tối). Em hãy giúp Trống Choai lập thời gian biểu một ngày. Đề 18 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: 41
  42. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Thư của mẹ Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ anh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta, và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền. Nghe mẹ bảo, con ạ. Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, và hơn nữa đi trước một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng có thể đứa bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương ! Hãy tin lời mẹ, En-ri-cô ạ, thỉnh thoảng con phải biết trích ra một đồng từ túi tiền của con để giúp một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thứ gì hết và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ cầu xin để khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có, ngoài phố xá bao nhiêu là xe cộ và trẻ con mặc toàn quần áo nhung mà lại có những đàn bà và trẻ con không có gì mà ăn cả! Không có gì mà mặc cả! Ôi ! En-ri-cô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng hào. (theo Những tấm lòng cao cả) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Khi ở trường về, En-ri-cô đã gặp ai ? a. Một người ăn xin vị què chân. b. Một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu c. Một cậu bé đánh giày. 2. Vì sao mẹ không hài lòng về cách cư xử của En-ri-cô với người đàn bà đáng thương đó? a. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã tránh đi vì trong túi không có tiền. b. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã nhìn bà ta và không cho gì hết dù trong túi có tiền. c. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã cho bà ta tiền. 3. Theo mẹ của En-ri-cô, vì sao cần phải giúp đỡ những người nghèo khổ ? a. Vì hộ là những người không có cái ăn, cái mặc, rất đáng thương. b. Vì giúp đỡ họ sẽ được họ biết ơn. c. Vì giúp đỡ họ mình sẽ gặp được nhiều may mắn. 4. Bức thư của mẹ En-ri-cô cũng nhắn nhủ chúng ta điều gì? a. Bức thư của mẹ En-ri-cô muốn nhắc chúng ta không nên để ý đến những người nghèo khổ. b. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoạn nạn. c. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải quan tâm, chào hỏi những người nghèo khổ. 42
  43. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 5. Hãy viết tiếp từ 2 đến 4 câu để hoàn thành đoạn văn nói về những người nhân ái trong cuộc sống: Thật là vui khi nghĩ rằng trong cuộc sống này còn biết bao con người có tấm lòng nhân ái như mẹ En-ri-cô, Họ biết * Luyện từ và câu 1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn sau: Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta, và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền. a. đi qua, bế, nhìn, cho b. đi qua, bế, xanh xao, cho c. đáng thương, nhìn, đứa trẻ, ốm yếu. 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn văn ở câu 1 ? a. xanh xao, vuốt ve, ốm yếu. b. xanh xao, ốm yếu, có tiền. c. đáng thương, xanh xao, ốm yếu. 3. Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa. a. giàu có – nghèo đói. b. nghèo khổ – khó khăn. c. sung sướng – giàu có. 4. Câu “Con nhìn bà ta và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu dưới đây ? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? 5. Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu Ai thế nào ? a. Bạn nhỏ là người rất thương người. b. Bạn nhỏ cho người đàn bà nghèo khổ một đồng tiền. c. Bạn nhỏ rất thương người. * Luyện nói - viết 1. Em hãy tưởng tượng mình là En-ri-cô và hoàn thành bức thư ngắn đáp lại lời khuyên của mẹ. 43
  44. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Xung quanh em có biết bao người có tấm lòng nhân ái, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác khi khó khăn. Hãy kể về một người như thế mà em biết. Đề 19 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Mùa thu trong trẻo Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. Giờ nó nắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. Cũng có lúc dòng sông như một tấm gương tráng thuỷ tinh ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản. Lúc ấy, mặt nước hệt như một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì . Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Hoạ hoằn mới có vài lá non xanh, lúc nho nhỏ mọc xoè trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức . (Nguyễn Văn Chương) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Trong bài, bầu trời mùa thu được tả đẹp như thế nào ? 44
  45. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 a. Bầu trời cao bổng lên, xanh trong, một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu và vắng hẳn những đám mây đen. b. Bầu trời cao vời vợi với những đám mây hồng. c. Bầu trời thấp hẳn xuống với những đám mây đủ màu. 2. Mùa thu, dòng sông được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào ? a. Dòng sông sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. b. Dòng sông lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc, như một tấm gương tráng thuỷ tinh ngân xanh, soi rõ trời cao. c. Dòng sông như một dải lụa đào lượn lờ giữa hai hàng cây xanh. 3. Nối từng ô ở cột trái với ô thích hợp ở cột phải để thấy cảnh hồ sen đang lụi tàn. a) Những chiếc lá 1. lúc nho nhỏ mọc xoè trên mặt nước 2. to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng b) Vài lá nón như muốn soi chân trời 3. to như cái sàng màu xanh sẫm đã c) Những chiếc lá quăn mép, khô dần 4. Để làm nổi bật vẻ đẹp của mùa thu, tác giả chọn những gì để tả ? a. Bầu trời, đám mây, những trận mưa. b. Bầu trời, dòng sông, lá sen. c. Bầu trời, chiếc lá sen, tiếng chim cuốc. 5. Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời . * Luyện từ và câu 1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong hai câu văn sau: Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu. 45
  46. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 a. cao bổng, xanh trong, trứng sáo, êm dịu. b. cao bổng, xanh trong, xanh trứng sáo, ngọt ngào, êm dịu. c. tự nhiên, cao bổng, xanh trong, ngọt ngào. 2. Ghi tên mùa vào từng chỗ trống cho thích hợp: a) Hoa muống nở tím lấp lánh,hoa phượng đỏ rực, mưa rào ập xuống, ánh nắng choi chang, ve kêu ra rả là những hình ảnh của mùa b) Vườn cây đâm chồi nảy lộc, hoa đào chúm chím, lất phất mưa bụi, mọi người háo hức đón Tết là những hình ảnh của mùa c) Trời cao trong xanh ngắt, hoa cúc nở rộ, thơm mùi cốm mới, rước đèn họp bạn là những hình ảnh của mùa d) Gió lạnh hun hút, ánh lửa bập bùng, ấp ủ mầm sống, giấc ngủ trong chăn ấm là những hình ảnh của mùa 3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau. a) Vào những buổi trưa hè, trời nắng (chói lọi, chói sáng, chói chang, chói lói, chói ngời) b) Mùa hè, tiết trời (nóng sốt, nóng chảy, nóng lòng, nóng hổi, nóng nực) c) Trên cây, ve đua nhau kêu (rả rích, nỉ non, da diết, ra rả, rỉ rả) 4. Những câu nào trả lời đúng mỗi câu hỏi sau: a) Khi nào cuốc kêu ra rả ? a1. Khi mùa hè đến cuốc kêu ra rả. a2. Khi mỏi miệng sau một mùa hè, cuốc kêu ra rả. a3. Mùa hè, cuốc kêu ra rả. b) Em vui nhất khi nào ? b1. Em vui nhất khi buổi tối. b2. Em vui nhất khi mùa thu tới. b3. Em vui nhất khi được mẹ khen. * Luyện nói - viết 1. Mùa thu đã đến. Nàng Thu vui vẻ dạo chơi khắp mọi nơi. Trên đường đi, nàng gặp chị Gió đang đùa giỡn với những Gương Sen trên Hồ Nước. Nàng dừng lại và nói: “Chào các bạn! Các bạn có nhận ra tôi không? Tôi là Mùa Thu đây. Lâu nắm rồi tôi mới được gặp các bạn.” 46
  47. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Hãy tưởng tượng, em được nghe thấy cuộc trò chuyện giữa nàng Thu với chị Gió, Gương Sen và Hồ Nước. Hãy nói tiếp lời đáp của ba nhân vật trên với nàng thu. 2. Em hãy viết tiếp từ 2 đến 4 câu nói về vẻ đẹp của mùa thu. Mùa Thu thật đẹp ! Đề 20 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau Những niềm vui Cả bọn ngồi trên những phiến gỗ dưới đám bạch đàn tán chuyện - Tớ có chuyện vui. Xem này, tớ có dải băng buộc tóc mới thật đẹp. - Tớ cũng có chuyện vui - Hồng tiếp lời. - Tớ vừa được tặng một hộp bút chì màu. - Thế thì có gì đáng vui - Hùng lên tiếng - Tớ có cái cần câu cơ. Muốn câu bao nhiêu cá cũng có. - Chỉ có Tuấn là không có chuyện gì vui.- Hoa nói- Cậu ấy chẳng nói gì. - Có chứ, tớ trông thấy hoa cơ - Tuấn vội nói. Cả bọn nhao nhao hỏi: - Hoa gì ? - Hoa ở trong rừng ấy ! Giữa bãi cỏ. Lúc đó là mùa xuân. Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng. 47
  48. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Các bạn cười ồ lên: - Thế mà cũng gọi là chuyện vui! - Tớ còn thấy cả mái nhà mùa đông, sương mù phủ kín. Thế rồi bỗng nắng chiếu xuống. Một bên mái xanh biếc. Bên kia lại đỏ ửng. Tất cả cứ sáng rực lên. - Cậu chỉ giỏi tưởng tượng. Làm gì có xanh với đỏ. Cậu chẳng có gì vui nữa à ? - Có chứ. - Tuấn đáp. - Một lần tớ nhìn thấy con cá bạc. - Cậu định phịa chuyện gì nữa đấy ? - Hùng phá lên cười. - Không, không phải đâu. - Tuấn nói. - Mưa rào tạnh, ở dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt. Rồi mặt trời chiếu vào đó, Gió thoảng nhẹ. Sóng gợn lên và những con cá bạc lấp lánh trong đó. - Chẳng có gì vui cả. - Hoa, Hùng cười ầm ĩ. Chỉ có Hồng có vẻ đăm chiêu: - Có lẽ những niềm vui của cậu ấy lớn hơn niềm vui của chúng mình thật. Cậu ấy thấy chúng ở những gì mà chúng mình không nhìn thấy. (Phỏng theo L.Vô-rôn-cô-va) 1. Nối từng ô ở cột trái với ô thích hợp ở cột phải để thấy được niềm vui của mỗi bạn: a) Hoa 1. Vui vì có cái cần câu b) Hồng 2. Vui vì nhìn thấy vẻ đẹp của hoa mùa xuân, mái nhà vào mùa đông, cơn mưa mùa hè với con cá bạc. c) Hùng 3. Vui vì được tặng một hộp bút chì màu d) Tuấn 4. Vui vì có dải băng buộc tóc mới, đẹp Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 2. Câu nào cho thấy vẻ đẹp của hoa mùa xuân mà Tuấn nhìn thấy ? a. Tớ trông thấy hoa cơ. b. Hoa ở trong rừng ấy. c. Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng. 3. Vì sao các bạn cho rằng những điều Tuấn nói không phải là niềm vui ? a. Điều Tuấn nói ai cũng có, chẳng phải của riêng Tuấn nên không phải là niềm vui của Tuấn. b. Đó là điều do Tuấn tưởng tượng ra, không có thật. c. Điều đó hết sức bình thường chẳng có gì đáng vui. 4. Vì sao Hồng cho rằng niềm vui của Tuấn lớn hơn niềm vui của các bạn khác ? a. Tuấn có nhiều niềm vui hơn các bạn. b. Tuấn được đi nhiều nơi nên thấy được nhiều thứ kỳ lạ. 48
  49. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 c. Tuấn nhìn thấy vẻ đẹp trong những sự rất bình thường mà người khác không nhận ra. 5. Theo em, câu chuyện có ý nghĩa gì? a. Câu chuyện muốn nói rằng người nào yêu thiên nhiên sẽ tìm thấy vẻ đẹp của thiên nhiên qua các sự vật gần gũi, quen thuộc. b. Khuyên người ta cần biết lắng nghe bạn, chớ nên vội vàng phản đối c. Khuyên người ta không nên khoa khoang. 6. Mỗi niềm vui của Tuấn gợi ra một hình ảnh đẹp, Em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời. * Luyện từ và câu 1. Từ nào không thuộc nhóm từ chỉ thời tiết của từng mùa trong mỗi dòng sau. a) Mùa xuân: ấm áp, ẩm ướt, oi ả, mát mẻ. b) Mùa hè: nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung. c) Mùa thu: se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may. d. Mùa đông: giá buốt, rét cắt da cắt thịt, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, ấm áp. 2. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn (Nắng vàng, ửng đỏ, náo nức, ánh nắng) điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả mùa hè: Hoa phượng nở, thế là mùa hè (1) lại trở về. Mặt trời toả (2) chói chang (3) phủ khắp mặt đất. Khi mùa hè đến, những trái vải đã (4) 3. Dựa vào nội dung bài đọc Những niềm vui, trả lời các câu hỏi sau: a) Khi nào Tuấn nhìn thấy hoa nở trắng phau? b) Khi nào Tuấn nhìn thấy mái nhà bị sương mù phủ kín? c) Lúc nào Tuấn thấy những con cá bạc lấp lánh trong vũng nước? 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau: a) Sau cơn mưa, dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt. 49
  50. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 b) Mùa xuân, Tuấn được đi vào rừng chơi. c) Khi mặt trời chiếu xuống, Tuấn thấy một bên mái nhà xanh biếc, bên kia lại đỏ ửng. 5. Điền dấu phẩy, dấu chấm hoặc dấu chấm than vào từng ô trống trong đoạn văn sau sao cho phù hợp: Hoa hỏi Tuấn: - Cậu có niềm vui gì ? Kể đi Tuấn đáp: - Tớ thấy hoa nở trắng phau cả rừng vào mùa xuân thấy mái nhà bên đỏ bên xanh khi mặt trời chiếu sáng vào mùa đông thấy những con cá bạc lấp lánh trong vũng nước đọng dưới gốc táo sau cơn mưa rào mùa hạ Những điều đó mới diệu kì làm sao * Luyện nói - viết 1. Các câu văn sau nói về niềm vui vủa Tuấn, dựa vào đó, em hãy tưởng tượng để viết lại hoặc viết thêm vào để có ba đoạn văn tả các mùa: a) Hoa ở trong rừng ấy ! Giữa bãi cỏ. Lúc đó là mùa xuân. Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng b) Tớ còn thấy cả mái nhà mùa đông, sương mù phủ kín. Thế rồi bỗng nắng chiếu xuống. Một bên mái xanh biếc. Bên kia lại đỏ ửng. Tất cả cứ sáng rực lên. c) Mưa rào tạnh, ở dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt. Rồi mặt trời chiếu vào đó. Gió thoảng nhẹ. Sóng gợn lên và những con cá bạc lấp lánh trong đó. 50
  51. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Cũng như Tuấn, em đã từng nhìn ngắm vẻ đẹp của cảnh vật qua các mùa. Hãy viết từ 5 đến 7 câu nói về một mùa em yêu thích theo gợi ý: - Đó là mùa nào ? - Thời tiết có gì đặc bịêt? - Cảnh vật, cây cối như thế nào? Đề 21 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Hoạ mi hót Mùa xuân ! Mỗi khi Hoạ Mi tung ra những tiếng hít vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hoá rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng Hoạ Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Hoạ Mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kỳ diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng giấc.Hoạ Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. (Võ Quảng) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Đoạn văn nói về tiếng hót của Hoạ Mi vào thời gian nào ? a. Mùa xuân b. Mùa hè c. Mùa thu 2. Những hình ảnh nào cho thấy khi Hoạ Mi hót, cảnh vật có sự đổi thay kỳ diệu ? a. Trời bỗng sáng thêm ra. Da trời bỗng xanh cao. b. Những luồng ánh sáng hoá rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ lấp lánh thêm. 51
  52. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 c. Mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. d. Sóng trên biển cả nổi lên cồm cộm. e. Hoà bừng giấc xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. g. Các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đổi mới. 3. Chim, Hoa, Mây, Nước nghĩ như thế nào về tiếng hót kỳ diệu của Hoạ Mi? a. Hoạ Mi hót báo hiệu mùa xuân đến. b. Tiếng hót của Hoạ mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng. c. Tiếng hót của Hoạ Mi làm cho tất cả bừng giấc. 4. Hoạ Mi thấy trong lòng như thế nào ? Và Hoạ Mi làm gì? a. Hoạ Mi thấy rất tự hào, cất lên tiếng hót mêli. b. Hoạ Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. c. Hoạ Mi thấy kiêu hãnh không hót nữa. 5. Câu nào nêu đúng nội dung bài nhất? a. Bài văn tả con chim Hoạ Mi. b. Bài văn tả cảnh đẹp mùa xuân. c. Bài văn ca ngợi tiếng hót của Hoạ Mi, ca ngợi sự biến đổi đẹp đẽ, kỳ diệu, bừng lên sức sống của cảnh vật khi mùa xuân đến. 6. Khi Hoạ Mi hót, bầu trời, ánh sáng, mây, hoa và chim đều có sự đổi thay kì diệu tạo nên bức tranh, bản nhạc của mùa xuân. Em yêu thích hình ảnh nào nhất. * Luyện từ và câu. 1. Nối từng từ ở cột trái với lời giải thích hợp ở cột phải: 1. Chim lớn hơn sao, lông đen nhạt, có nhiều a) Họa Mi chấm trắng, thường kêu vào đầu mùa hè. 2. Chim sống gần nước, mỏ dài, lông xanh, b) Vàng Anh ngực nâu, hay nhào xuống nước để bắt cá. 3. Chim gần giống vòi khướu, lông màu nâu c) Bói cá vàng, trên mí mắt có vành lông trắng, hót hay. d) Tu hú 4. Chim thuộc bộ sẻ, cỡ lớn bằng chim sáo, 52
  53. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 lông màu vàng, hót hay. 2. Tìm tên các loài chim trong ngoặc đơn (sáo, cuốc, én, sẻ, sâu) điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp: a. Bay ngang, bay dọc báo mùa xuân về là đàn chim b. Tiếng kêu da diết, ở bụi ở bờ, báo mùa hè tới là con chim c. Làm tổ đầu nhà, suốt ngày ríu rít là đàn chim d. Luôn chân nhảy nhót, vạch lá tìm sâu, là chú chim e. Bắt chiếc tiếng người, báo nhà “có khách” là anh chàng 3. Đặt câu hỏi ở đâu? Vào đâu? cho mỗi bộ phận chỉ địa điểm có trong mỗi câu sau: a) Chim Sơn ca thích bay liệng giữa bầu trời cao rộng. b) Chim báo mật sống ở các cánh rừng Châu Phi, chuyên ăn ong non và mật ong. c) Đại bàng cánh dài và rộng, sống ở vùng núi cao, chuyên ăn thịt. d) Gõ kiến có bộ lông sặc sỡ, thường dùng mỏ gõ vào thân cây để tìm kiếm ăn. * Luyện nói - viết 1. Em hãy thay lời Hoạ Mi đáp lại lời cảm ơn trong trường hợp sau: Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng giấc nên chúng đã nói: - Cảm ơn bạn ! Nếu không có tiếng hót kì diệu của bạn thì chúng mình vẫn còn ngủ say trong mùa đông lạnh lẽo! Hoạ Mi đáp : 2. Cũng như Hoạ Mi, mỗi loài chim đều có vẻ đáng yêu. Em hãy viết từ 4 đến 6 câu tả hình dáng, hoạt động của một loài chim mà em yêu thích. 53
  54. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Đề 22 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Vệ sỹ của rừng xanh Đại Bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: Loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng. Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nhìn như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới 3 mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân mình tặng gần ba chục cân lên bầu trời cao. Cánh đại bàng rất khoẻ, bộ xương cánh dài như ống sáo và trong như thuỷ tin. Lông cánh đài bàng dài tới 40 phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạt giang vậy. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khoẻ và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy sức khoẻ của mình để bắt nạt các giống chim khác. Hình ảnh con chim đại bàng trở thành hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của nhân dân miền núi. (Theo Thiên Lương) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bài văn tả chim đại bàng ở vùng nào ? a. Vùng núi phía bắc. b. Vùng rừng núi Trường Sơn. c. Vùng Tây Nguyên. 2. Khi vỗ cánh bay lên cao, đại bàng được tác giả so sánh với gì? a. Một cánh diều. b. Một chiếc thuyền. c. Một chiếc tàu lượn. 3. Vì sao tiếng đại bàng vỗ cánh được anh chiến sĩ gọi là “dàn nhạc” giao hưởng trên bầu trời. 54
  55. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 a. Vì đại bàng đập cánh rất nhanh. b. Vì cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. c. Vì cánh đại bàng đập vào nhau tạo ra tiếng kêu. 4. Vì sao đại bàng được gọi là “vệ sĩ của rừng xanh”? a. Vì nó có sải cánh rất vĩ đại. b. Vì móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạt giang. c. Vì đại bàng rất khoẻ nhưng không cậy sức của mình để bắt nạt các giống chim khác. 5. Hình ảnh chim đại bàng trở thành hình tượng của điều gì? a. Vệ sĩ của rừng xanh. b. Dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. c. Lòng khao khát tự do và tinh thần dũng cảm. 6. Viết tiếp vào chỗ trống cho thành câu: Em rất thích chim đại bàng. Đó là một loài chim * Luyện từ và câu 1. “Vệ sĩ của rừng xanh” là cách gọi hình ảnh chim đại bàng . Em hãy tìm tên các loài chim phù hợp với những cách gọi sau: a) “Cánh chim báo mùa xuân” b) “Con chim báo nhà có khách” c) “Con chim có tiếng kêu báo mùa vải chín” d) “Dũng sĩ diệt chuột” e) “Bạn nhà nông” 2. Những từ nào không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau: a) Từ ngữ gọi tên các loài chim: chào mào, sáo sậu, gà trống, cú mèo, cò, sóc, công, vẹt, đại bàng, chồn, gõ kiến. b) Từ chỉ tiếng hót của các loài chim: líu lo, ríu rít, cục cục, choách choách, thánh thót, vi vu, véo von. 3. Câu nào sau đây dùng đúng dấu phẩy ? a1. Cánh đại bàng rất khoẻ, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo trong như thuỷ tinh. a2. Cánh đại bàng rất khoẻ, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo trong, như thuỷ tinh. a3. Cánh đại bàng rất khoẻ, bộ xương cánh tròn dài, như ống sáo trong như thuỷ tinh. 55
  56. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 b1. Nhờ sải cánh chắc khoẻ đại bàng mới nâng được thân mình nặng gần ba chục cân lên bầu trời cao. b2. Nhờ sải cánh chắc khoẻ, đại bàng mới nâng được thân mình nặng gần ba chục cân lên bầu trời cao. b3. Nhờ sải cánh chắc khoẻ đại bàng mới nâng được thân mình nặng, gần ba chục cân lên bầu trời cao. * Luyện nói - viết 1. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn (màu trắng, rut nhau, vui vẻ, màu xám, hạnh phúc) điền vào chỗ trống để có đoạn văn nói về chim bồ câu: Nhà em mới nuôi một đôi chim bồ câu. Con đực có bộ lông Con cái có bộc lông Ngày ngày, đôi chim bồ câu vào vườn kiếm ăn. Chúng sống thật và bên nhau. 2. “Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nhìn như một chiếc tàu lượn”. Em đã từng quan sát nhiều loài chim bay lượn. Hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu miêu tả cánh bay lượn của một loài chim mà em yêu thích. Đề 23 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Con voi của trần hưng đạo Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lớn thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi. 56
  57. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan, có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hoá thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa.” Lời thế bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này. Ngày nay, sát bên bờ sông Hoá còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa. (Đoàn Giỏi) 1. Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để biết chuyện gì đã xảy ra với con voi của Trần Hưng Đạo trên đường tiến quân đánh giặc Nguyên. a) Voi 1. Tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu a) Quân sĩ và nhân dân 2. đành để voi ở lại a) Trần Hưng Đạo 3. bị sa lầy Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 2. Hình ảnh nào cho thấy tình cảm của con voi với Trần Hưng Đạo ? a. Voi mỗi lúc một lún sâu thêm. b. Voi kêu lên thảm thiết. c. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi. 3. Những chi tiết nào cho thấy tình cảm của Trần Hưng Đạo với voi và quyết tâm đánh giặc của ông? a. Không đành lòng, đau xót, nhưng vì việc quân nên phải để voi ở lại. b. Xây tượng, đắp mộ cho voi. c. Thương tiếc voi, căm thù quân giặc nên đã trỏ tay xuống dòng sông Hoá thề rằng không phá xong giặc Nguyễn sẽ không về bến sống này nữa. 4. Từ nào nói về con voi như nói về một người chiến sĩ? a. khôn ngoan b. có nghĩa c. trung hiếu 5. Vì sao câu chuyện Con voi của Trần Hưng Đạo được mọi người truyền tụng đến tận bây giờ? a. Vì voi là loài vật có ích. b. Vì con voi này là một con vật khôn ngoan và rất có nghĩa. 57
  58. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 c. Vì đây là một câu chuyện cảm động về tình cảm của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo với con voi chiến của mình, là một câu chuyện về quyết tâm đánh giặc của ông cha ta. 6. Hãy viết từ 2 đến 4 câu giải thích vì sao nhân dân bên bờ sông Hoá lại lập đền thờ voi. * Luyện từ và câu 1. Những từ ngữ nào dưới đây có thể dùng để tả đặc điểm của voi? a. lầm lì b. chậm chạp c. ranh mãnh d. đồ sộ e. nhanh thoăn thoắt g. ục ịch 2. Nối tên con vật ở cột trái với đặc điểm của nó ở cột phải cho thích hợp: a) Voi 1. ranh mãnh b) Hổ 2. hung dữ c) Sóc 3. leo treo giỏi d) Cáo 4. chậm chạp e) Vượn 5. nhanh như tên bắn 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau: a) Con voi của Trần Hưng Đạo Khôn ngoan, có nghĩa với người, có công với nước. b) Chú voi bước đi thong thả, chậm rãi. c) Lông thỏ trắng muốt. d) Thỏ chạy như bay. * Luyện nói - viết 58
  59. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 1. Hãy viết đoạn văn từ 4 đến 6 câu tả một con voi mà em có dịp quan sát. Đề 24 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Nai tắm suối Những ngày hè nắng gắt, trời đất lặng gió, bạn hãy chịu khó ngồi yên ở một nơi khuất nẻo nào đó bên bờ suối, nơi quê hương của hươu nai thì bạn sẽ nhìn thấy đàn nai xuống suối. Một con đầu đàn, cũng có thể là con dũng cảm nhất, mắt ngơ ngác nhìn tứ phía, vừa đi, vừa ngửi đất, lò dò tưng bước một từ lưng sườn núi giữa rừng đi xuống suối. Khi con đầu đàn đi xuống khe nước đựng an toàn, nó liền kêu lên những tiếng man dại, con người rất khó bắt chước. Lập tức cả đàn đi nhanh xuống suối. Xuống đến suối, việc đầu tiên là chúng uống một ngụm nước thật hả hê. Hai cánh mũi phập phùng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú. Sau đó cả đàn từ từ lội xuống giữa suối. Bao giờ nước vừa xâm xấp chớm đến bụng thì chúng dừng lại. Những con nai con đứng cạnh mẹ, nước gần ngập đến lưng. Nai đứng giữa nước như vậy người miền núi gọi là nai tắm suối, chúng đứng rất lâu, nếu xung quanh hoàn toàn yên tĩnh. Cho đến khi chúng thấy mát lạnh mới lên bờ. Cảm thấy khoan khoái vì mát mẻ, chúng liếm láp, âu yếm lẫn nhau. (Theo Vi Hồng - Hồ Thuỷ Giang) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Nai tắm suối khi nào ? a. Vào những ngày mùa xuân. b. Vào những ngày lặng gió. c. Vào những ngày hè nắng gắt. 59
  60. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Khi xuống được khe nước an toàn, con nai đầu đàn làm gì? a. Nó kêu lên những tiếng man dại. b. Nó đứng im. c. Nó kêu lên một tiếng. 3. Những hình ảnh nào tả nai thích thú uống nước? a. Chúng uống một bụng nước thật hả hê. b. Chúng từ từ lội xuống nước. c. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú. 4. Những dòng nào mô tả đúng cách tắm suối của nai? a. Cả đàn đứng giữa suối, nước chớm đến bụng. b. Cả đàn đứng ngập lưng giữa suối. c. Những con nai con thì đứng cạnh mẹ, nước gần ngập đến lưng. 5. Sau khi tắm xong đàn nai làm gì? a. Chúng đi vào rừng. b. Chúng liếm láp, âu yếm lẫn nhau. c. Chúng nhảy quẫng lên vì thích thú. 6. Bài văn cho em biết thêm điều gì thú vị về nai ? * Luyện từ và câu 1. Nối tên con vật ở cột trái với đặc điểm của nó ở cột phải cho thích hợp. a) Nai 1. hay bắt chước b) Gấu trắng 2. tò mò c) Thỏ đế 3. hay đá hậu d) Ngựa 4. nhát e) Khỉ 5. hiền lành 2. Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống. a) được xem là rất ngây thơ và hiền. b) là loài thú được mệnh danh là “chúa sơn lâm”. c) Loài thú ngủ suốt mùa đông là 3. Điền dấu chấm hau dấu phẩy vào ô trống ? Vào những ngày hè nắng gắt (1) bầy nai rủ nhau đi tắm dưới suối (2) Nai đầu đàn bao giờ cũng đi trước để thăm dò (3) Khi thấy đường đến khe nước an toàn (4) nó 60
  61. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 mới ra hiệu cho cả đàn xuống theo (5) Xuống đến giữa suối (6) chúng ngâm mình cho nước chớm bụng đến khi thấy khoan khoái (7) mát lạnh mới thôi (8). * Luyện nói - viết 1. Bài Nai tắm suối gợi ra những cảnh rất đáng yêu: đàn nai hả hê uống nước, đàn nai lặng yên đứng tắm giữa dòng suối, đàn nai âu yếm lẫn nhau bên bờ suối. Em thích hình ảnh nào? Chúng gợi cho em những liên tưởng gì ? Hãy viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu tả lại cảnh đó. 2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả một con thú mà em biết. Đề 25 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Suối vui Bạn có biết không ? 61
  62. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Suối rất hay cười. Vừa đi vừa cười. Vừa chạy vừa cười, Cả lúc nhảy cũng cười, dường như suối không biết buồn là gì. Từ trong khe đá chảy ra, suối khúc khích nhí nhảnh. Thoạt tiên chỉ là cái lạch nhỏ, mỏng manh, trong veo. Róc rách! róc rách! Đàn bướm dập dờn quanh sợi nước tựa những dải lụa mềm vấn vít đan vào nhau, tìm đến nhau rồi chảy vào một nơi, hợp thành một vùng nước. Sóng sánh trong hang động. Lóng lánh gương giếng đá. ăm ắp. Từ ấy, nước khơi mạch tìm ra, chảy thành dòng suối. Tung tăng ! Tung tăng. Róc rách ! Róc rách!. Như câu hát. Như tiếng cười (Phong Thu) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bài văn trên tả sự vật nào là chính ? a. Khe đá b. Dòng suối c. Đàn bướm 2. Dòng suối có đặc điểm gì? a. Thích chạy nhảy. b. Mỏng manh, trong veo. c. Rất hay cười. 3. Từ nào trong bài tả âm thanh của tiếng suối ? a. khúc khích b. nhí nhảnh c. róc rách d. tung tăng e. réo rắt 4. Tiếng suối chảy trong bài được so sánh với gì ? a. Tiếng đàn b. Tiếng gió thổi c. Câu hát, tiếng cười 5. Trong bài, những từ nào dưới đây đã được dùng để tả dòng suối ? khúc khích, nhí nhảnh, rì rào, mỏng manh, róc rách, dập dờn, vấn vít, sóng sánh, lóng lánh, ăm ắp, tung tăng. 6. Vì sao tác giả gọi dòng suối là “suối vui”? * Luyện từ và câu 1. Từ nào tả tiếng suối chảy ? a. rì rào b. rầm rầm c. rào rào d. róc rách 2. Nối từng từ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải: a) Suối 1. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất 62
  63. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 b) Kênh 2. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi bắt nguồn từ các khe đá c) Biển 3. Công trình đào, đắp để dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng. 3. Điền từ thích hợp (bãi cát, con lũ, phù sa, chảy) vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Phía sau làng tôi có một con sông (1) qua. Mùa hè, sông đỏ lựng (2) với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những(3) nổi lên, dân làng tôi thường ra xới đất, tỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những (4) năm sau kịp đổ về. (Băng Sơn) 4. Câu nào là câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau: a) Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ. a.1. Vì mưa to nước suối như thế nào? a.2. Vì sao nước suối dâng ngập hai bờ? a.3. Nước suối dâng ngập ở đâu? b) Nước suối lóng lánh Vì có ánh sáng mặt trời phải chiếu. b1. Nước suối như thế nào ? b2. Nước suối lóng lánh vì phản chiếu cái gì ? b3. Vì sao nước suối lóng lánh. 5. Viết hai câu trả lời cho câu hỏi sau: Vì sao nói suối giống như đứa trẻ nhỏ ? * Luyện nói - viêt 1. Thay lời dòng suối, em hãy viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn đối thoại sau: Đàn bướm hỏi Suối: - Suối ơi, vì sao Suối lại hay cười thế ? Suối đáp: - 63
  64. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 2. Dựa vào bài Suối vui em hãy viết tiếp từ 2 đến 3 câu để có đoạn văn tả dòng suối. Suối là dòng nước chảy bắt nguồn từ các khe đá.- - Đề 26 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau Thuỷ cung ở giữa biển khơi có toà lâu đài của vua Thuỷ Tề đứng sừng sững nơi đáy biển sâu nhất. Lâu đài này hết sức tráng lệ. Tường bằng san hô đủ màu sắc, cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc miệng mở ra khép lại theo dòng nước chuyển động. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng. Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất, trong vắt như pha lê và sâu thẳm đến nỗi neo đã phải nối thêm dây mà vẫn không chạm đáy. Có người tưởng rằng đáy biển chỉ toàn cát, thực ra ở đấy cây vẫn mọc. Những loại cây kỳ diệ, thân lá mềm mại đu đưa theo sự chuyển động của nước. Cá lớn, cá bé bơi lướt qua giữa đám cành lá chẳng khác gì chim bay qua các bụi cây ở trên mặt đất. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan toả khắp nơi. Khi lặng gió, mặt biển phẳng lì, sinh vật dưới đáy biển có thể nhìn thấy mặt trời lóng lánh như bông hoa đỏ thắm đang gắng rọi ánh sáng xuống tận đáy biển. (Theo Nàng tiên cá - truyện cổ An-đéc-xen) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Những hình ảnh nào được dùng để miêu tả vẻ đẹp toà lâu đài của vua Thuỷ Tề ? a. Tường bằng san hô đủ màu sắc. b. Mái hình vòng cung có chạm bạc, dát vàng óng ánh. c. Cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc. d. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng. 2. Để miêu tả vẻ đẹp của thuỷ cung, trong ba câu đầu của đoạn 2 tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào ? a. Đáy biển phủ một lớp cát trắng mịn óng ánh tuyệt đẹp. 64
  65. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 b. Nước xanh biếc, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm. c. Những loài cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo dòng nước. 3. Những câu nào tả cá và mặt trời có sự dụng phép so sánh? a. Cá bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây. b. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực. c. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan toả khắp nơi. d. Mặt trời lóng lánh như một bông hoa đỏ thắm. 4. Bài văn nói về điều gì? a. Lâu đài tráng lệ của vua Thuỷ Tề. b. Cảnh đẹp dưới thủy cung. c. Các sinh vật sống dưới thủy cung. 5. Bài văn có nhiều hình ảnh đẹp: toà lâu đài của vua Thuỷ Tề, nước biển, ánh sáng và mặt trời rọi xuống đáy biển, các sinh vật ở biển. Em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời. - * Luyện từ và câu 1. “Thuỷ” có nghĩa là nước. Những tiếng nào dưới đây có thể đứng sau tiếng “thuỷ” để tạo từ: cung, sản, mộc, điện, từ, thủ 2. Nối từ ngữ ở bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở bên phải. a) Cửa biển 1. là giữa biển, trong biển b) Đáy biển 2. là phần bằng phẳng ở phía trên biển c) Lòng biển 3. là nơi sông chảy ra biển, tàu thuyền thường ra vào d) Mặt biển 4. là phần sâu nhất dưới biển cả 3. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn viết về cảnh biển Nha Trang lúc bình minh. Vào những buổi bình minh, cảnh biển Nha Trang (1) Mặt trời (2) từ từ (3) Trên biển, 65
  66. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 từng đoàn thuyền đánh cá giương buồm (4) Những con sóng (5) cuồn cuộn xô bờ. Xa xa, từng đàn hải âu (6) Phía chân trời, những đám mây (7) như (8) trôi. (thật tuyệt, nhô lên, lớn, nghiêng mình chao liệng, đỏ rực, bồng bềnh, ra khơi, trắng xốp) 4. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Vài mụ Diếc trắng trẻo béo tròn con quay lò mò đến. Các mụ tung tăng múa vây múa gáy. Rồi mấy bác cá Ngão mắt lồi đỏ dài nghêu mồm nhọn ngoác ra há miệng đợi đớp. 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau: a) Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao. - b) Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao c) Vì có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành. d) Nhờ có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành. * Luyện nói - viết 1. Dựa vào bài Thuỷ Cung, em hãy viết từ 3 đến 5 câu tả cảnh đẹp của đáy biển. 2. Em đã có dịp ra biển hoặc được viết về biển qua sách báo, ti vi. Hãy viết từ 4 đến 6 câu để có đoạn văn tả biển. 66
  67. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 Đề 27 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Chiếc lá cuối cùng Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Có có xưởng vẽ chung và ở cùng khu nhà với bác Bơ -men. Một hoạ sĩ già. Bác luôn khao khát có một kiệt tác để đời nhưng chưa làm được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị viêm phổi nặng, mười phần chỉ hi vọng sống một phần. Và một phần đó cũng tuỳ thuộc ở việc Giôn-xi có muốn sống hay không. Giôn-xi chán nản nhìn ra cửa sổ đếm lá thường xuân(*) rơi. Cô không ăn uống gì và một mực quả quyết rằng khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cô sẽ lìa đời. Xiu lo lắng vô cùng, đem chuyện này kể cho bác Bơ-men. Bác Bơ -men nước mắt chảy ròng ròng, kêu lên: - Trời ơi! Sao trên đời lại có những người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cây dây leo rụng hết lá. Đêm hôm đó, trời mưa dai dẳng, gió lớn và tuyết rơi. Sáng hôm sau Giôn-xi buồn bà nhìn ra cửa sổ. Nhưng ô kìa, vẫn còn một chiếc lá thường xuân nửa vàng nửa xanh vẫn dũng cảm bám chặt trên cành cây khẳng khiu. Và những ngày sau cũng vậy, chiếc lá vẫn kiên cường đậu ở đó. Giôn-xi gọi Xiu: - Chị Xiu ạ ! Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng em rất tệ. Muốn chết, đó là tội lỗi. Chị mang cho em ít xúp. Thế rồi Giôn-xi đã thoát khỏi cơn nguy hiểm. Tối hôm ấy, Xiu đến bên giường, xúc động ôm lấy Giôn-xi và nói: - Chiếc lá cuối cùng em nhìn thấy trên tường kia là kiệt tác của bác Bơ-men đấy. Bác đã vẽ nó vào đúng cái đêm dông bão khi chiếc lá cuối cùng lìa cành. Hôm nay bác ấy đã mất trong bệnh viện vì sưng phổi. (Theo Ô Hen-ri) (*)Thường xuân (trường xuân): loại cây leo, bám vào tường gạch, lá rụng vào mùa thu. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Giôn-xi có ý nghĩ kì quặc như thế nào khi bị ốm nặng ? a. Cô nghĩ không cần phải uống thuốc mà vẫn khỏi. b. Khi nào chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cô sẽ lìa đời. c. Cô nghĩ mình cần có nhiều tiền để ra nước ngoài chữa bệnh. 2. Thái độ của bác Bơ-men thế nào khi biết ý nghĩ kỳ quặc cảu Giôn-xi ? a. Bực tức, giận giữ. b. Không quan tâm đến điều đó vì bác dành hết tâm trí để hoàn thành kiệt tác của mình. c. Ngạc nhiên, lo lắng và rất thương Giôn-xi. 67
  68. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 3. Giôn-xi đã thay đổi thái độ thế nào khi thấy chiếc lá thường xuân vẫn kiên cường bám trên cành cây ? a. Muốn ra ngoài trời xem chiếc lá. b. Có niềm tin vào cuộc sống và quyết tâm chiến thắng bệnh tật. c. Muốn vẽ chiếc lá để tạo kiệt tác cho mình. 4. Vì sao chiếc lá của bác Bơ-men vẽ được xem là một kiệt tác ? a. Chiếc lá bác vẽ rất đẹp. b. Chiếc lá bác vẽ đã đem lại niềm tin vào cuộc sống cho Giôn-xi và cứu sống cô. c.Vì đó là bức tranh duy nhất được vẽ ở một bức tường cao ngoài trời. 5. Vì sao những hoạ sĩ này làm chúng ta xúc động ? a. Vì họ rất có tài năng. b. Vì họ có hoàn cảnh rất khó khăn. c. Vì họ biết sống vì người khác, rất yêu thương nhau. * Luyện từ và câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “kiệt tác”? a. Tác phẩm nghệ thuật duy nhất của tác giả. b. Tác phẩm nghệ thuật hết sức đặc sắc. c. Tác phẩm nghệ thuật được tạo ra một cách khác thường. 2. Dòng nào chỉ gồm các từ chỉ đặc điểm trong ba câu văn sau: Đêm hôm đó, trời mưa dai dẳng, gió lớn và tuyết rơi. Sáng hôm sau, Giôn-xi buồn bã nhìn ra cửa sổ. Nhưng ô kìa, vẫn còn một chiếc lá thường xuân nửa vàng nửa xanh vẫn dũng cảm bám chặt trên cành cây khẳng khiu. a. dai dẳng, buồn bã, bám chặt, đậu b. mưa, rơi, nhìn, đậu c. dai dẳng, lớn, dũng cảm, khẳng khiu 3. Bộ phận in đậm trong câu “Nhưng ô kìa, vẫn còn một chiếc lá thường xuân nửa vàng nửa xanh vẫn dũng cảm bám chặt trên cành cây khẳng khiu” trả lời cho câu hỏi nào ? a. Để làm gì ? b. Vì sao ? c. ở đâu ? 4. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu phẩy vào từng ô trống cho thích hợp. Em hãy nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá thường xuân ở trên tường kia Có phải khi có gió thổi nó cũng chẳng hề rung rinh không Đó chính là kiệt tác của bác Bơ-men đấy 68
  69. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Luyện nói - viết 1. Em hãy viết từ 4 đến 5 câu để tả cảnh mùa đông và những chiếc lá rơi. 2. Dựa vào đoạn văn sau, em hãy kể thành truyện bác Bơ-men đã vẽ chiếc lá trên bức tường ngoài trời vào hôm dông bão đó như thế nào: Bác Bơ-men hôm nay đã chết vì sưng phổi. Bác ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, người gác cổng thấy bác ốm rất nặng, giày và quần áo của bác ướt sũng. Chẳng ai biết bác ở đâu vào cái đêm gió mưa khủng khiếp như thế. Sau người ta tìm thấy chiếc đèn bão vẫn cháy sáng và một chiếc thang bị lôi ra khỏi chỗ cũ, một bảng pha màu có màu xanh và vàng trộn lẫn với nhau. Đề 28 * Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau: Cây vú sữa Nghỉ hè tôi thích nhất là được về quê, được chơi trong khu vườn xanh mát và ngắm cây vú sữa thân quen mà ông tôi đã trồng từ ngày tôi mới biết đi lẫm chẫm. Thân cây vú sữa thẳng, da sần sùi. Từ thân mọc ra rất nhiều cành dài. Lá của nó mới thật đặc biệt. Nó có một mặt xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu. Vào độ cuối xuân, khi tiết trời còn mát mẻ thì cũng là lúc những mầm non hé mở. Rồi hoa trổ lúc nào chẳng ai hay, chỉ biết có mùi thơm nhẹ thoảng phảng phất quanh vườn. Sang hè, những quả vú sữa 69
  70. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 nhỏ như đầu ngón tay út chòi ra. Khi cái nắng tháng bảy gay gắt là lúc quả vú sữa trở nên căng tròn, bóng mịn như chứa nắng ở bên trong, còn bên ngoài được phủ một lớp áo màu xanh ngọc bích. Cứ đến mùa quả là ông tôi lại hái xuống cho cả nhà cùng ăn. Trước khi ăn, tôi nặn nhè nhẹ cho quả mềm ra, rồi mới lấy dao khoét một lỗ to, tròn trên núm. Ôi, còn gì thích thú hơn khi được thưởng thức dòng sữa trắng đục mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như dòng sữa mẹ. Tách đôi quả vú sữa thấy một lớp thịt xốp trắng thơm ngậy như cùi dừa. ở giữa là một lớp nhân trong như lòng trắng trứng, ăn vào vừa giòn vừa béo. Tôi yêu cây vú sữa biết bao. Mỗi khi ăn trái vú sữa đầu mùa, tôi như cảm nhận được tình yêu thương của ông dành cho tôi. ( Phỏng theo Trần Thu Trang) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Nghỉ hè, bạn nhỏ trong bài văn thích nhất được làm gì ? a. Đi du lịch tắm biển. b. Về quê chơi trong khu vườn xanh mát và ngắm cây vú sữa thân quen. c. Về quê đi thả diều trên đê. 2. Nối từng tên gọi bộ phận cây ở bên trái với hình ảnh miêu tả ở bên phải cho thích hợp để tả cây vú sữa: a) Thân của cây vú sữa 1. có mùi thơm nhẹ thoảng phảng phất quanh vườn b) Lá vú sữa 2. thẳng, da sần sùi, có nhiều cành dài c) Hoa vú sữa 3. căng tròn, bóng mịn như chứa nắng ở bên trong, còn bên ngoài được phủ một lớp áo màu xanh ngọc bích d) Quả vú sữa 4. Có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu nâu đỏ 3. Những hình ảnh nào tả vẻ đẹp và vị ngon của ruột quả vú sữa? a. Dòng sữa trắng đục mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như dòng sữa mẹ. b. Một màu vàng tươi và ngọt như mật ong. c. Lớp thịt xốp trắng thơm ngậy như cùi dừa. d. Ở giữa là một lớp nhân trong như lòng trắng trứng, ăn vào vừa giòn, vừa béo. 4. Vì sao bạn nhỏ lại đặc biệt yêu thích cây vú sữa ? a. Vì cây cho bóng mát vào những ngày hè nóng nực. b. Vì đó là một loại cây hiếm chỉ trồng được ở quê bạn nhỏ. c. Vì đó là cây đẹp, có quả ngon và thấm đậm tình yêu thương của ông. 5. Theo em vì sao cây vú sữa lại có tên gọi như vậy ? 70
  71. 35 đề ụn luyện mụn Tiếng Việt Lớp 2 * Luyện từ và câu 1. Tìm các từ ngữ chỉ hình dáng, đặc điểm, màu sắc, mùi vị điền tiếp vào từng dòng sau để tả các bộ phận của cây. a) Thân: thẳng, sần sùi, b) Lá: xanh mơn mởn, c) Hoa: thơm thoảng thoảng, d) Quả: tròn căng, giòn, béo, 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong ba câu văn sau: Ôi, còn gì thích thú hơn khi được thưởng thức dòng sữa trắng đục mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như dòng sữa mẹ. Tách đôi quả vú sữa thấy một lớp thịt xốp trắng thơm ngậy như cùi dừa. ở giữa là một lớp nhân trong như lòng trắng trứng, ăn vào vừa giòn vừa béo. a. dòng sữa, đầu lưỡi, lớp thịt, cùi dừa, lòng trắng b. trắng đục, mát lạnh, xốp trắng, thơm ngậy, trong, giòn, béo c. thích thú, thưởng thức, thấm, tách, ăn. 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a) Người ta trồng vú sữa để làm gì ? a1. Người ta trồng vú sữa để ăn quả. a2. Người ta trồng vú sữa vì hoa vú sữa rất thơm. a3. Người ta trồng vú sữa để lấy gỗ làm nhà. b) Ông hái quả vú sữa để làm gì ? b1. Ông hái quả vú sữa để cho cây mau lớn. b2. Ông hái quả vú sữa để cả nhà cùng ăn. b3. Ông hái quả vú sữa vì ông biết tôi rất thích ăn. 4. Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống: a) Vào những buổi trưa nắng gắt (1) tôi rất thích ra vườn ngồi dưới bóng cây (2) ngửa mặt ngắm nhìn những quả vú sữa bóng mịn (3) tròn căng (4) 71